Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 2



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, việc quản lý tốt doanh thu, chi phí, KQKD sẽ góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DN. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh thu, chi phí, KQKD trong các DN.

Luận văn Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại công ty CP các hệ thống viễn thông VNPT – FUJITSU” của tác giả Bùi Thị Thanh Hòa – trường Đại học Thương Mại năm 2013. Về mặt lý luận, tác giả đã nêu được những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong các DN. Về mặt thực tiễn, tác giả đã phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của một DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin như: các TK doanh thu, chi phí chưa được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục, thời gian ghi nhận chi phí không tuân theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, chi phí tại DN được ghi nhận tại thời điểm nhận chứng từ chứ không phải thời điểm phát sinh nghiệp vụ và DN chưa xác định KQKD cho từng hoạt động…. Từ những tồn tại tác giả đưa ra những giải pháp khắc phục, tuy nhiên những giải pháp này vẫn chỉ mang tính lý thuyết, tác giả không chỉ rõ cách thực hiện các giải pháp tại DN, DN cần thực hiện những công việc gì, kế toán phải tiến hành hoàn thiện như thế nào, chính vì vậy giải pháp đưa ra không có tính ứng dụng cao.

Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí trong các DN kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam” của tác giả Trương Thanh Hằng - Học viện Tài chính năm 2014. Luận án đã nghiên cứu chỉ rõ đặc thù kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại Việt Nam và những ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí. Trên cơ sở đánh giá, phân tích sâu thực trạng, luận án đã luận giải và phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế trong kế toán doanh thu, chi phí theo mô hình giao khoán – khoán gọn và khoán quản các khoản mục chi phí trong các DN kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại Việt Nam, hạn chế trong việc xác định doanh thu do khó kiểm soát được số lượng vé thực tế bán ra tại


các điểm bán vé, xác định chi phí giá vốn do đặc thù ngành nghề kinh doanh từ đó đưa ra các giải pháp trên cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên điểm hạn chế của đề tài là phạm vi nghiên cứu, tác giả mới chỉ tiến hành nghiên cứu một số DN vận tải theo tuyến cố định liên tỉnh chủ yếu là hai chiều từ Hà Nội tới các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,… từ đó đưa ra khái quát chung cho toàn bộ các DN kinh doanh vận tải theo tuyến cố định bằng ô tô tại Việt Nam mà chưa có sự nghiên cứu các DN vận tải ở hai miền Nam và miền Trung. Nếu mở rộng phạm vi nghiên cứu thì công trình của tác giả chắc chắn sẽ có sức thuyết phục cao hơn và hoàn thiện hơn.

Luận văn “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Công ty CP Dịch vụ Đầu tư Trang Đạt” của tác giả Nguyễn Thị Hương – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2014. Về mặt lý luận, Tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong DN. Về mặt thực tiễn, tác giả tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Dịch vụ Đầu tư Trang Đạt. Tại công ty chuyên mua bán các mặt hàng thiết bị vệ sinh, máy móc phục vụ công, nông nghiệp, các sản phẩm đông lạnh, thực phẩm, rau sạch, bán lẻ sơn màu, véc ni thì việc tập hợp chi phí, tính toán doanh thu cần được hạch toán chi tiết. Tuy nhiên, khi phát sinh các khoản về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kế toán của DN không hạch toán vào TK 521 mà hạch toán hết vào TK 641, điều này gây nhầm lẫn trong việc tính toán doanh thu thuần và tập hợp chi phí bán hàng, xác định KQKD và theo dõi thuế GTGT đầu ra… Từ những hạn chế tác giả đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc ghi nhận các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,… Mặc khác, việc bán hàng tại Công ty chưa thực sự hiệu quả và những giải pháp Tác giả đưa ra chưa đủ để thúc đẩy việc bán hàng tại Công ty.

Đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả tại các công ty CP dược trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Loan – trường Đại học Thương mại Hà Nội năm 2015. Luận văn đã tiếp cận ba công ty CP dược trên địa bàn Hà Nội: Công ty CP dược phẩm Trung ương 2, công ty CP dược phẩm Vinacare và công ty CP dược

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


phẩm Hà Nội. Về mặt lý luận, tác giả cũng đã nêu được những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong các công ty. Về mặt thực tiễn, tác giả cũng đã phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của các Công ty Dược như: Tại cả ba công ty mà tác giả khảo sát đều không theo dõi các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, do đó việc xác định thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ chưa chính xác, kế toán không tiến hành ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ các khoản cho vay, các khoản tiền gửi tiết kiệm, mà chỉ ghi nhận khi nhận tiền lãi, kế toán không phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN cho từng nhóm hàng, các công ty không mở sổ theo dõi TK 521 và TK 532, chỉ mở sổ theo dõi TK 531,... Tác giả làm rõ những điểm mạnh điểm yếu trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định KQKD và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, tuy nhiên những giải pháp tác giả đưa ra chưa chú trọng nhiều đến việc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các Công ty.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 2

Luận án “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, KQKD trong các DN sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh – trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2015. Về mặt lý luận, tác giả cũng đã nêu được những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong các công ty. Về mặt thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu về kế toán chi phí, doanh thu, KQKD của các công ty thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu của mình, tác giả đã phản ánh được toàn cảnh về thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu, KQKD của ngành thép. Luận án cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, KQKD của ngành thép. Với nội dung này, luận án chỉ dừng lại nghiên cứu chung các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của các DN trong ngành thép, một số vấn đề mới chỉ được tác giả đề cập đến chưa có những nghiên cứu cụ thể.

Các nghiên cứu trên rất thiết thực, chủ yếu tập trung hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định KQKD trong các DN thương mại, dịch vụ, sản xuất thép – ngành công nghiệp nặng. Vì vậy, những nghiên cứu này áp dụng không phù hợp cho lĩnh vực cơ khí, xây lắp, sản xuất


gạch,... Luận văn: “Kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi” mong muốn được làm rõ những điểm mạnh điểm yếu trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định KQKD trong DN sản xuất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nêu trên; đồng thời tìm các giải pháp góp phần giúp các DN Cơ khí và Xây lắp ngày càng phát triển ổn định và bền vững hơn trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Về mặt lý luận:

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DN.

Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.

Phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.

Đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong DN. Từ đó, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu, bao gồm kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán doanh thu hoạt động tài chính và kế toán thu nhập khác; kế toán chi phí, bao gồm kế toán giá vốn hàng bán, kế toán chi phí bán hàng, kế toán chi phí quản lý DN, kế toán chi phí khác và kế toán chi phí thuế TNDN; kế toán KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi, dưới góc độ kế toán tài chính; trong thời gian 3 năm 2013, 2014 và 2015.



5. Phương pháp nghiên cứu luận văn

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua quan sát; phỏng vấn; nghiên cứu tài liệu; khảo sát, ghi chép...

Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và định lượng các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và định lượng. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới như máy quay, camera... (Giới và cộng sự, 2006). Chương trình quan sát có thể được xác định chi tiết gồm việc trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Và bằng cách nào?

Có hai loại quan sát, quan sát tham gia (người nghiên cứu tham gia hoàn toàn vào hoạt động của những chủ thể nghiên cứu và trở thành thành viên trong nhóm) và quan sát có tính cấu trúc (phương pháp quan sát có tính hệ thống và có cấu trúc định sẵn).

Quan sát công việc thực tế tại công ty thực tập, bao gồm việc xuất hóa đơn, chứng từ; nhập xuất kho hàng hóa; sổ phụ của Công ty; cách ghi nhận giá vốn, chi phí và cách phân bổ các loại chi phí; cách sắp xếp, phân loại chứng từ, lên sổ sách kế toán; cách ghi nhận doanh thu, tính toán KQKD của các công ty. Qua đó, có thể tìm hiểu về quy trình kế toán doanh thu, chi phí và KQKD của các DN diễn ra như thế nào, tìm ra được những mặt hạn chế để đưa ra những phương hướng phù hợp.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp là phương pháp mà nhân viên điều tra gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Hoặc phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại các nhân viên phòng kế toán.

Theo Giới và cộng sự (2006), bảng câu hỏi là một trong những công cụ để thu thập dữ liệu, nó bao hàm một tập hợp các câu hỏi và câu trả lời theo một logic nhất định.


Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên nội dung được nghiên cứu, bảng câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng (dạng câu hỏi mà cả câu hỏi và câu trả lời được cấu trúc) và câu hỏi mở (dạng câu hỏi mà trong đó câu hỏi được cấu trúc còn câu trả lời thì không).

Phỏng vấn trực tiếp nhân viên và người lao động trong công ty bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, mạng Internet (qua website hoặc qua e-mail có thiết kế bảng câu hỏi), qua đó nhận thấy những tồn tại trong công tác kế toán doanh thu và chi phí của Công ty.

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng Bảng câu hỏi (Phụ lục 01) được chuẩn bị trước, nội dung chứa đựng thông tin liên quan đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và KQKD để phỏng vấn Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi. Đối tượng được phỏng vấn là kế toán trưởng. Tác giả gửi bảng câu hỏi cho kế toán trưởng và nhờ trả lời những câu hỏi trong bảng câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập thông tin.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tác giả nghiên cứu các tài liệu về Luật kế toán, chế độ và chuẩn mực kế toán liên quan đến đề tài nghiên cứu, các tài liệu trên Tạp chí kế toán và các sổ, báo cáo tài chính, cũng như các bài luận văn, chuyên đề cùng với đề tài nghiên cứu của những năm trước, bài báo đăng trên tập san, tạp chí. Các số liệu thống kê của Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi, trang Google, website của Công ty, website của các tổ chức hành nghế kế toán – kiểm toán ở Việt Nam.

Phương pháp khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của công ty.

Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu

Phương pháp so sánh

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi, tác giả tiến hành so sánh giữa lý luận với thực tế kế toán tại các DN. Cụ thể: so sánh kế toán doanh thu, chi phí và KQKD giữa các DN cùng ngành với nhau, đối chiếu số liệu trên chứng từ gốc với số liệu


trên sổ, so sánh số liệu trên sổ chi tiết với sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu chứng từ gốc và bảng phân bổ với các sổ kế toán có liên quan. So sánh KQKD giữa các năm của Công ty.

Phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu

Phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả của các phiếu điều tra, các cuộc phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể đã đưa ra, từ đó thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và KQKD của Công ty.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, sơ đồ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong DN Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP

Cơ khí và Xây lắp An Ngãi

Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KQKD TRONG DN

1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu, chi phí và KQKD

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu

1.1.1.1. Khái niệm doanh thu

Theo VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”. “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lực kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu”.

Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) định nghĩa: “Thu nhập là sự tăng lên của lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức dòng vào (hay sự gia tăng) của tài sản hoặc sự giảm đi của nợ phải trả dẫn đến sự tăng lên của vốn chủ sở hữu mà không phải do góp vốn”. IASB cho rằng thu nhập bao gồm doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu phát sinh từ những hoạt động kinh doanh bình thường của DN; còn thu nhập khác thì có thể hoặc không phát sinh từ các hoạt động này. Theo IASC, thu nhập khác về bản chất không khác với doanh thu nên không tách thành một yếu tố riêng của báo cáo tài chính.

Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) định nghĩa “Doanh thu là dòng vào hoặc sự gia tăng khác của tài sản hay là việc thanh toán nợ phải trả (hoặc phối hợp cả hai) xuất phát từ việc phân phối hay sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động khác cấu thành các hoạt động chủ yếu hoặc trung tâm của DN”.

Theo Hiệp hội kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) định nghĩa “Doanh thu là tổng GTGT tài sản hay là sự giảm gộp các khoản nợ được công nhận và được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023