Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 2

Tại Hà Nội cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch, góp phần thiết thực vào việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thủ đô. Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề chuyên môn như các giải pháp phát triển lữ hành ở Hà Nội, thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Hà Nội… ở các đề tài nghiên cứu đó, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch cũng được đề cập như một trong những nguyên nhân, hoặc là một biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Các công trình nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch còn rất thiếu. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội phát triển. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích: Mục đớch nghiờn cứu của luận văn là qua việc phõn tớch, đỏnh giỏ hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đưa ra những vấn đề chớnh của quản lý nhà nước ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh du lịch; đề ra một số giải phỏp giải quyết vấn đề nõng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ nghiờn cứu của đề tài bao gồm:

1) Xõy dựng những luận cứ khoa học cho vấn đề nghiờn cứu và hệ thống hoỏ một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

2) Phõn tớch và đỏnh giỏ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội và đưa ra những nguyờn nhõn chớnh ảnh hưởng đến thực trạng.

3) Đề xuất một số giải phỏp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiờn cứu của luận văn chỉ giới hạn vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trờn địa bàn Hà Nội.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 2

Phương pháp nghiên cứu:


- Thu thập và xử lý thông tin:


Tài liệu được sử dụng cho đề tài này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trực tiếp qua các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, qua các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, gián tiếp qua sách, báo, tạp chí, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, các chuyên gia am hiểu về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Toàn bộ dữ liệu sẽ làm nổi bật vấn đề cầ nghiên cứu, đồng thời thông qua đó giúp tôi có được cái nhìn khách quan, khoa học, chi tiết hơn.

Qua các nguồn tài liệu trực tiếp và gián tiếp đã thu thập được ở trên, tôi đã tiến hành phân tích các tài liệu để có được cái nhìn sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.

- Khảo sát thực địa và điều tra ý kiến:

Thực tiễn có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, để có được cái nhìn chính xác, toàn diện, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa. Trong quá trình đó, tôi đã tiến hành quan sát, phỏng vấn và điều tra ý kiến của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội về tác động của hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn đối với các doanh nghiệp đó.‌‌

4. Đóng góp của đề tài


Trên cơ sở học hỏi, kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước, đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch.

Đề tài cũng tập trung phân tích những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập hiện nay với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch.

5. Bố cục đề tài: Đề tài bao gồm 3 chương


Chương 1: Cơ sở lý luận


Chương 2: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trong tình hình hội nhập hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội

Chương 1: Cơ sở lý luận


1.1. Quản lý nhà nước về du lịch


1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch


Bất kỳ lao động xã hội nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn hoặc một hoạt động tập thể nào đó đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít. Quản lý nhằm phối hợp các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung trong quá trình lao động, sản xuất nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Như vậy, quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quản lý là chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động. ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có sự quản lý. Mục đích của quản lý là tổ chức, phối hợp các hoạt động và đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động đó.

Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính, chính trị của đất nước.

Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội nói chung. Nhà nước là nhân tố cơ bản giúp cho xã hội tồn tại, hoạt động, phát triển hoặc suy thoái thông qua các sứ mệnh, nhiệm vụ và các chức năng mà nhà nước phải gánh vác trước xã hội. Nhà nước bảo vệ sự an toàn cho mọi công dân trong xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo đảm cho xã hội phát triển, các công dân đạt được các mong muốn hợp lý của mình.

Đối với vấn đề kinh tế, nhà nước thực hiện việc quản lý nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội đều có sự quản lý của nhà nước.

Quản lý nhà nước về du lịch là thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội sâu sắc, chịu ảnh hưởng và rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội xung quanh. Quản lý nhà nước đối với ngành du lịch tương đối phức tạp do đặc thù của ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với ngành du lịch đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành, chức năng khác nhau. Nếu chính phủ và nhà nước không có các chính sách đồng bộ dễ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, nếu không phân định rõ các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch dễ dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, không hiệu quả.

Quản lý nhà nước về du lịch là thực hiện chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không thực hiện chức năng chủ quản, không thực hiện chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như các chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, hệ thống luật pháp…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch và nhằm đưa du lịch phát triển theo mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra.

Việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ cấp trung ương đến địa phương, trong đó hoạt động quản lý được phối hợp nhịp nhàng. Chủ thể quản lý là các cơ quan chức năng của nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý là các quá trình, các hành vi của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch với mục đích bảo

đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước về du lịch.

Thực chất của quản lý nhà nước về du lịch là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực vì mục tiêu xây dựng và phát triển ngành du lịch một cách bền vững.

Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước đối với các quá trình, các hành vi hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch và đưa du lịch phát triển theo mục tiêu phát triển ngành mà nhà nước đặt ra.

1.1.2. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch


Công cụ quản lý là những phương tiện mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch là những phương tiện mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về du lịch.

Các công cụ quản lý chính của nhà nước về du lịch là:


- Pháp luật về du lịch: là hệ thống các quy tắc ứng xử có tính chất bắt buộc do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm đạt các mục tiêu bảo toàn và phát triển du lịch đã đặt ra.

Hệ thống pháp luật về du lịch hiện hành tại Việt Nam bao gồm Luật Du lịch (2005), các Nghị định của Chính phủ về quản lý nhà nước về du lịch như Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính

phủ Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch, Nghị định 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Lãi suất, thuế: nhằm can thiệp vào các hoạt động và quá trình kinh tế, các công cụ lãi suất, thuế đánh vào các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.

- Kế hoạch phát triển du lịch: theo nghĩa hẹp được hiểu là phương án hành động nhằm phát triển du lịch trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, thực hiện, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động nhằm phát triển du lịch trong tương lai. Kế hoạch phát triển du lịch là một công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, thường được chia thành các kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn…

- Chiến lược phát triển du lịch: là đường lối chung tổng quát và các giải pháp chủ yếu mang tính tổng thể để phát triển ngành du lịch trong một thời gian dài (ở nước ta thường là 10 năm).

- Quy hoạch phát triển du lịch: là sự cụ thể hóa một bước chiến lược phát triển du lịch. Nó là một tập hợp các mục tiêu và sự bố trí sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch theo không gian và thời gian.

- Chính sách phát triển du lịch: Các chính sách phát triển du lịch được hiểu là các định hướng, các chương trình hành động của chính phủ cung cấp các hướng dẫn cho hoạt động phát triển ngành. Chính sách phát triển du lịch chỉ ra hệ thống các phương pháp tác động, hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan đến quản lý, điều hành toàn bộ

hoạt động du lịch từ nghiên cứu dự báo, kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch.

Các công cụ quản lý trên là các công cụ quản lý vĩ mô về du lịch. Chủ thể sử dụng công cụ quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là thực thể quan trọng trong việc chi phối và tác động lên các thực thể khác, đặc biệt là các thực thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế du lịch. Quyền hạn và mức độ tác động phụ thuộc vào khuôn khổ pháp luật quy định.

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch


Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005, các nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch thể hiện yêu cầu quản lý đối với một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch:

Về vấn đề chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch: do tính tự phát điều tiết của thị trường có những ảnh hưởng tiêu cực, gây ra khủng hoảng chu kỳ cho lợi ích kinh tế và làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, nhà nước phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng phát triển du lịch đúng hướng. Nhà nước lập quy hoạch phát triển du lịch cho từng vùng, từng địa phương và cho cả nước nhằm đảm bảo việc quản lý và đầu tư du lịch không bị chồng chéo, lãng phí và bảo đảm sự phối hợp giữa các ban ngành một cách đồng bộ.

Về vấn đề chính sách phát triển du lịch: Chính sách và các công cụ kinh tế của nhà nước là một hành lang hướng dẫn các hoạt động du lịch.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về du lịch nhằm hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động du lịch, thực

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí