33
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được xây dựng sau khi xác định được định mức lượng và định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp qua công thức sau.
Định mức chi phí nguyên vật liệu =
trực tiếp
Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức giá x nguyên vật liệu
trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất một sản phẩm. Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng căn cứ vào định mức lượng thời gian lao động và định mức giá thời gian lao động.
- Định mức lượng thời gian lao động là lượng thời gian cần thiết để tiến hành sản xuất một sản phẩm. Để xác định lượng thời gian sản xuất một sản phẩm thường dựa vào một trong hai phương pháp sau:
• Đem chia sản phẩm hoặc công việc thành những thao tác kỹ thuật riêng. Căn cứ vào bảng thời gian lao động để xác định thời gian với từng thao tác, rồi tổng hợp lại để ra thời gian hoàn chỉnh cần thiết để sản xuất một sản phẩm (công việc).
• Xác định thời gian sản xuất một sản phẩm bằng cách bấm giờ. Một công nhân với tay nghề, bậc thợ trung bình tiến hành sản xuất một sản phẩm dưới sự theo dòi của giám sát. Người thực hiện hoạt động giám sát sẽ bấm giờ đồng hồ từ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm đến khi kết thúc sản phẩm.
Nhưng dù theo phương pháp nào thì khi xây dựng định mức lượng thời gian lao động cǜng phải tính đến thời gian nghỉ ngơi hợp lý của người lao động, thời gian máy nghỉ, lau chùi máy…
- Định mức giá thời gian lao động: là chi phí nhân công trực tiếp cho một
đơn vị thời gian của doanh nghiệp (giờ, ngày…).
Khi xây dựng định mức giá thời gian lao động phải căn cứ vào bảng lương, các hợp đồng lao động đã ký, trình độ tay nghề, bậc thợ của công nhân. Định mức giá thời gian lao động ngoài lương cơ bản còn phải tính các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
34
Sau khi xây dựng xong định mức lượng thời gian lao động và định mức giá thời gian lao động, ta tiến hành xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp qua công thức sau:
Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức lượng
= x
thời gian lao động
Định mức giá thời
gian lao động
Định mức chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố mang tính chất biến đổi và cố định. Khi xây dựng chi phí sản xuất chung theo mức độ hoạt động thường chia thành định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung.
- Định mức biến phí sản xuất chung được hiểu là biến phí sản xuất chung
để sản xuất một sản phẩm.
+ Nếu biến phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công gián tiếp...) thì xây dựng định mức biến phí sản xuất chung tương tự như định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và định mức chi phí nhân công trực tiếp.
+ Nếu biến phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì khi xây dựng phải căn cứ trên định mức chi phí trực tiếp và tỷ lệ biến phí sản xuất chung so với chi phí trực tiếp.
Định mức biến phí
=
sản xuất chung
Định mức chi
x
phí trực tiếp
Tỷ lệ biến phí sản xuất chung so
với chi phí trực tiếp
+ Nếu doanh nghiệp xác định được tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác, khi xây dựng định mức biến phí sản xuất chung phải xác định đơn giá biến phí sản xuất chung phân bổ.
Hệ số phân bổ biến phí sản xuất chung
Tổng biến phí sản xuất chung ước tính
= Tổng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Định mức biến phí
=
sản xuất chung
Mức độ hoạt động bình quân một sản phẩm
Hệ số phân bổ biến phí
x
sản xuất chung
- Định mức định phí sản xuất chung: là định phí sản xuất chung để sản xuất một sản phẩm. Định mức định phí sản xuất chung thường không thay đổi
35
trong phạm vi phù hợp của quy mô hoạt động như: lương quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí thuê nhà xưởng… Do đó, phải xác định giới hạn hoạt động của doanh nghiệp (tổng mức độ hoạt động, tổng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung) và đơn giá định phí sản xuất chung phân bổ.
Hệ số phân bổ định phí sản xuất chung
Tổng định phí sản xuất chung ước tính
= Tổng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Định mức định phí sản xuất chung
Mức độ hoạt động bình
=
quân một sản phẩm
Hệ số phân bổ định
x
phí sản xuất chung
Sau khi xác định định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung ta xác định định mức chi phí sản xuất chung qua công thức sau:
Định mức chi phí sản xuất chung
= Định mức biến phí
sản xuất chung
+ Định mức định phí
sản xuất chung
Sau khi xây dựng xong định mức chi phí cho từng yếu tố sản xuất các nhà quản trị sẽ tiến hành tổng hợp để ra định mức chi phí sản xuất.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp định mức chi phí sản xuất
Định mức lượng | Định mức giá (đ) | Định mức chi phí (đ) | |
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp | |||
2. Chi phí nhân công trực tiếp | |||
3. Biến phí sản xuất chung | |||
4. Định phí sản xuất chung | |||
5. Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kinh Doanh Và Phương Pháp Xác Định Kết Quả Kinh Doanh
- Chuẩn Mực Kế Toán Số 17-Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Chứng Từ Sử Dụng: Phiếu Kế Toán Tài Khoản Sử Dụng:
- Dự Toán Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Phương Pháp Toàn
- Đặc Điểm Tổ Chức Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
- Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cǜng bao gồm nhiều khoản chi mang tính chất biến đổi và cố định. Nên khi xây dựng dự toán cǜng được xây dựng tương tự như chi phí sản xuất chung. Xây dựng dự toán biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, định mức định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Cuối cùng tổng hợp lại để có được định mức chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ hoạt động lựa chọn làm căn cứ phân bổ chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường liên quan đến hoạt động tiêu thụ như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, quy mô bán hàng…
1.4.1.2. Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp
* Dự toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Dự toán doanh thu của từng mặt hàng = Dự kiến sản lượng tiêu thụ Đơn giá
bán. Từ đó ta xác định được dự toán doanh thu của toàn doanh nghiệp.
Bảng 1.2. Dự toán doanh thu
Tháng … năm N
Sản phẩm A | Sản phẩm B | Sản phẩm C | … | Tổng | |
Sản lượng dự kiến | |||||
Đơn giá bán dự kiến | |||||
Doanh thu dự toán (3 = 1 2) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ dự toán doanh thu tiêu thụ, thời hạn thanh toán tiền ta xác định được số tiền dự kiến thu được trong kǶ tới.
Dự toán số tiền thu được của từng hợp đồng
Doanh thu
=
của từng hợp đồng
Tỷ lệ % thanh toán trong kǶ
* Dự toán sản lượng sản xuất kinh doanh
Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất hay sản lượng hàng hóa thu mua trong các loại hình doanh nghiệp nhằm dự kiến các mức hoạt động trong kǶ tới, giúp cho các nhà quản trị chủ động trong mọi quyết định. Dự toán này nhằm giúp doanh nghiệp chủ động trong quyết định sản xuất, dự kiến lượng tồn kho cǜng như tránh ứ đọng vốn quá nhiều hay thiếu sản phẩm tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Căn cứ để xây dựng dự toán sản xuất bao gồm:
Dự toán sản lượng tiêu thụ;
Dự toán hàng tồn đầu kǶ, cuối kǶ.
Ngoài ra còn dựa vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp, khả năng tài chính, chu kǶ kinh doanh, môi trường sản xuất, thị trường cung ứng… Từ sự phân tích trên ta xây dựng dự toán sản lượng sản xuất như sau:
Dự toán sản
lượng sản
= Sản lượng dự kiến tồn
+ Sản lượng dự toán tiêu thụ
– Sản lượng dự kiến tồn
sau:
phẩm sản xuất cuối kǶ trong kǶ đầu kǶ
Trong doanh nghiệp thương mại, dự toán sản lượng hàng hóa thu mua như
Dự toán sản
lượng hàng hóa = thu mua
Sản lượng dự kiến tồn cuối kǶ
Sản lượng dự
+ toán tiêu thụ –
trong kǶ
Sản lượng dự kiến tồn đầu kǶ
Từ đó ta xác định được dự toán sản lượng sản xuất của toàn doanh nghiệp.
Bảng 1.3. Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất
Quý 1 năm N
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tổng cả quý 1 | |
Sản lượng dự toán tiêu thụ | ||||
Sản lượng tồn cuối kǶ dự kiến | ||||
Tổng nhu cầu sản lượng (3 = 1 + 2) | ||||
Sản lượng tồn đầu kǶ dự kiến | ||||
Sản lượng dự toán sản xuất trong kǶ (5 = 3 – 4) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dự toán số tiền mua hàng hóa trong kǶ: Dự toán số tiền mua hàng = Sản
lượng hàng mua dự toán Đơn giá mua dự kiến
* Dự toán chi phí
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.
Đơn giá dự toán nguyên vật liệu sử dụng. Thông thường đơn giá nguyên vật liệu khi lập dự toán thường ổn định trong cả một kǶ. Tuy nhiên đơn giá vật liệu cǜng phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho.
Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kǶ tới. Từ những thông tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các sản phẩm.
Dự toán chi phí nguyên
=
vật liệu trực tiếp
Dự toán lượng vật
liệu sử dụng
Đơn giá vật liệu dự kiến
Trong đó
Dự toán lượng vật
=
liệu sử dụng
Sản lượng sản phẩm
sản xuất dự toán
Định mức tiêu hao vật liệu
Hoặc:
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán sản lượng
=
sản phẩm sản xuất
Định mức chi phí
nguyên vật liệu cho 1
sản phẩm
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp thường dựa vào những cơ sở sau:
Định mức lao động để sản xuất ra đơn vị sản phẩm như thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 sản phẩm…
Đơn giá dự toán 1 đơn vị thời gian hay 1 sản phẩm.
Cơ cấu sử dụng lao động, trình độ chuyên môn và tay nghề của từng loại lao động. Các thông tin về môi trường làm việc, khả năng cung ứng nguồn lao động, nhu cầu tuyển dụng…
Dự toán về sản lượng sản phẩm sản xuất trong kǶ tới. Từ những thông
tin trên, ta xác định được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm.
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Hoặc:
Dự toán chi phí nhân
=
công trực tiếp
Dự toán sản lượng
=
sản phẩm sản xuất
Dự toán tổng thời gian sản xuất sản phẩm
Định mức tiền công
1 sản phẩm
Đơn giá tiền công
1 đơn vị thời gian
Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu quản lý phân xưởng, chi phí công cụ phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, do vậy thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
39
Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí. Biến phí sản xuất chung thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm.
Dự toán biến phí sản xuất chung
Dự toán sản lượng
=
sản xuất sản phẩm
Định mức biến phí
1 đơn vị sản phẩm
Biến phí sản xuất cǜng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp (biến phí trực tiếp thực chất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).
Dự toán định phí sản xuất chung
Dự toán biến phí
=
trực tiếp
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
Dự toán định phí sản xuất chung thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị, định phí chung thường ổn định trong cả một kǶ dự toán. Dự toán định phí có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm các tài sản cố định dự kiến trong kǶ tới của doanh nghiệp.
Dự toán biến phí sản xuất chung
Định phí sản xuất
=
chung của kǶ trước
Tỷ lệ tăng, giảm
định phí dự kiến
Dự toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa từ khâu hoàn thành sản xuất đến người tiêu dùng. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí như lương nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu quản lý bán hàng, chi phí công cụ phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Ta có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố. Song mỗi yếu tố phụ thuộc ít, nhiều vào quy mô hoạt động, sản lượng tiêu
40
thụ, vòng đời sản phẩm… do vậy dự toán theo cách thức này thường phức tạp, do vậy thường phù hợp với các doanh nghiệp thị trường tiêu thụ ổn định.
Mặt khác ta có thể xây dựng dự toán chi phí bán hàng dựa vào nghiên cứu bản chất của từng yếu tố trong khoản mục này. Mỗi yếu tố thuộc chi phí vừa mang tính chất biến phí và định phí. Do vậy, việc xây dựng dự toán chi phí bán hàng cần phải tách biệt các yếu tố mang tính chất biến phí và các yếu tố mang tính chất định phí. Biến phí bán hàng thường là các khoản như hoa hồng cho nhân viên bán hàng, lương nhân viên bán hàng… Các khoản biến phí thường được xây dựng dự toán cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ.
Dự toán biến phí bán hàng
Dự toán sản lượng
=
sản phẩm tiêu thụ
Định mức biến
phí bán hàng 1
đơn vị sản phẩm
Biến phí bán hàng cǜng có thể được xây dựng dự toán dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phí trực tiếp.
Dự toán biến phí bán hàng
Dự toán biến phí
=
trực tiếp
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
Dự toán định phí bán hàng thường căn cứ vào giới hạn phạm vi của quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Đồng thời cần phân biệt các định phí bộ phận, định phí chung. Định phí bộ phận thường phụ thuộc vào các quyết định cụ thể của nhà quản trị như tiền thuê cửa hàng, định phí chung thường ổn định trong cả một kǶ dự toán như chi phí quảng cáo. Dự toán định phí bán hàng có thể căn cứ vào mức độ tăng, giảm của các quyết định dài hạn liên quan tới các định phí trong kǶ tới của doanh nghiệp.
Dự toán định phí
=
bán hàng
Định phí bán hàng của kǶ trước
Tỷ lệ tăng, giảm định
phí dự kiến
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của ban giám đốc. Khoản chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện nội dung kinh tế của chi phí nhý lýòng nhân viên bộ máy doanh nghiệp, chi phí vật liệu quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ phục vụ