Dự Toán Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Phương Pháp Toàn

41


quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức hoạt động… Do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, thường phù hợp với các doanh nghiệp phi lợi nhuận. Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí.

Biến phí quản lý doanh nghiệp thường là các khoản như dịch vụ mua ngoài… Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm sản xuất hay tiêu thụ.

Dự toán biến phí quản

lý doanh nghiệp =

Dự toán sản lượng sản phẩm

Định mức biến phí QLDN 1 đơn vị sản phẩm

Biến phí quản lý doanh nghiệp cǜng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí quản lý

=

doanh nghiệp

Dự toán biến phí

trực tiếp

Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, các quyết định dài hạn trong tương lai. Đồng thời cần phân biệt các định phí túy ý và định phí bắt buộc. Định phí tùy ý thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền đầu tư trang thiết bị cho các bộ phận phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính… Định phí bắt buộc thường ổn định trong cả một kǶ dự toán như chi phí thuê văn phòng, tiền thuê đất. Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm của các quyết định dài hạn liên quan tới các định phí trong kǶ tới của doanh nghiệp.

Định phí quản lý

Dự toán định phí

=

quản lý doanh nghiệp

doanh nghiệp của

kǶ trước

Tỷ lệ tăng, giảm định phí dự kiến

* Dự toán tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)


Dự toán tiền nhằm để khái quát dòng tiền thu, chi trong kǶ tới để các nhà quản trị có các quyết định huy động và sử dụng tiền đúng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả mọi hoạt động. Dự toán tiền bao gồm việc tính toán lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thu và chi liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh. Dự toán này thường được xây dựng theo tuần, tháng, quý, năm. Trong các trường hợp cần thiết có thể xây dựng theo ngày. Dự toán tiền là một trong những dự toán quan trọng nhất cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong các quyết định tài chính. Đồng thời nó là nguồn thông tin bổ ích cung cấp cho các đối tượng bên ngoài khi đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay, mua cổ phiếu.

Các dòng tiền dự kiến thu bao gồm tiền từ hoạt động bán hàng, tiền từ hoạt động đầu tư tài chính, tiền từ hoạt động khác. Các dòng tiền dự kiến chi bao gồm chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho hoạt động đầu tư tài chính, chi cho hoạt động khác.

* Dự toán Báo cáo tài chính

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm để khái quát tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kǶ tới, từ đó các nhà quản trị chủ động trong các quyết định điều hành doanh nghiệp. Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho mọi đối tượng các chỉ tiêu dự kiến về kết quả kinh doanh trong kǶ tới. Từ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng hoạt động và toàn doanh nghiệp, nguồn thông tin hữu ích đó sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, đối tác liên doanh đưa ra quyết định tối ưu.

Bảng 1.4. Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn

bộ Quý 1 năm N


Chỉ tiêu

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tổng

Doanh thu





Giá vốn hàng bán





Lợi nhuận gộp (3 = 1–2)





Chi phí bán hàng





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC - 7


Chi phí quản lý doanh nghiệp





Lợi nhuận trước thuế

(6 = 3 – 4 – 5)





Chi phí thuế TNDN





Lợi nhuận sau thuế TNDN

(8 = 6 – 7)





Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh thường dựa vào các dự toán khác đã xây dựng như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí… Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được xây dựng theo 1 trong 2 phương pháp xác định chi phí trực tiếp và toàn bộ.

Trong đó biến phí sản xuất được xác định như sau:

Dự toán biến

=

phí sản xuất

Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến phí nhân

+

công trực tiếp

Biến phí sản

xuất chung

Trong doanh nghiệp thương mại biến phí sản xuất thực chất là biến phí

mua hàng, được xác định như sau:

Dự toán biến phí mua hàng

= Dự toán sản lượng

tiêu thụ

Đơn giá hàng mua

dự kiến


Bảng 1.5. Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp

Quý 1 năm N


Chỉ tiêu

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tổng

Doanh thu





Chi phí khả biến Biến phí sản xuất Biến phí bán hàng

Biến phí quản lý DN





Lợi nhuận góp (3 = 1 – 2)





Định phí

Định phí sản xuất

Định phí bán hàng






Định phí quản lý doanh nghiệp





Lợi nhuận trước thuế (5 = 3 – 4)





Chi phí thuế TNDN





Lợi nhuận sau thuế TNDN (7 = 5 – 6)





Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dự toán Bảng cân đối kế toán

Dự toán Bảng cân đối kế toán nhằm để khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong kǶ tới. Từ đó các nhà quản trị thấy được khả năng tài chính dự kiến và chủ động trong các quyết định huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Căn cứ lập dự toán Bảng cân đối kế toán là Bảng cân đối kế toán của năm trước và các dự toán khác của doanh nghiệp.

1.4.2. Thu thập thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Kế toán quản trị (KTQT) cần phối hợp với Kế toán tài chính (KTTC) và các bộ phận khác để thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Thu thập thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (DT, CP và KQKD) phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp, hiệu quả và kịp thời để đưa ra các quyết định về giá thành, chiến lược tiêu thụ sản phẩm (SP), định hướng phát triển doanh nghiệp (DN).

* Thu thập thông tin thực hiện

Thông tin thực hiện là những thông tin liên quan đến DT, CP và KQKD đã phát sinh trong thực tiễn, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong kǶ giúp quản trị đánh giá hiệu quả SXKD của DN. DN tiến hành thu thập thông tin thực hiện bằng các phương pháp sau:

- Tổ chức hạch toán ban đầu: Hạch toán ban đầu kế toán DT, CP, KQKD thông qua chứng từ kế toán đã được lập và ghi chép ngay khi các hoạt động phát sinh trong thực tiễn.

- Tổ chức tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản theo CĐKT hiện hành, doanh nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán một cách khoa học đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết đáp ứng yêu cầu quản trị. Hệ thống TK kế toán phải thống nhất đảm bảo công tác đối chiếu giữa thông tin chi tiết và thông tin tổng hợp được thuận lợi.


- Sử dụng hệ thống sổ kế toán: Thiết lập hệ thống mẫu sổ kế toán với các chỉ tiêu được sắp xếp khoa học, hợp lý đáp ứng yêu cầu của quản trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp và lập báo cáo quản trị.

- Lập báo cáo KTQT: kế toán tiến hành thiết lập hệ thống báo cáo quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị DN. Báo cáo quản trị không phải thực hiện theo mẫu bắt buộc mà DN có thể tự thiết kế đảm bảo các chỉ tiêu cần thiết để ra quyết định. Trên báo cáo quản trị phải thể hiện số liệu của các kǶ kế toán hoặc của các giả định khác nhau để có cái nhìn tổng thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp cho hoạt động SXKD của DN.

* Thu thập thông tin tương lai

Thông tin tương lai là những thông tin về sự việc, hiện tượng chưa xảy ra

trong DN. Để thu thập các thông tin này, DN cần phải:

- Hoạch định mục tiêu: xuất phát từ những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết, xác định những thông tin chi tiết hữu ích, cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định, kế hoạch phát triển của DN.

- Lựa chọn nguồn thông tin: DN xác định, lựa chọn thông tin quản trị hữu ích nhất từ các nguồn báo cáo quản trị nội bộ, BCTC, tạp chí, sách, dịch vụ tư vấn,...Ngoài ra, DN tiến hành thu thập những thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn,... để thu thập thành công dữ liệu này DN phải xây dựng kế hoạch có đầy đủ các nội dung sau: phương pháp thu thập, công cụ thu thập, mẫu thu thập... Các nguồn tin thu thập phải chọn lọc phù hợp để tiến hành xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm nguồn lực nhất cho DN.

1.4.3. Xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh

doanh


* Xử lý và cung cấp thông tin thực hiện

Sau khi thu thập thông tin thực hiện về DT, CP và KQKD, kế toán cần

thực hiện xử lý các thông tin này nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho quản trị theo các bước sau:

46


- Đối chiếu, kiểm tra các thông tin về DT, CP và KQKD dưới góc độ định tính và định lượng. KTQT tiến hành hệ thống hóa, sắp xếp, phân tích các thông tin thu thập được một cách khoa học, chính xác, khách quan.

- Phân loại chi phí: kế toán phân loại tất cả CP phát sinh trong kǶ thành chi CP bất biến, CP khả biến và CP hỗn hợp. Đối với CP hỗn hợp được phân bổ, tách riêng thành CP bất biến và CP khả biến.

- Căn cứ hoạt động làm phát sinh chi phí, DN tiến hành xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý nhất.

- So sánh dự toán đã lập và số liệu thực tế phát sinh để thấy được sự chênh lệch. Từ đó, đánh giá dự toán đã xây dựng có thích hợp với hoạt động thực tiễn không, nếu chưa phù hợp phải tiến hành điều chỉnh.

+ Biến động doanh thu: là chênh lệch giữa DT thực tế và DT dự toán. Biến động DT chịu sự tác động của đơn giá bán, số lượng hàng bán. Biến động DT được xác định như sau: Biến động DT = Ảnh hưởng về lượng + Ảnh hưởng về giá đến biến động DT.

Trong đó:

Ảnh hưởng về lượng = (Số sản phẩm tiêu thụ- Số sản phẩm theo dự toán)

x Đơn giá bán theo dự toán

Trường hợp ảnh hưởng về lượng đến biến động DT là số âm nghĩa là DN không bán được hàng so với dự toán, có thể do sản phẩm của DN không đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm kém,…Trường hợp kết quả là số dương nghĩa là số lượng hàng bán của DN vượt số lượng hàng bán dự toán.

Ảnh hưởng về giá = (Đơn giá bán thực tế - Đơn giá bán dự toán) x Số sản phẩm tiêu thụ thực tế

+ Biến động CP bán hàng, chi phí QLDN: là chênh lệch giữa CP bán hàng, chi phí QLDN thực tế và CP bán hàng, chi phí QLDN dự toán. Sự chênh lệch này chịu sự tác động của hai yếu tố là sự chênh lệch của biến phí và định phí. Chênh lệch biến phí được cấu thành từ yếu tố giá và lượng. Biến động định phí được xác định như sau:

Biến động định phí = Định phí CP bán hàng, QLDN thực tế - Định phí CP bán hàng, QLDN dự toán

47


+ Biến động lợi nhuận: là chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận dự toán để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Ngoài ra, kế toán phải tiến hành lập báo cáo quản trị. Đây là nội dung quan trọng, là cơ sở để nhà quản trị hoạch định chiến lược, đề ra giải pháp khắc phục những yếu kém trong thực tiễn giúp DN đạt mục tiêu. Báo cáo KTQT phải đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản trị của DN. Dữ liệu trên báo cáo KTQT có thể so sánh được, phản ánh các chỉ tiêu thực tiễn, chỉ tiêu kế hoạch và chênh lệch giúp nhà quản trị nhanh chóng tiếp nhận thông tin. Thông thường, báo cáo KTQT bao gồm:

- Báo cáo dự toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp...

- Báo cáo tình hình thực hiện: phản ánh thực tiễn kết quả DN đạt được trong kǶ kế toán. Báo cáo tình hình thực hiện bao gồm: báo cáo DT, CP và KQKD của từng hàng hóa, dịch vụ, báo cáo định mức hàng tồn kho, báo cáo tình hình sử dụng lao động...

- Báo cáo kiểm soát và đánh giá so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đề ra nhằm chỉ ra những công việc đạt được, những việc chưa hoàn thành cần có biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời. Báo cáo kiểm soát bao gồm: Báo cáo kiểm soát doanh thu, báo cáo kiểm soát chi phí, báo cáo kiểm soát lợi nhuận.

- Báo cáo phân tích: KTQT tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của mỗi DN có thể lập các báo cáo KTQT khác. KTQT kết hợp với KTTC nhằm cung cấp thông tin tài chính nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm nguồn lực. Qua đó, phân tích và theo dòi DT, CP và KQKD theo định mức và các khoản chênh lệch giữa phát sinh thực tế và định mức.

* Xử lý và cung cấp thông tin tương lai

Căn cứ các thông tin tương lai thu thập được kế toán tiến hành xử lý các thông tin này qua: chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản, tổng hợp... Đồng thời, kế toán tiến hành so sánh, đối chiếu với các thông tin DN đã thực hiện đảm bảo các

48


thông tin này phù hợp, hữu ích cho hoạt động SXKD của DN. Sau đó, kế toán lập báo cáo quản trị qua các mẫu biểu khác nhau giúp nhà quản trị đưa ra quyết định, phương hướng kinh doanh hiệu quả cho DN.

1.4.4. Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận

KTQT tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận làm cơ sở để phân tích các phương án kinh doanh phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Theo tác giả Bùi Xuân Trường (2011), “Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố như: giá bán sản phẩm, biến phí đơn vị sản phẩm, tổng định phí, khối lượng và mức độ tiêu thụ sản phẩm, mức độ hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu của sản phẩm tiêu thụ,…đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp” Do đó, trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa DT, CP và lợi nhuận, doanh nghiệp cần xác định sản lượng hòa vốn, DT hòa vốn và thời gian hòa vốn. Điểm hoà vốn là khi DT vừa đủ bù đắp CP bao gồm cả định phí và biến phí, tức là tổng DT bằng với tổng CP. Tại điểm hòa vốn, ta có:

Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí = 0

Sản lượng hoà vốn = Định phí/ (giá bán - biến phí đơn vị) Doanh thu hoà vốn = Định phí/(1 - biến phí đơn vị/ giá bán)

Sau điểm hoà vốn, mỗi sản phẩm tiêu thụ làm tăng lợi nhuận của DN bằng phần chênh lệch giữa DT và CP biến đổi của sản phẩm đó do các sản phẩm này không phải bù đắp cho phần CP cố định đã được bù đắp bằng các sản phẩm hòa vốn. Phân tích mối quan hệ giữa DT, CP và lợi nhuận giúp DN xác định điểm hoà vốn để lên kế hoạch sản xuất, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, định giá thành cạnh tranh, đánh giá phương án kinh doanh trong thời gian tới góp phần khai thác tiềm năng các nguồn lực, vật lực trong DN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.

Phân tích quan hệ C-V-P để ra quyết định kinh doanh:

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thường phải có những chiến lược thay đổi chi phí, giá bán, sản lượng, doanh thu, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm.... Việc thay đổi các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, ứng dụng phân tích C - V - P sẽ giúp nhà quản trị có những thông tin

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí