Thực Trạng Hoạt Động Xúc Tiến Tại Một Số Doanh Nghiệp Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội

quyết định chủ yếu, nếu truyền tải qua truyền thanh thì giọng nói và ngôn từ của người truyền thông điệp mang ý nghĩa quyết định.

Có 04 yếu tố làm tăng độ tin cậy của nguồn tin, đó là sự hấp dẫn, tính chuyên môn, uy tín của nguồn tin và sự yêu thích.

Nói tóm lại, thông điệp được thiết kế phải thể hiện được các đặc tính và tính nổi trội, cá biệt hoá của sản phẩm vì mục tiêu thuyết phục, lôi cuốn khách hàng. Các thông điệp cần đảm bảo tính trung thực của sản phẩm, không được đưa thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, từ đó sẽ mất lòng tin ở khách hàng.

- Lựa chọn kênh truyền thông

Căn cứ vào kết quả của các bước đã thực hiện ở trên và đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của từng loại phương tiện xúc tiến để lựa chọn và phối hợp các công cụ và phương tiện thích hợp nhằm xây dựng chương trình xúc tiến hiệu quả. Theo quan niệm của truyền thông marketing, kênh truyền tin có thể được phân chia thành hai loại:

- Các kênh truyền thông trực tiếp

Các kênh truyền thông trực tiếp có thể bao gồm: kênh nhân viên bán hàng, kênh chuyên gia, kênh xã hội. Các kênh truyền thông này cho phép các đối tượng trong quá trình truyền tin tiếp xúc với nhau, trao đổi và phản hồi trực tiếp, nhanh chóng. Với sản phẩm du lịch, nhóm công cụ này có vai trò then chốt trong quá trình xúc tiến. Vì sản phẩm du lịch là tổng hợp của các dịch vụ, mang tính vô hình nên khách hàng rất cần các thông tin chuẩn xác tạo ấn tượng và đầy đủ thông tin chi tiết nên truyền thông trực tiếp sẽ giảm ảnh hưởng của “nhiễu”, đảm bảo độ chính xác.

Bên cạnh đó, đặc tính của sản phẩm du lịch là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nhằm thoả mãn nhu cầu cao cấp nên các thông tin truyền đi cần được đảm bảo độ tin cậy cao.

Không những thế, giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho người truyền tin có thể vận dụng nghệ thuật giao tiếp để tìm hiểu thông tin của khách, phản hồi nhanh chóng, đảm bảo thông tin chính xác nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

- Các kênh truyền thông gián tiếp

Kênh truyền thông gián tiếp là kênh truyền thông phi cá nhân, truyền thông điệp mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp.

Kênh truyền thông này bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, bầu không khí và các sự kiện. Tuy các kênh truyền thông này không cho biết kết quả ngay lập tức và hiệu quả đối với sản phẩm du lịch là thấp hơn kênh truyền thông trực tiếp nhưng nó có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các kênh truyền thông trực tiếp. Các kênh truyền thông gián tiếp có vai trò lớn trong việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp, tác động lên trạng thái hiểu và biết của khách hàng mục tiêu, xác lập được một vị thế nhất định trên thị trường.

- Xây dựng ngân sách cho chương trình truyền thông

Xây dựng ngân sách cho mỗi chương trình truyền thông phải căn cứ vào mục tiêu, đối tượng, mức độ quan trọng, đặc điểm của từng công cụ và phương tiện xúc tiến. Đây là một trong những quyết định khó khăn nhất của doanh nghiệp. Quá trình phân bổ ngân sách được tiến hành tương tự như phần chi phí quảng cáo là có bốn phương pháp xác định ngân sách truyền thông:

+ Phân tích xác định theo tỷ lệ % doanh số bán;

+ Phương pháp cân bằng cạnh tranh;

+ Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành;

+ Phương pháp theo khả năng.

- Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông

Sau mỗi chương trình truyền thông, những người được giao trách nhiệm về lĩnh vực này phải tổng kết, đánh giá để gửi báo cáo lên cấp trên. Đây được coi là công việc cuối cùng trong chương trình truyền thông.

Doanh nghiệp cần phải biết được có bao nhiêu người trên thị trường biết đến, tiêu dùng và hài lòng với sản phẩm và giới thiệu sản phẩm đến với người khác? Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có biết và ghi nhớ thông điệp truyền thông của doanh nghiệp không? Đã nhìn thấy bao nhiêu lần? Ở đâu và nhớ được những gì? Nhận xét của họ về thông điệp?

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xúc tiến du lịch. Xúc tiến du lịch là tập hợp của các công cụ: quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp, internet mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền đi các thông điệp của sản phẩm và doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Xúc tiến du lịch có vai trò rất lớn trong việc tăng doanh thu và số lượng bán, có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp, các đại lý trung gian và người tiêu dùng. Xúc tiến du lịch chuyên nghiệp được đánh giá thông qua các tiêu chí đo lường về hiệu quả truyền thông, hiệu quả tiêu thụ. Trên cơ sở các lý luận đã có ở chương 1 sẽ làm tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu chương 2.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Hiện nay tại Hà Nội có hơn 400 doanh nghiệp và trung tâm lữ hành hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có khoảng 283 doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế cạnh tranh với nhau, chưa kể các trung tâm lữ hành trực thuộc. Con số này nói lên mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường lữ hành Hà Nội hiện nay. Ngoài một số doanh nghiệp lớn có hệ thống phân phối rộng khắp trong nước cũng như có sự khép kín trong quá trình cung cấp dịch vụ như Saigon tourist, Huong Giang tourist. Hầu hết các doanh nghiệp đều ở quy mô vừa và nhỏ nên sự cạnh tranh ở phân khúc này hết sức quyết liệt, đặc biệt là thị trường khách ounbound đi Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaisia và thị trường khách nội địa.

2.1. Các trường hợp nghiên cứu

2.1.1. Công ty lữ hành Hanoitourist

Công ty lữ hành Hanoitourist thuộc Tổng Công ty du lịch Hà Nội (tiền thân là Công ty Du lịch Hà Nội). Tổng Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập ngày 25/03/1963. Tên giao dịch quốc tế: HANOITOURIST CORPORATION - LIMITED COMPANY.

Ngày 12/07/2014 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình mẹ - công ty con trên cơ sở tập hợp một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố với mục tiêu tập trung xây dựng một tổng công ty du lich lớn, có thương hiệu, hoạt động đa ngành nghề, đa sở hữu, có sức cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành du lịch và nền kinh tế thủ đô. Đây là hoạt động chính của Công ty với 02 phân khúc thị trường lớn là khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch, nội địa và khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Kinh doanh lữ hành khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch đang chiếm tỷ trọng lớn không chỉ về doanh thu mà còn cả số lượng khách nên mảng này đang được Công ty chú trọng và trở thành thế mạnh của Công ty. Các thị trường chính như Trung Quốc, Đông Nam Á, Hồng Koong, Macao. Hiện nay khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch, nội địa chủ yếu tập trung bằng khách đoàn.

Hoạt động du lịch khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản sau: Công ty là Công ty nhận khách trực tiếp, tự tổ chức và nhận chương trình của các đại lý trung gian gửi khách để hưởng chiết khấu phần trăm, trong đó hình thức Công ty đứng ra làm bên nhận khách trực tiếp là chủ yếu và mang lại khoảng 75% doanh thu của mảng khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Thị trường kinh doanh: Du lịch nội địa, khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch, khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch và hệ thống dịch vụ khác: hàng không, trợ giúp sân bay, vận chuyển du lịch, tư vấn du học, xuất khẩu lao động, dịch thuật, dịch vụ giao nhận, thu đổi ngoại tệ, lưu trú, vui chơi giải trí.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm: lữ hành, khách sạn, văn phòng cho thuê, thương mại và vui chơi giải trí.

Qua hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đã trở thành một tổng công ty lớn mạnh, có 44 công ty thành viên, công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài và trong nước , công ty cổ phần và đơn vị trực thuộc. Tổng Công ty đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chủ yếu về doanh thu. Vị thế, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định tại thị trường trong nước và quốc tế. Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ, Tổng Công ty đã được tặng thưởng nhiều huân chương và danh hiệu cao quý. Hiện nay Công ty lữ hành Hanoitourist là 1 trong 10 hãng lữ hành top ten Việt Nam.

Đặc điểm thị trường mục tiêu và hệ thống sản phẩm

Hiện nay thị trường khách của Công ty trên các thị trường của các bộ phận được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.1. Doanh thu và số khách theo các bộ phận năm 2015


Bộ phận

Số lượt khách (người)

Ngày khách trung bình

(ngày)

Chi tiêu trung bình/khách (triệu

đồng/khách)

Doanh thu (tỷ đồng)

Tốc độ tăng

trưởng so với năm

2014 (%)

Khách ở trong nước đi

nước ngoài du lịch

2,699

2.1

3,780,200

10,202,759,800

15

Nội địa

5,231

1.5

1,020,000

5,335,620,000

24.8

Khách từ nước ngoài

vào Việt Nam du lịch

1,015

4.2

4,426,000

4,492,390,000

23.7

Tổng




20,030,769,800

33,55%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty lữ hành Hanoitourist năm 2015)

Qua biểu đồ trên ta thấy hiện nay, nguồn khách chủ yếu của Công ty vẫn là thị trường khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch và nội địa chiếm tới 77,6%. Thị trường khách khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ 22,4%. Tuy vậy, mảng khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch mang lại tỷ trọng doanh thu lớn do chi tiêu trung bình khách đạt cao nhất lên đến 4,426,000 VNĐ/khách và số ngày khách lớn nhất. Mảng khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch không những đứng đầu về thị phần mà còn mang lại doanh thu cao nhất 10,202,759,800 VNĐ.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu

Đơn vị: VNĐ


Năm

Doanh thu

2013

15.0236670286

2014

18.914.797.000

2015

20,030,769,800

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh lữ hành Công ty lữ hành Hanoitourist 2015)

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng về lượt khách

Đơn vị: lượt khách


Năm

Lượt khách

2013

7810

2014

8244

2015

8945

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh lữ hành Công ty lữ hành Hanoitourist 2015)

Xét về tốc độ tăng trưởng theo bảng trên ta có thể thấy số lượt khách qua các năm có sự khác biệt, đến năm 2015, số lượt khách đã đạt tổng cộng gần 9000 lượt. Qua đây có thể thấy Công ty đã duy trì được uy tín và thương hiệu trong thời gian dài và dần khẳng định ưu thế trên thị trường.

Đạt được kết quả đó, Công ty đã sử dụng các biện pháp phân đoạn thị trường và xác định được thị trường mục tiêu đúng đắn như sau:

- Các tiêu thức phân đoạn thị trường

Với kinh doanh du lịch nội địa, Công ty đã phân đoạn theo địa bàn hành chính, theo ngành nghề của các cơ quan hành chính, theo mức độ phụ thuộc của chương trình du lịch, theo mục đích chuyến đi.

Với kinh doanh khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch và khách ở trong nước đi ra nước ngoài du lịch, các tiêu thức phân đoạn thị trường được dựa theo quốc gia, phương tiện, tôn giáo, mức độ cung cấp dịch vụ (nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023