VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ HƯƠNG GIANG
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM SAU KHI CÓ LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số : 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ ĐÌNH ÁNH
HÀ NỘI, 2017
TÊN ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM SAU KHI CÓ LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI
HỌC VIÊN: TRỊNH THỊ HƯƠNG GIANG
Lớp; Tài chính - Ngân hàng, Khóa IV đợt 2 năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo qui định của Khoa Tài chính Ngân hàng, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
Vậy tác giả viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Tài chính Ngân hàng xem xét để tác giả có thể bảo vệ Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trịnh Thị Hương Giang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 6
1.1. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi 6
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về BHTG 16
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI 30
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHTGVN 30
2.2. Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 30
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BHTG THEO LUẬT BHTG 60
3.1. Yêu cầu và định hướng tăng cường hoạt động BHTG 60
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động BHTG 63
3.3. Kiến nghị 71
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Bảo hiểm tiền gửi | |
BHTGVN | Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam |
BKS | Ban kiểm soát |
CNTG BHTG | Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi |
GSNH | Giám sát ngân hàng |
GĐ | Giám đốc |
HĐTL | Hội đồng thanh lý |
HĐQT | Hội đồng quản trị |
KSĐB | Kiểm soát đặc biệt |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
NHTW | Ngân hàng Trung ương |
NHNNVN | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
QTDND | Quỹ tín dụng nhân dân |
RCC | Tổng công ty xử lý và tiếp nhận |
OCC | Văn phòng kiểm soát tiền tệ |
PGĐ | Phó giám đốc |
PTGĐ | Phó tổng giám đốc |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
TCTG BHTG | Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi |
TGĐ | Tổng giám đốc |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi - 2
- Số Tiền Bảo Hiểm Được Trả Cho Tất Cả Các Khoản Tiền Gửi Được Bảo Hiểm Của Một Người Tại Một Tctg Bhtg Bao Gồm Tiền Gốc Và Tiền Lãi.
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Về Phát Triển Hoạt Động Bhtg
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
2. Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
Deposit Insurance of Vietnamese | BHTGVN Việt Nam | |
IADI | International Association of Deposit Insurance | Hiệp hội BHTG quốc tế |
FDIC | Federal Deposit Insurance Corporation | Tổ chức BHTG Hoa Kỳ |
DICJ | Deposit Insurance Corporation of Japan | BHTG Nhật Bản |
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 2.2.2: Các nghiệp vụ chính của DICJ |
Hình 2.2.1. Số lượng tổ TCTG BHTG phát sinh phí BHTG qua các năm (giai đoạn từ năm 2007-2016) |
Hình 2.2.2. Phí BHTG thu được theo từng năm |
Bảng 2.1.3: Tổng hợp tình hình chi trả BHTG trước Luật BHTG theo địa bàn (2001 -2012) |
Bảng 2.1.5: Tổng hợp về hoạt động hỗ trợ tài chính |
Biểu 2.2.5: Tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư theo các năm |
PHỤ LỤC |
Hình 1.2.1. Mốc thời gian xử lý và tiếp nhận |
Hình 1.2.2. Quá trình xử lý ngân hàng đổ vỡ của FDIC |
Hình 1.2.3. Quá trình trả tiền bảo hiểm của FDIC |
Hình 2.2: Ngân hàng bắc cầu |
Bảng 1.2.1. Một số mốc thay đổi quan trọng trong chính sách BHTG của FDIC |
Bảng 1.2.2. Các mô hình giám sát, kiểm tra được FDIC triển khai |
Bảng 1.2.3: Các cơ quan quản lý ngân hàng tại Mỹ |
Bảng 2.2: Số QTDND và số sổ tiết kiệm đã được BHTGVN chi trả ( từ năm 2000 - 2016) |
Biểu 2.3: Số lượt kiểm tra theo các năm |
Biểu 2.6.1: Tổng hợp QTDND có vấn đề giai đoạn (2010-2016) |
Biểu 2.6.2: Tổng hợp kết quả thanh lý |
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Mối quan hệ nghiệp vụ giữa DICJ và RCC |
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức BHTGVN hiện nay |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống tài chính, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhờ tiếp thu được công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài, nhưng đồng thời hệ thống tài chính của nước ta cũng phải đối mặt với thách thức của sự cạnh tranh và phát triển với nhiều tổ chức tài chính nước ngoài có tiềm lực vốn lớn và công nghệ cao. Để vượt qua áp lực của sự cạnh tranh, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện cải cách hệ thống tài chính ngân hàng. Theo đó, tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước được thực hiện mạnh mẽ, giảm sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào việc kinh doanh của các TCTD, nâng cao năng lực tài chính, công nghệ, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng… Đồng thời, do tiến trình hội nhập, những động thái của thị trường tài chính thế giới sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh những rủi ro truyền thống, hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta còn phải đối mặt với nhiều rủi ro mới. Làm thế nào để kiểm soát rủi ro, xây dựng niềm tin của công chúng với hệ thống tài chính - ngân hàng là yêu cầu quan trọng đặt ra với Chính phủ nước ta. Hơn thế nữa, hệ thống tài chính, ngân hàng được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế. Sự bất ổn của hệ thống tài chính - ngân hàng sẽ gây ra những bất ổn về mặt xã hội do vậy cần cân bằng giữa sự phát triển mạnh mẽ và sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính-ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã sử dụng công cụ tài chính là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ kiểm soát rủi ro. Hoạt động BHTG ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các TCTG BHTG trong trường hợp tổ chức gặp rủi ro trong kinh doanh tới mức bị phá sản và đóng cửa. Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000, đến nay sau 17 năm hoạt động BHTGVN đã chứng minh được vai trò của mình trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, do thời gian hoạt động chưa nhiều và công tác thông tin tuyên truyền còn có những hạn chế nên công chúng chưa biết nhiều về tổ chức BHTGVN. Trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng nhiều quy định của pháp luật điều chỉnh
lĩnh vực BHTG ở Việt Nam cũng được điều chỉnh để hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính – ngân hàng. Để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và đảm bảo an sinh xã hội, việc ra đời Luật BHTG tại Việt Nam là hết sức cần thiết, xác lập và luật hóa nguyên tắc hoạt động của BHTGVN là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách BHTG góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Xuất phát từ lý do nêu trên, lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật bảo hiểm tiền gửi” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về BHTG như “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của PGS, TS Lê Thị Thu Thủy, nhà xuất bản Đại học Quốc gia năm 2008. Đây là một cuốn sách chuyên khảo có nội dung tổng quan về BHTG, cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về BHTG ở Việt Nam và thế giới, tuy nhiên lại chưa đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của BHTG. Một số công trình khác chủ yếu tập trung vào mô hình tổ chức, quy chế pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ thu phí, thanh lý, thu hồi tài sản, giám sát, kiểm tra, xử lý, lợi ích của BHTG… như “Pháp luật về hoạt động của tổ chức BHTG ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của ThS Nguyễn Cửu Lan Phương, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. TS. Bùi Hữu Toàn năm 2012, “Pháp luật về BHTG ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam. “Bảo hiểm tiền gửi, nguyên lý và định hướng”, TS Nguyễn Thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2004; “Quy chế pháp lý về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam”, Ths Lê Thị Thúy Sen, Viện Nhà nước Pháp luật năm 2008. Ngoài ra một số bài viết về vai trò của tổ chức BHTG, chức năng giám sát của tổ chức BHTG, địa vị pháp lý của tổ chức BHTG…được đăng trên các tạp chí Luật học, tạp chí Tài chính ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Thông tin BHTGVN... Bên cạnh đó, cũng có một số luận án, luận văn chuyên ngành luật kinh tế nghiên cứu về vấn đề này như Luận án TS của Hoàng Thu Hằng năm 2012 về “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”,
theo đó luận án tập trung đi vào nghiên cứu về địa vị pháp lí của tổ chức BHTGVN, mô hình hoạt động, nội dung hoạt động, công cụ thực hiện hoạt động BHTG; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Duy Hoàn năm 2011 về, “Pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” lại tập trung nghiên cứu về nguyên lý tổ chức và hoạt động BHTG tại Việt Nam. Cho đến nay, có thể thấy các công trình chưa đi sâu phân tích khía cạnh quyền và nghĩa vụ hoạt động BHTG của cơ quan BHTGVN.
Đặc biệt, Luật BHTG ra đời có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động của BHTG. Luật BHTG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cơ quan BHTG nhằm nâng cao địa vị pháp lý và xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động BHTG của tổ chức này. Do vậy, việc nghiên cứu sâu khía cạnh tăng cường hoạt động BHTG của cơ quan BHTGVN là rất cần thiết nhằm đánh giá được tính hiệu quả, độc lập và khả năng chủ động trong hoạt động BHTG của cơ quan này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động BHTG trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động BHTG trước và sau khi có Luật BHTG tại cơ quan BHTGVN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động BHTG.
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động BHTG trước và sau khi có Luật BHTG. Luật BHTG ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề gì. Cần làm gì để thực thi Luật BHTG. Luật BHTG cần cụ thể hóa như thế nào. Có cần sửa đổi gì Luật hay không. Tại sao. Nguyên nhân hạn chế tồn tại trong hoạt động BHTG và giải pháp khắc phục.
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động BHTG tại Mỹ, Nhật Bản – hai nước có nền kinh tế thị trường đã xây dựng và vận hành một hệ thống BHTG có hiệu quả về mô hình hoạt động, các nguyên tắc bảo hiểm. Đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ hoạt động BHTG của Mỹ và Nhật Bản, từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động BHTGVN trong thời gian tới.
.....