Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 1

Đại học quốc gia Hà nội

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


Đỗ Thị Nhài


Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà nội


Chuyên ngành: Du lịch học Mã số:


Luận văn thạc sĩ du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Lân

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 1


Hà Nội - 2008


Mục lục

Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Đóng góp của đề tài 5

5. Bố cục đề tài 6

Chương 1: Cơ sở lý luận .................................................................... 7

1.1. Quản lý nhà nước về du lịch 7

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch 7

1.1.2. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch 9

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 11

1.1.4. Tổ chức du lịch quốc gia và các các cấp quản lý nhà nước

về du lịch 16

1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch 22

1.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp du lịch 22

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch 23

1.2.3. Các chức năng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

du lịch 25

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch 29

Chương 2: quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

du lịch trên địa bàn Hà nội trong tình hình

hội nhập hiện nay ........................................................... 32

2.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay 32

2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Hà Nội 32

2.1.2. Tổ chức các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội 36

2.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

du lịch trên địa bàn Hà Nội 49

2.2. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong

tình hình hội nhập 60

2.2.1. Bản chất của hội nhập quốc tế về du lịch 60

2.2.2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam

và Hà Nội trong quá trình hội nhập 61

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong

quá trình hội nhập 65

2.2.4. Thuận lợi, thời cơ, thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch

Hà Nội trong tình hình hội nhập hiện nay 67

Chương 3: một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

du lịch trên địa bàn hà nội ....................................... 79

3.1. Yêu cầu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập 79

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay 80

3.2.1. Đối với chính sách vĩ mô: Chính phủ, thành phố 80

3.2.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch 87

3.3. Một số kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội 87

3.3.1. Đối với Chính phủ và Nhà nước 87

3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 88

3.3.3. Đối với các ban ngành của Hà Nội 89

Kết luận chung ................................................................................. 91

Tài liệu tham khảo ......................................................................... 93

phụ lục

Danh mục bảng, biểu đồ trong luận văn

Trang

Bảng 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay 36

Bảng 2.2: Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội theo thành phần kinh tế tính đến tháng 3 năm 2007 37

Bảng 2.3: Số lượng khách sạn và phòng trên địa bàn Hà Nội theo hạng

năm 2006 39


Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ du lịch Hà Nội qua các năm 46


Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Hà Nội qua các năm 48

Mở đầu


1. Lý do chọn đề tài


Từ khi ra đời và phát triển đến nay, ngành du lịch đã luôn có những đóng góp tích cực và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Giống như những ngành kinh tế khác, ngành du lịch muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô một cách hiệu quả, nhằm phối hợp các hoạt động du lịch một cách nhịp nhàng, đưa du lịch phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra, đảm bảo lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, sao cho việc phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội, không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và phát triển du lịch của các thế hệ tiếp theo. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn mà không một tổ chức, cá nhân riêng lẻ nào có thể đảm nhiệm được. Còn nếu để ngành kinh tế du lịch phát triển một cách tự phát, tuân theo các quy luật của thị trường mà không có sự quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó phải kể đến sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên du lịch, hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc… Tất cả các nhiệm vụ trên chỉ có nhà nước với tầm quản lý vĩ mô mới có thể đảm nhiệm, nhằm đưa các hoạt động du lịch phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển ngành du lịch trở thành ngành “kinh tế mũi nhọn”. Tại điều 1, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999 đã nêu rõ quan điểm của nhà nước ta về du lịch:

Nhà nước Việt Nam xác định Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa

cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/1993 của chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch cũng đưa ra nhận định:

Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

Điều 6, Luật Du lịch năm 2005 khẳng định:


“Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ:


“Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông…”.

Như vậy, công tác quản lý, phát triển ngành du lịch rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Các doanh nghiệp du lịch là chủ thể chính tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, có những đóng góp quan trọng trong phát triển ngành du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp du lịch cũng chịu ảnh hưởng và tuân theo những quy luật của kinh tế thị

trường, đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch nhằm đưa các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả cao.

Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước. Hiện nay, ngành du lịch thủ đô đang ngày càng phát triển với sự tăng trưởng khá về số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa. Hà Nội đang dần trở thành một trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, các sự kiện lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế, là trung tâm phân phối khách cho toàn miền Bắc, nơi tập trung nhiều hãng lữ hành hàng đầu, có nhiều chương trình du lịch chất lượng cao. Các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tập trung phần lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Hà Nội có số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chiếm khoảng 40% tổng số các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong cả nước. Từ năm 1990 đến nay, lực lượng kinh doanh du lịch ở Hà Nội ngày càng phát triển và có bước trưởng thành. Lực lượng doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình và ngành nghề kinh doanh đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ngày càng phải hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy ngành du lịch thủ đô phát triển. Trong những năm gần đây, Hà Nội luôn được đánh giá là nơi có các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch khá tốt so với các địa phương khác trong cả nước.

Cho đến nay vẫn rất thiếu các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ngành du lịch nói chung và với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch thường được lồng ghép vào nội dung các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, trong phần nghiên cứu các giải pháp, các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế du lịch.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí