Hạn Chế Của Giám Sát Và Điều Hành Hoạt Động Trên Ttck


Quản lý TTCK hay nền kinh tế nói chung không phải là chỉ bằng vài biện pháp nặng tay (Quyết định rút tiền trên thị trường quá bất ngờ và lượng tiền rút quá lớn) mà phải bằng khả năng suy đoán nhanh nhạy đòi hỏi nhiều kinh nghiệm...

Các nhà quản lý Việt Nam hầu như chỉ quan tâm đến vấn đề quan trọng nhất để phát triển TTCK: nguồn vốn trong dân hiện nay như thế nào, tỷ lệ những người quan tâm đến CK bao nhiêu; những người có trình độ thế nào, lứa tuổi nào thì quan tâm đến CK, quan tâm đến bất động sản, số còn lại thì gửi ngân hàng và kinh doanh khác.

Ba là, có tình trạng các chính sách, công cụ ban hành phân biệt đối xử giữa các loại hình DN, giữa các nhà đầu tư lớn và nhỏ.

Ví dụ: hành vi sử dụng các công cụ hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư của ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK vượt quá quy định, trái quy định của pháp luật đã làm thị trường phát triển méo mó, sai lệnh, có phần ảo, chỉ mang lại lợi nhuận kếch xù cho nhà đầu tư lớn chi phối thị trường, tạo nguồn thu cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK, làm thiệt hại cho nhà đầu tư yếu thế, nhỏ bé, nhưng cũng gây ra mạo hiểm, rủi ro cho hệ thống tiền tệ, tín dụng. Hiện tượng tranh thủ vốn vay ngân hàng tạm thời nhàn rỗi của DN đưa vào KDCK cũng làm tăng vốn đẩy chỉ số thị trường lên cao với cầu ảo, sử dụng vốn sai mục đích, thường dẫn đến thua lỗ mất vốn, không loại trừ có cả nguồn vốn, kích thích kinh tế trong thời gian qua.

Bốn là, một số chính sách không có tính khả thi, chậm đi vào cuộc sống và khả năng thực thi chính sách còn hạn chế.

Có ý kiến cho rằng TTCK giảm là do quan điểm CPH DN nhà nước trong đấu giá cổ phiếu lần đầu không nhất quán: cần thu nhiều tiền về hay là để phục vụ việc tái cơ cấu hệ thống DN nhà nước. Theo Ủy ban Kinh tế, TTCK trong năm 2007 và những tháng đầu 2008 bộc lộ những hạn chế trên nhiều mặt. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp lý, mặc dù đã có hướng dẫn xử lý nhưng vẫn còn có quy định chưa điều chỉnh như cầm cố CK, tài khoản ủy thác đầu tư; do tính công khai minh bạch thể hiện ở chỗ việc công bố thông tin còn chậm, chất lượng, nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Thứ năm, tính minh bạch của thị trường còn kém.


Các nhà đầu tư rất ấn tượng với những tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng lại tỏ ra nghi ngờ các nhân tố điều chỉnh không minh bạch và tình trạng tham nhũng trong chính phủ. Khi đã mất niềm tin vào thị trường tiền tệ và CK của những quốc gia này, nhà đầu tư sẽ ồ ạt rút tiền ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguyên tắc cơ bản phải được xác lập là: người tổ chức ra thị trường phải ban hành chính sách tốt cho thị trường “chạy” trơn tru. Họ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin do DN công bố để đảm bảo tính xác thực, loại trừ các thông tin không chính xác. Minh bạch kém cũng nghĩa là thông tin chính thống lép vế trước các thông tin không chính thống hành lang, tin đồn, tin nội gián.

2.3.2.5. Hạn chế của giám sát và điều hành hoạt động trên TTCK

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 17

Một là, tuy có nhiều cố gắng song nhìn chung chức năng giám sát và điều hành về cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu của QLNN đối với TTCK, còn để thị trường biến động mạnh gây lo ngại cho các nhà đầu tư.

Trong thời gian qua, TTCK đã có bước phát triển nhanh; tuy nhiên, hoạt động của thị trường cho thấy vẫn chưa thực sự ổn định, nhiều DN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề công bố thông tin. Mặt khác, thị trường GDCK phi tập trung hình thành tự phát, sôi động, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Điều này có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Từ tình hình trên đây các cơ quan chức năng phải có biện pháp cấp bách để quản lý thị trường nhằm ngăn ngừa nguy cơ lừa đảo, đổ vỡ và ảnh hưởng đến thị trường nói chung, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

TTCK là nơi thực hiện vai trò huy động vốn trung hạn, dài hạn cho Chính phủ, DN để đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, diễn biến của thị trường này có biểu hiện không bình thường do hoạt động đầu cơ, trái pháp luật gây nhiễu loạn, ảnh hưởng lớn việc quản lý, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ.

Ngoài những yếu tố khách quan tác động làm tăng, giảm VN-Index, thì nguyên nhân chủ quan do tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm quy định có tính đầu cơ, lũng đoạn, trục lợi đã gây ra tình trạng bất ổn của thị trường để thu lợi lớn. Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng, CTCK, lợi dụng tâm lý phấn khích, đua theo của nhà đầu tư đã tăng cung tiền cho vay vượt nhiều lần giá trị danh mục, ứng trước tiền bán CK


cho nhà đầu tư tạo ra lượng vốn ảo trên thị trường. Nhờ đó, nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào CK lúc giá cao, hy vọng thị trường còn tiếp tục tăng điểm, làm cho VN- Index tăng nhanh. Tuy nhiên, lực đẩy cũng chỉ đưa đến một điểm cao nhất định, thời hạn và điều kiện vay vốn, ứng tiền đã hết, sức ép giải chấp hoàn vốn đè nặng lên nhà đầu tư trong lúc thị trường đang đi xuống, buộc phải tranh nhau bán CK để cắt lỗ, giảm lỗ, hệ quả là VN-Index giảm rất nhanh. Ðiều đáng nói là với vấn đề tin đồn không được kiểm soát, ngăn chặn, giải thích, định hướng kịp thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý TTCK. Một số CTCK thực hiện nghiệp vụ cho phép nhà đầu tư bán CK trong thời gian ngắn hơn quy định kể từ khi khớp lệnh mua, đã gây nên tình trạng bất bình đẳng, tâm lý hoang mang, chạy theo, dẫn đến tình hình bất ổn của thị trường.

Hai là, công tác giám sát tuân thủ pháp luật trên TTCK, cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Một hạn chế mà chúng ta có thể nhận thấy rất rõ trong giai đoạn vừa qua là tình trạng tuân thủ pháp luật của các công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty đại chúng chưa niêm yết, còn chưa nghiêm.

Số lượng quá lớn các CTCK được cấp phép, một mặt đã có những ưu điểm nhất định khi góp phần mở rộng TTCK, đưa TTCK gần hơn tới công chúng đầu tư, mặt khác các tổ chức này, vì lợi nhuận, đã không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, tạo ra sự mất bình đẳng trên TTCK, đã gây ra một số bức xúc trong xã hội, trong khi công tác giám sát hoạt động các tổ chức KDCK còn nhiều bất cập.

Ba là, công tác thanh tra và xử lý vi phạm

Vi phạm pháp luật CK tràn lan, phổ biến là về phát hành và công bố thông tin. Theo công bố của UBCKNN nếu vi phạm CK là 100% thì có tới 75,8 % là về phát hành và công bố thông tin. Thông tin được công bố hiện nay được đánh giá là quá chậm. Theo thông tư hướng dẫn ban hành thời hạn công bố thông tin của Đại hội cổ đông là 24 giờ từ khi xảy ra, công ty đại chúng cũng phải công bố sau 24 giờ từ khi nhận được yêu cầu, công bố thông tin định kỳ là 10 ngày nhưng có DN sau gần 2 tuần từ khi họp Đại hội cổ đông mới công bố.

Nếu có công bố thông tin cũng rất sơ sài: trên sàn Hà Nội có 95,8 % CTNY đã có website của mình nhưng thông tin rất sơ sài. Trên sàn Tp HCM, có 176/177 công


ty có website nhưng có tới 31 công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Một số website không truy cập được.

Hoạt động thanh tra, giám sát TTCK còn bất cập, chế tài xử phạt nhẹ, hiện tượng vi phạm không giảm gây mất lòng tin vào thị trường. Nghị định 36/2007/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK được xây dựng theo khung trần xử phạt vi phạm hành chính tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, tối đa đối với lĩnh vực CK là 70 triệu đồng. Theo số liệu thống kê của UBCKNN, nếu như năm 2007 số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực CK&TTCK chỉ dừng ở con số 82 vụ, năm 2008 là 135 vụ thì trong năm 2009 số vụ vi phạm đã tăng lên 170 vụ. Có thế thấy, cùng với sự phát triển của thị trường, những hành vi vi phạm vẫn không ngừng tăng lên.

Thẩm quyền của các đơn vị thực hiện chức năng thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật đặc thù trong lĩnh vực CK (giao dịch nội gián và thao túng thị trường) còn hạn chế, chưa được quyền điều tra trong lĩnh vực CK. Ở nhiều nước có TTCK phát triển, UBCK có thể được điều tra, ghi âm, phong toả tài khoản và thực hiện nhiều biện pháp khác. Mức xử phạt của họ cũng rất nặng. Tuy nhiên, ngay cả những nước này, điều tra 50 vụ cũng chỉ xử lý được 1 - 2 vụ. Trong khi tại Việt Nam, UBCKNN chưa có các thẩm quyền trên, chưa kể mức phạt còn thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ. UBCKNN đã phát hiện nhiều vụ việc, song việc điều tra, xử phạt hành vi vi phạm này rất khó.

Hoạt động giám sát TTCK của cơ quan quản lý, tổ chức thị trường còn mang nặng tính thủ công (thậm chí tại UBCKNN còn chưa có hệ thống kết nối trực tiếp với các SGDCK để phục vụ công tác nghiên cứu, giám sát giao dịch) nên hiệu quả giám sát còn hạn chế. Nhằm hỗ trợ cho cán bộ thực hiện công tác giám sát, UBCKNN đang sử dụng vốn dự án do nước ngoài tài trợ để đầu tư một hệ thống giám sát hiện đại. Tuy nhiên, từ khâu khởi động đến thiết kế phần mềm, chạy thử hệ thống đòi hỏi khá nhiều thời gian và thủ tục nên trong từ một đến hai năm tới chưa thể có ngay một hệ thống giám sát đáp ứng yêu cầu của công tác giám sát giao dịch. Trước mắt, UBCKNN đang nhờ chuyên gia xây dựng một phần mềm giám sát tạm thời để hỗ trợ một phần công tác giám sát giao dịch (tuy nhiên, đến thời điểm này, phần mềm tạm thời chưa được hoàn tất và đưa vào triển khai).


Kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ giám sát còn thiếu mặc dù được chú trọng đào tạo và nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng, bởi vì kinh nghiệm phát hiện, xử lý sai phạm không thể có được trong ngày một ngày hai. Đây là vấn đề khá hóc búa của công tác giám sát giao dịch cần phải được khắc phục.

Bốn là, chưa có hệ thống kiểm soát rủi ro cho thị trường vốn Việt Nam

Theo quy định của Luật CK, tất cả các CTCK, các CTNY CK trên thị trường đều phải công khai minh bạch thông tin, phải được kiểm toán nghiêm túc, đồng thời phải tăng cường kiểm soát việc bán khống trên thị trường. Hiện nay, việc bán cổ phần khống, bán quyền mua cổ phần, bán năm công tác…khá phổ biến trên thị trường tự do, những hoạt động này là không hợp pháp. Tuy nhiên, người dân do thói quen, do tâm lý bầy đàn, do ham lời nên họ vẫn mua bán như thế trên thị trường tự do, các cơ quan quản lý rất khó kiểm soát.

Đối với các CTCP thì nghị quyết của đại hội cổ đông là quan trọng nhất. Trong nghị quyết của đại hội cổ đông sẽ có quy định về giá cổ phiếu được phát hành nhưng phải cùng một mệnh giá. Trường hợp một vài công ty có một số cổ đông chiếm cổ phần ưu thế giành quyền mua giá thấp hơn so với các cổ đông phổ thông là không phù hợp với quy định của Luật DN. Nếu có hiện tượng trên, trước hết các cổ đông trong DN cùng phải có ý kiến, và thông qua hội nghị cổ đông của DN để kiến nghị không cho phép bán với giá chênh lệch như thế.

Một khía cạnh khác, nếu việc mua bán cổ phiếu có mức giá khác nhau được thực hiện trên TTCK thì lúc này giá cả là do thị trường điều chỉnh. Điều này không liên quan gì đến việc quy định giá của công ty.

Năm là, chưa có hoạt động chống rửa tiền một cách mạnh mẽ

Hiện nay ở Việt Nam việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến, cho nên hoạt động rửa tiền cũng rất khó kiểm soát. SGDCK đang phối hợp với NHNN, UBCKNN tăng cường các biện pháp quản lý và cố gắng đưa ra những giải pháp để hạn chế bớt hoạt động rửa tiền thông qua TTCK.

Để thực hiện việc hạn chế rửa tiền qua TTCK, trước hết cần phải tăng cường việc thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là biện pháp được áp dụng chủ yếu ở các nước khác trên thế giới. Thứ hai là phải tăng cường việc kê khai tài sản, minh bạch tài sản, minh bạch thông tin. Nếu thực hiện tốt được các nội dung này thì chúng ta


có thể chống được hoạt động rửa tiền không chỉ trên TTCK. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này còn khá xa bởi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi. Hiện các nước tiên tiến trên thế giới cũng có hoạt động rửa tiền chứ không riêng gì Việt Nam, kể cả những nước đã áp dụng các biện pháp quản lý tối tân nhất. Tuy nhiên, các cơ quản QLNN phải tăng cường các biện pháp giám sát để hạn chế tối đa hoạt động rửa tiền.

Đối chiếu với 7 nhóm tiêu chí đánh giá QLNN đối với TTCK thì nhược điểm chủ yếu nằm ở khâu nội dung quản lý phát hành, kiểm tra giám sát giao dịch KDCK, điều hành thị trường còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển TTCK lành mạnh, để góp phần tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế

Các hạn chế trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian qua đã đề cập ở trên được bắt nguồn từ cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cơ bản sau đây.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân chi phối Thoát thai từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, lại quản lý một lĩnh

vực mới chưa có tiền lệ nên không tránh khỏi những sai lầm. Với suy nghĩ chủ quan của nhà quản lý chúng ta xây dựng bộ máy quản lý, tạo lập môi trường dựa trên nhận thức và cả những quán tính cơ chế cũ để lại; điều hành dựa trên hiểu biết chủ quan. Điều này phải được nhận thức để tự giác phấn đấu năng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Thứ hai, hoạt động giám sát, quản lý vĩ mô đối với TTCK đòi hỏi sự phối hợp cộng tác giữa các Bộ, các ngành nhưng còn bất cập.

Cơ chế phối kết hợp trong quản lý, giám sát giữa các cơ quan quản lý còn chưa được khai thông, chưa được thực hiện hiệu quả. TTCK dần trở thành một cấu thành của thị trường tài chính, bên cạnh thị trường như tiền tệ. Ngoài ra, sự liên thông giữa các thị trường mới hình thành nhưng phát triển quá nhanh, chưa được quản lý và giám sát kịp thời như thị trường vàng, thị trường bất động sản trong giai đoạn 2006-2009 vừa qua, đã cho thấy hoạt động QLNN phải nâng lên một tầm cao mới.


Hoạt động quản lý TTCK liên quan đến chế độ chính sách của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có sự liên thông nhau: vấn đề tiền tệ, tài chính ngân hàng, đầu tư, bất động sản... Quản lý TTCK bị chia xẻ: UBCKNN là chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các DN có vốn ĐTNN; NHNN quản lý các tổ chức tín dụng; Bộ Tài chính quản lý trái phiếu, cổ phiếu. Ở Việt Nam hoạt động QLNN đối với từng ngành trở thành cát cứ riêng theo từng lĩnh vực thiếu sự điều hành tập trung thống nhất của nhà nước. Đặc điểm này ảnh hưởng rất nhiều đến tổ chức điều hành các cấp của nhà nước nói chung và UBCKNN nói riêng.

Trong công tác chỉ đạo phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan với Bộ Tài chính và UBCKNN trong xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lý đối với các hoạt động của TTCK chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo công chúng, dẫn đến tình trạng các cơ sở pháp lý và chính sách quản lý phát triển TTCK được ban hành chưa đầy đủ, đồng bộ chặt chẽ và mang tính thực tiễn.

Liên quan đến năng lực giám sát vĩ mô, TTCK càng phát triển thì vừa qua càng xuất hiện nhiều vi phạm mà nổi bật là các vi phạm công bố thông tin trong khi chế tài xử phạt quá yếu. Điều này một phần do chất lượng và số lượng cán bộ của UBCKNN yếu và thiếu. Cơ chế vận hành của UBCKNN trước đây vẫn mang tính chất của một cơ quan hành chính. Do đó, sự phản ứng đối với thị trường có tính biến động cao như TTCK còn nhiều hạn chế và cản trở và có những xử phạt chưa cao, xuất phát từ cơ chế, chế tài xử phạt vướng qui định của Pháp lệnh về xử phạt nên mức tối đa cũng chỉ 70 triệu đồng. UBCK cũng mới tập trung được vào những vụ việc lớn để có tính chất răn đe cao. Từ đó ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện giám sát thanh tra các hoạt động nghiệp vụ.

Thứ ba, các nhược điểm kể trên đều có nguyên nhân sâu xa là do cơ chế QLNN đối với TTCK chưa thay đổi kịp với tình hình biến động của thị trường.

Thẩm quyền của UBCKNN trong việc cưỡng chế thực thi các quy định pháp lý còn bị hạn chế, tính độc lập chưa cao trong khi năng lực, trình độ quản lý của một


bộ phận cán bộ của UBCKNN chưa thực sự được nâng cấp, tương ứng với tốc độ tăng về quy mô, tính phức tạp, số lượng các chủ thể tham gia TTCK.

Thị trường đang mong chờ việc rút ngắn thời gian giao dịch từ T+4 xuống T+1, chứ không chỉ là T+2, và hơn thế nữa là cho phép mua bán cùng loại CK trong ngày. UBCK cũng muốn ban hành quy chế rút ngắn thời gian giao dịch nhưng Bộ Tài chính mới là người ra quyết định rồi sau đó TTLKCK lại phải lên tiếng là đã sẵn sàng hay chưa. Bởi vậy sự chậm chễ sẽ là đương nhiên.

Mặt khác để phát triển TTCK các cơ quan QLNN có lẽ muốn nương tay với các DN, các chính sách quản lý của Nhà nước còn thả lỏng đối với các tổ chức PHCK chưa niêm yết và chưa có ĐKGD. Các TCNY và các tổ chức ĐKGD phải thực hiện các nghĩa vụ kiểm toán, công bố thông tin khá chặt chẽ, trong khi đó, các tổ chức chưa niêm yết, chưa ĐKGD lại không phải thực hiện nghĩa vụ kiểm toán. Việc không bắt buộc thực hiện kiểm toán vừa không tạo ra áp lực về việc thực hiện nghĩa vụ này, vừa là “chỗ dựa” cho sự tồn tại các hoạt động thiếu minh bạch và gian lận của các tổ chức kinh tế. Không tham gia niêm yết và không ĐKGD, lãnh đạo của những DN này vừa không phải chịu áp lực về nghĩa vụ kiểm toán và công bố thông tin vừa không phải chịu áp lực của thị trường, đồng thời không bị phơi bầy những “khuyết tật” về thực trạng hoạt động. Nhưng ủ bệnh lâu ngày nếu bị phơi bày sẽ gây hậu quả lớn hơn.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn nhỏ bé khiêm tốn so với yêu cầu hoàn thiện QLNN đối với TTCK

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu kém kết hợp với hệ thống các chỉ tiêu giám sát còn chưa được hoàn thiện, chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường. Hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt phân hệ giám sát thị trường còn thiếu nhiều chức năng, ảnh hưởng đến khả năng quản lý, giám sát thị trường theo chuẩn mực quốc tế.

Về hạ tầng xã hội, nhận thức của công chúng nói chung và các nhà đầu tư nói riêng còn bất cập, nhiều nhà đầu tư theo phong trào, theo đám đông không tìm hiểu

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí