nhanh, hữu ích phục vụ cho việc lựa chọn các phương án kinh doanh tối ưu phù
hợp với mục tiêu nhà quản trị.
Thay đổi định phí và doanh thu
Thay đối biến phí và doanh thu
Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu Thay đổi kết cấu hàng bán
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp trên các khía cạnh: khái niệm và phân loại doanh thu, khái niệm và phân loại chi phí, nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh; kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để tác giải đi sâu vào phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ECO BMC
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Thông tin chung về Công ty
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ECO BMC
Tên quốc tế: ECO BMC JSC Mã số thuế: 0801255169
Địa chỉ thuế: Tầng 3, tòa nhà Minh Anh Plaza, số 76-80, phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
Đại diện pháp luật: NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG Điện thoại: 0888363396
Ngày cấp: 18/07/2018
Ngành nghề chính: sản xuất gạch
Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC là một doanh nghiệp với hình thức sở hữu vốn là cá nhân góp vốn, có giấy phép kinh doanh số 0801255169 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp vào 18/07/2018. Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật và điều lệ tổ chức của Công ty.
Trải qua hơn 2 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC đã và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương và toàn miền Bắc. Một hành trình phát triển liên tục không ngừng, Công ty đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể như hai lần được nhận giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”; TOP 10 “Thương hiệu - Nhãn hiệu tiêu biểu ngành Xây dựng” và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Hơn hai năm hoạt động cǜng là một quá trình Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, đến nay Công ty đã có hơn 70 cán bộ, kỹ sư, công nhân viên và công nhân lao động
có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Công ty đã ký được nhiều họp
đồng lớn trong và ngoài tỉnh.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (ngành chính)
- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
- Khai thác, xử lý và cung cấp nước
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Chuẩn bị mặt bằng
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét…
Nhiệm vụ
- Không ngừng nỗ lực để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, bên cạnh đó tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất theo đúng kế hoạch của Công ty
đã đề ra, đem lại lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
- Quản lý đội ngǜ cán bộ, nhân viên của Công ty theo đúng chế độ chính sách của nhà nước, thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, tích cực đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy sự cố gắng, phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh của Công ty
Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường rất quan trọng, nó quyết định vận mệnh của doanh
nghiệp.
Nhân viên kinh doanh tiến hành nghiên cứu thị trường, đặc biệt cần phải
để ý đến nhu cầu của khách hàng trên thị trường, số khách hàng, sức mua hàng
53
hóa, khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trường diễn ra như thế nào, đem lại những kết quả ra sao, những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của Công ty, những khách hàng tiềm năng và cả thị trường mục tiêu mà Công ty hướng tới, những ngách thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận cho Công ty trong tương lai.
Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp nắm được các đặc điểm của thị trường như: Khách hàng và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố về kinh tế, văn hoá, chính trị, luật pháp... Mục đích của việc nghiên cứu là dự đoán được các xu hướng biến động của thị trường, xác định được các cơ hội cǜng như các nguy cơ có thể có từ thị trường. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh của mình như lựa chọn thị trường mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing, quảng cáo.
Sơ đồ 2.1. Quy trình kinh doanh của Công ty
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bước 2: Liên hệ khách hàng
Thông qua tất cả các kênh tìm kiếm thông tin và kết quả của nghiên cứu thị trường, Công ty cố gắng phát hiện ra nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và tương lai để xem xét nhu cầu của họ. Sau đó, Công ty liên hệ với khách hàng
54
bằng hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm tìm kiếm nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của Công ty. Tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về các sản phẩm của Công ty, giải thích rò những thông tin về sản phẩm, về nhu cầu trong týòng lai, những thắc mắc và những thông tin mà khách hàng quan tâm về Công ty, sau Đó dùng kỹ nãng Để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của Công ty, nêu ra những chính sách giá, những lợi ích mà khách hàng nhận Đýợc khi kí hợp Đồng mua hàng của Công ty, nếu khách hàng Đồng ý thì đi đến kí hợp đồng, nếu không đồng ý thì để lại cho họ những thông tin về cá nhân để có thể khách hàng sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty trong tương lai.
Bước 3: Kí hợp đồng với khách hàng
Kí kết hợp đồng là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giao dịch. Hợp đồng thường được kí kết bằng văn bản dựa trên cơ sở luật pháp của cả hai bên tham gia và luật pháp, tập quán quốc tế làm nền tảng chung.
Sau khi khách hàng đồng ý kí kết hợp đồng với Công ty, sau đó nhân viên kinh doanh báo lại cho giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh, nếu như việc đàm phán kí kết làm cho cả hai bên cùng có lợi thì việc kí kết hợp đồng được tiến hành, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ, các nội dung cần thiết để kí hợp đồng và phải nêu rò các điều khoản trong hợp đồng như các khoản chiết khấu, khuyến mại và những điều khoản chung của cả hai bên đều phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Còn nếu như hợp đồng không được giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh thông qua thì sẽ đưa ra những lí do cụ thể cho phía khách hàng.
Bước 4: Xuất kho
Sau khi kí kết hợp đồng với khách hàng, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ liên hệ với thủ kho để xem xét tình hình hàng hóa của Công ty, nếu còn hàng thì sẽ tiến hành xuất kho giao cho khách hàng. Cuối cùng, phòng kinh doanh sẽ thông báo cho phòng kế toán và các phòng ban có liên quan. Bộ phận kho hàng có nhiệm vụ giao hàng cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết, đồng thời phải chuyển các chứng từ kế toán có liên quan đến quá trình bán hàng tới phòng kế toán của Công ty.
55
Bước 5: Sản phẩm, dịch vụ sau khi được hoàn thành, tiến hành thanh toán, thanh lý hợp đồng giữa các bên.
Bước 6: Tiến hành ghi sổ, lưu trữ các chứng từ cần thiết.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu Công ty là Giám đốc, dưới đó là các hệ thống phòng ban chức năng, các phân xưởng.
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
Thiết bị
PGĐ
Kinh doanh
Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty như sau:
Giám đốc
PX Cơ | Phòng | Phòng | Phòng | Phòng | Phòng | |||||||
xuất | điện | Kinh | Kế | Tài | Hành | Kỹ thuật | ||||||
doanh | hoạch | chính | chính | |||||||||
SX | kế toán |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Chứng Từ Sử Dụng: Phiếu Kế Toán Tài Khoản Sử Dụng:
- Bảng Tổng Hợp Định Mức Chi Phí Sản Xuất
- Dự Toán Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Phương Pháp Toàn
- Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
- Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng
- Phân Tích Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC
(Nguồn: Phòng Hành chính)
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp qua các phòng ban.
Giám đốc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, ký kết hợp đồng nhân danh
56
Công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty, hợp
đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty.
Phó Giám đốc
Các Phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc.
Chủ động và trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Phòng Tài chính - Kế toán
Chức năng của phòng tài chính - kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC là phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời; thu thập, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu nhằm xác định, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, việc sử dụng các nguồn vốn, lập kế hoạch tài chính phân phối nguồn vốn bằng tiền trong việc sử dụng vật tư, lao động và mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về kinh tế tài chính, tham ô, lãng phí giúp cho giám đốc, lãnh đạo Công ty có đường lối đúng đắn và hiệu quả cao nhất trong công việc.
Phòng Hành chính
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế Công ty.
Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong Công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế Công ty.
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc Công ty.
Phòng Kỹ thuật
Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty.
Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
Phòng Kế hoạch sản xuất