Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) - 2

24. Bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội VIFFAS tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội cảng biển Việt Nam, tổ chức tại Nha Trang, tháng 09/2008.

25. Kỷ yếu hội thảo “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Nội Bài - Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.


Tài liệu tiếng Anh:

26. Asian Development Bank (1995), Economic Cooperation in the Greater Mekong Subregion: Toward Implementation.

27. Asian Development Bank (April 2008), Asian Development Outlook 2008.

28. Asian Development Bank (2009) - RETA 6450: Enhancing Transport & Trade Facilitation in the GMS – Vietnam Mission Report.

29. Asian Development Bank Institute (January 2009), Transport Infrastructure and Trade Facilitation in the Greater Mekong Subregion.

30. ASEAN Logistics development Study (2007), Draft Policy and Development Framework Report.

31. ALMEC (2005), Promoting efficient and competitive Intra-ASEAN shipping services – Volume 1: Final Main Report by REPSF (March 2005)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

32. ALMEC (2005), Promoting efficient and competitive Intra-ASEAN shipping services – Volume 2: Final Country Reports by REPSF (March 2005)

33. Asian Development Bank (2007) - Vientiane Plan of Action for GMS Development 2008-2012

34. “Vietnam Shipper” Magazine (No. 44 – June 2008), China’s Logistics Development.

35. Douglas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998), Fundermentals of Logistics Management, Edition, 1998.

36. NOL - Neptune Orient Lines (1/2007), Vietnam Transportation and Logistics

– Challenges and Opportunities.

37. Ruth Banomyong - Centre for Logistics Research - Faculty of Commerce & Accountancy - Thammasat University (June 2007), Logistics development study of the Greater Mekong Subregion – North - South Economic Corridor.

38. Ruth Banomyong (3/2007), East – West Economic Corridor Logistics Benchmark Study.

39. Institute of Developing Economies (October 2007), Evaluating the Effectiveness of GMS Economic Corridors: Why is There More Focus on the Bangkok-Hanoi Road than the East-West Corridor?


Website:

40. www.adb.org/gms: Ngân hàng Phát triển Á Châu

41. http://www.adbi.org/workingpaper: Viện Ngân hàng Phát Triển Á Châu

42. www.gms-eoc.org: Trung tâm hoạt động môi trường GMS

43. www.mot.gov.vn: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam

44. www.mofa.gov.vn: Bộ Ngoại giao Việt Nam

45. vi.wikipedia.org: Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt

46. www.vietnamnet.vn: Báo điện tử Vietnamnet

47. www.danang.gov.vn: Trang thông tin chính thức của Thành phố Đà Nẵng

48. www.dragonlogistics.com.vn: Công ty Dragon Logistics Co.,Ltd

49. www.vict-vn.com/vie/index.htm: Cảng VICT

50. www.viffas.org.vn: Hiệp hội Giao nhận – Kho vận Việt Nam

51. www.vietnamnet.vn: Báo điện tử vietnamnet

52. www.dangcongsan.vn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

53. www.giaothongvantai.com.vn: Báo Giao thông vận tải điện tử

54. www.360vietnam.com/scm: Vietnam’s Supply Chain and Logistics Blog

55. http://www.saga.vn/Chuoigiatri/Xuatnhapkhau/8460.saga: Saga - Bài toán logistics tại Việt Nam (Bùi Thanh Thuỷ)

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Ngành hàng hải thế giới đang phát triển trong sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Cùng với cuộc cách mạng container hoá và sự phát triển của vận tải đa phương thức, dịch vụ Logistics đã phát triển nhanh chóng, tạo nên một diện mạo mới cho ngành hàng hải. Với sự phát triển của dịch vụ quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management) - việc quản lý sự lưu chuyển của hàng hoá từ điểm đầu đến nơi tiêu dùng, hoặc nơi phân phối cuối cùng - đã làm thay đổi quan điểm về vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng. Cũng vì thế, hiện nay các nước khi xây dựng chiến lược phát triển hàng hải đã chuyển từ việc xây dựng chính sách phát triển vận tải biển đơn thuần như vẫn làm trước đây thành chính sách vận tải đa phương thức gắn kết và đồng bộ. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia dự báo thì trong tương lai gần, logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, trong khoảng 10 năm tới khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200 tỷ USD thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics sẽ càng lớn. Do vậy, tham gia hợp tác với các nước trong khu vực để thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics còn non trẻ trong nước là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam hiện nay.

Năm 1992, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sáu nước

– Campuchia, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam – đã gia nhập một chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng - Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS). Mục tiêu của chương trình hợp tác này là tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực, đưa Tiểu vùng Mêkông trở thành một tâm điểm mới của tăng trưởng kinh tế Châu Á. Trong rất nhiều phương diện hợp tác của Tiểu vùng, phát triển giao thông vận tải nói chung và phát triển dịch vụ logistics nói riêng được coi là một mục tiêu đặc biệt quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước thành viên tăng cường chia sẻ nguồn lực, thúc đẩy sự lưu thông của người và hàng hoá, qua đó, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của Tiểu vùng.

Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động logistics của Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên trong Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các nước khác trong GMS. Xuất phát từ thực tế đó, khoá luận của tôi hướng tới tìm hiểu về “Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mêkông mở rộng” để từ đó chỉ ra được những bất cập trong hợp tác về logistics của Việt Nam với Tiểu vùng và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác về logistics nói riêng và đẩy mạnh phát triển kinh tế Tiểu vùng nói chung.

2. Mục đích nghiên cứu:


Mục đích của khoá luận bao gồm:

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước khác trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng;

- Tìm ra những hạn chế mà Việt Nam đang mắc phải;

- Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy việc hợp tác về logistics trong Tiểu vùng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động logistics của Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác với các nước thành viên khác của Tiểu vùng Mêkông mở rộng.

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động hợp tác về logistics trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng từ khi được thành lập (năm 1992) đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vào nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội. Đồng thời, sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, điều tra chuyên gia…

5. Bố cục của khoá luận


Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của khoá luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hợp tác logistics trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS)

Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng Mêkông mở rộng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác về logistics giữa Việt Nam với Tiểu vùng Mêkông mở rộng

Tuy nhiên, do logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, mặt khác, thời gian nghiên cứu và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn có hạn, nên khoá luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo và tất cả những độc giả quan tâm đến vấn đề đặt ra ở đây để khoá luận có thể được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC LOGISTICS TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS)‌‌

I. TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG (GMS)


1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của GMS


1.1 Lịch sử hình thành:


Đông Nam Á có một con sông lớn đi qua nhiều nước. Đó là sông Mêkông, được coi là sông “Đa-nuýp” của phương Đông. Với tổng diện tích lưu vực là

795.000 km2 và tổng lượng dòng chảy khoảng 475 tỉ m3/năm, sông Mêkông xếp thứ

21 trong số các lưu vực sông rộng nhất thế giới và xếp thứ 8 trong số các con sông nhiều nước nhất trên thế giới. Nhờ điều kiện địa lý thuỷ văn thuận lợi như vậy, sông Mêkông có trữ lượng thuỷ điện dồi dào với trữ lượng 30.000 MW công suất, khoảng 13 triệu héc-ta cho gieo trồng, hơn 1.000 loài cá với lượng đánh bắt hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn [7]. Dòng sông Mêkông và các chi lưu của nó cũng tạo thành một mạng lưới đường thuỷ thuận lợi, vừa phục vụ giao thông vận tải, vừa phục vụ du lịch… Tất cả những tiềm năng đó đã và đang được khai thác, sử dụng phục vụ đời sống của hơn 60 triệu người dân ven sông.

Hợp tác quốc tế phát triển Tiểu vùng sông Mêkông đã được bắt đầu từ năm 1957 khi Uỷ ban kinh tế của Liên Hợp Quốc về Châu Á và vùng Viễn Đông (ACAFE) thành lập Uỷ ban Mêkông gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của Uỷ ban Mêkông bị hạn chế do chiến tranh triền miên và nạn diệt chủng tại Campuchia. Đến khi hoà bình và ổn định được thiết lập vững chắc ở Đông Dương, hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mêkông mới thực sự phát triển.

Với nỗ lực nhằm hỗ trợ quốc gia thành viên đang phát triển có thể cải thiện được tình hình kinh tế và xã hội, năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đề xuất sáng kiến thành lập nên Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) bao gồm 6 nước và vùng lãnh thổ là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh

Vân Nam Trung Quốc (Trung Quốc tuy chỉ có một tỉnh thuộc không gian của Tiểu vùng song vẫn tham gia với tư cách là một quốc gia).

Bản đồ 1: Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS)


Nguồn Báo Vietnamnet Năm 2002 theo đề nghị của Trung Quốc tỉnh Quảng Tây 1

Nguồn: Báo Vietnamnet


Năm 2002, theo đề nghị của Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây được tham gia vào các hoạt động của hợp tác GMS. Do đó, không gian hoạt động quốc tế của GMS được mở rộng ra lớn hơn nhiều so với diện tích lưu vực sông Mêkông cùng với các sông nhánh của nó. Điều này cắt nghĩa cho từ “mở rộng” trong tên gọi của Tiểu vùng.

Về vị trí địa lý, GMS là bản lề, là ngã ba giao lưu giữa ba vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Có thể nói, GMS nằm giữa những vùng mới nổi năng động và phát trỉên nhất hiện nay.

Những cơ sở chủ yếu dẫn tới sự hình thành GMS bao gồm:

- Thứ nhất, sông Mêkông là “sợi dây tự nhiên” nối liền các quốc gia trong GMS với nhau. Các quốc gia GMS ngày càng nhận thức sâu sắc rằng phải phối hợp và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng to lớn của sông Mêkông, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Thứ hai, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tạo nên nhu cầu tăng cường quan hệ và hợp tác giữa các nước trong GMS cả về kinh tế, chính trị và văn hoá.

- Thứ ba, các nước trong GMS được sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, mà đặc biệt là Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy sự hình thành, duy trì và mở rộng các hoạt động hợp tác Tiểu vùng.

1.2 Mục tiêu hoạt động:

GMS với diện tích là 2,6 triệu km2 và dân số trên 255 triệu người (năm 2006) [44], là một khu vực được đánh giá là giàu tài nguyên thiên nhiên và có lợi thế về nguồn nhân lực. Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dân số. Đó cũng chính là lực lượng tiềm năng cho phát triển công nghiệp. Tuy đa dạng về ngôn ngữ, dân tộc và văn hoá, song lại có thể chia sẻ được với nhau và có mối quan hệ khăng khít.

Vào đầu những năm 90, sau khi nội chiến ở Campuchia kết thúc, hơn bao giờ hết, các nước GMS nhận thức được tầm quan trọng của hoà bình đối với phát triển kinh tế. Đứng trước hàng loạt những thách thức như nghèo đói, cơ sở hạ tầng quốc gia hạn chế cả về giao thông, năng lượng, viễn thông, sức khoẻ và giáo dục, Chính phủ các nước GMS đã nhận thức được rằng chỉ có thông qua tăng cường quan hệ hợp tác giữa họ mới hy vọng vượt qua được thực trạng khó khăn này. Cũng vào thời điểm này, những lợi thế cho phát triển về nguồn nhân lực và tài nguyên đã tạo điều kiện cho GMS trở thành một trọng tâm phát triển mới của Châu Á và nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, trước hết là ADB. Năm 1992, dưới sự

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí