Báo Cáo Tình Hình Sản Lượng Khai Thác Than Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - Vinacomin Giai Đoạn 2017-2019


Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện cho sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ vì việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng.

Xác định số chênh lệch do thoát ly vượt định mức; số chênh lệch này phát sinh do tiết kiệm hoặc vượt chi.

Tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:

Giá thành

=

thực tế

Giá thành

định mức

Chênh lệch do thay

±

đổi định mức

Chênh lệch do thực

±

hiện so với định mức

1.3.7.6. Phương pháp phân bước

Phương pháp phân bước áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn thành.

Do quy trình sản xuất phức tạp biểu hiện nhiều dạng khác nhau trong thực tế thường:

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành

phẩm:

Phương pháp áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán

thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hoàn thành nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn.

Đối tượng hạch toán chi phí cũng là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng giai đoạn chế biến tạo ra và sản phẩm hoàn thành.

Nội dung phương pháp: Trong từng giai đoạn tổ chức tập hộp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để làm căn cứ tính giá thành của bán thành phẩm do giai đoạn công nghệ chế biến ra

Giá thành bán thành phẩm của giai đoạn này là căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất của giai đoạn sau nhằm tiếp tục tính giá thành của bán thành phẩm và quá trình này được tiếp tục tính giá cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:


Phương pháp áp dụng trong trường hợp công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành;

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành;

Nội dung phương pháp: Trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

1.3.7.7. Phương pháp liên hợp

Phương pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (doanh nghiệp sản xuất hóa chất, đóng giầy, may mặc…). Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.


Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất; nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính như: Bản chất chi phí, các khái niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và các phương pháp tính giá thành sản phẩm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý cũng như vận dụng đúng chế độ, chuẩn mực kế toán đã ban hành. Những nội dung được trình bày trong Chương 1 là nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của Luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN

2.1. Tổng quan Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin là một doanh nghiệp cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nắm phần chủ đạo với tỷ lệ chi phối là 51%.

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin

- Địa chỉ: Phường Cẩm Phú - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: 033 3862062

- Fax: 033 3863936

- Tài khoản: 102010000223669

- Tại: Ngân hàng Công thương Cẩm Phả - Quảng Ninh

Cọc Sáu đi lên từ một công trường khai thác than thủ công thuộc Xí nghiệp quốc doanh Than Cẩm Phả, sau ngày Chính phủ ta tiếp quản (25/4/1955).

Ngày 1/8/1960, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định số 707/BCN-K2 ngày 23/7/1960 thành lập Xí nghiệp than Cọc Sáu, trực thuộc Công ty Than Hòn Gai với tổng số CBCNV gần 2000 người với công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công.

Năm 1996, Xí nghiệp trở thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam tại Quyết định số 2600/QĐ-TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Tháng 9/2001, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Than Cọc Sáu tại Quyết định số 405 /QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam.

Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Đảng, Nhà nước và quyết định của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ngày 08 tháng 08 năm 2006 Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số: 2042/QĐ-BCN V/v Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Than Cọc Sáu thành Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin; ngày 01/01/2007, Công ty đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần.


Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trong thử thách, Công ty đã lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất than hàng đầu của cả nước, đội ngũ công nhân lành nghề. Dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty trên 95% được cơ giới hoá, có nhiều chủng loại thiết bị khai thác mỏ hiện đại, công xuất lớn. Sản lượng hàng năm công ty đóng góp cho ngành Than chiếm từ 8 ÷ 12% sản lượng toàn ngành.

Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, theo Giấy đăng ký kinh doanh số 2203000745 đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 01 năm 2007, hoạt động kinh doanh của Công ty là:

- Khai thác, chế biến kinh doanh than và các loại khoáng sản khác (chủ yếu là mặt hàng than).

- Vận tải ô tô, sửa chữa cơ khí và xây dựng các công trình mỏ.

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đắp lốp xe ô tô.

- Sản xuất các mặt hàng bằng cao su, các loại đệm da.

- Quản lý, khai thác cảng và bến thủy nội địa, kinh doanh khách sạn du lịch.

- Chăn nuôi và nuôi cấy hải sản.

- Ngoài ra tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thị của Công ty để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác theo Pháp luật.

- Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng.

- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí.

- Vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt.

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa.

† Sản lượng khai thác than của công ty vài năm gần đây được khái quát qua bảng 2.1:


Bảng 2.1: Báo cáo tình hình sản lượng khai thác than Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Công suất theo GPKT (tấn)

3.300.000

3.200.000

3.100.000

Công suất theo kế hoạch (tấn)

1.500.000

1.500.000

1.750.000

Sản lượng khai thác thực tế (tấn)

1.498.662

1.500.118

1.750.084

Tỷ lệ % thực hiện so với GPKT

45,41

46,88

56,45

Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch

99,91

100,01

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom Trong các năm liên tiếp từ 2017 đến 2019, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin có mức công suất theo giấy phép khai thác ổn định đạt mức trên 3 triệu tấn. Sản lượng khai thác than thực tế của Công ty tăng dần qua các năm, từ 1,49 triệu tấn và 1,5 triệu tấn năm 2017 và 2018 sau đó tăng mạnh lên 1,75 triệu tấn vào

năm 2019.

Mức công suất theo kế hoạch hàng năm của Công ty là 1,5 triệu tấn vào năm 2017 và 2018, tiếp đó tăng lên 1,75 triệu tấn năm 2019. Do đó, sản lượng khai thác hàng năm của Công ty đều đạt mức 99% - 100% kế hoạch đã đặt ra.

† Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây được khát quát

qua bảng 2.2:

Qua các năm từ 2017 đến 2019, Doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng mạnh từ 2.500 tỷ đồng năm 2017 lên 3.000 tỷ đồng năm 2018 và 2.500 tỷ đồng năm 2020. Mặc dù đạt mức tăng trưởng doanh thu mạnh, lợi nhuận gộp của Công ty lại liên tiếp giảm lần lượt là 297, 235, 166 tỷ đồng cho các năm 2017, 2018, 2019. Lợi nhuận gộp giảm mạnh do tốc độ tăng về giá vốn của Công ty lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.

Mặc dù các chi phí của Công ty năm 2019 giảm so với các năm trước, đặc biệt chi phí quản lý giảm mạnh từ 185 tỷ đồng năm 2017 xuống 119 tỷ đồng năm 2019, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 8 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần năm 2017 và 2018 lần lượt là 51 tỷ đồng và 49 tỷ đồng.


Bảng 2.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017-2019

Đơn vị tính: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

DT bán hàng và CCDV

2.524.392.130.726

3.054.011.427.369

3.557.605.860.663

2

Các khoản giảm trừ doanh thu




3

Doanh thu thuần

2.524.392.130.726

3.054.011.427.369

3.557.605.860.663

4

Giá vốn hàng bán

2.226.443.634.839

2.818.139.678.455

3.390.834.123.598

5

Lợi nhuận gộp

297.948.495.887

235.871.748.914

166.771.737.065

6

Doanh thu hoạt

động tài chính

1.048.820.785

1.175.419.489

1.283.313.514

7

Chi phí tài chính

59.294.928.073

67.978.678.354

53.073.468.874

8

Chi phí bán hàng

2.369.017.199

3.169.482.093

3.755.666.700

9

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

185.704.489.119

116.896.923.751

119.384.414.255


10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh


51.628.882.281


49.002.084.205


(8.158.499.250)

11

Thu nhập khác

4.378.592.872

3.868.660.455

38.643.097.980

12

Chi phí khác

5.697.770.157

1.213.910.149

14.595.445.530

13

Lợi nhuận khác

(1.319.177.285)

2.654.750.306

24.047.652.450

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50.309.704.996

51.656.834.511

15.889.153.200

15

Thuế thu nhập doanh nghiệp

13.803.026.334

10.343.702.902

9.890.702.067

16

Lợi nhuận sau

thuế

36.506.678.662

41.313.131.609

5.998.451.133

17

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.123

1.271

185

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Tuy nhiên, dựa trên kết luận của kiểm toán nhà nước năm 2019, với khoản thu nhập khác 32 tỷ đồng bao gồm ghi nhận lại khấu hao tài sản cố định, ghi nhận lại tồn kho than, các chi phí sửa chữa động cơ, khoan, giải phòng mặt bằng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế năm 2019 đạt 15 và 6 tỷ đồng. Các chỉ số

tương ứng của năm 2017 là 50 tỷ và 36 tỷ; và của năm 2018 là 51 và 41 tỷ đồng.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

* Bộ máy quản lý của công ty được khái quát qua sơ đồ 2.1:

40



Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần than Cọc Sáu Nguồn 1


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần than Cọc Sáu

Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí