Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 18


kỹ các qui định, chính sách, chế độ của nhà nước dẫn tới vi phạm trong đăng ký, giao dịch, chào bán... vô tình tiếp tay cho các hoạt động đầu cơ trục lợi trên thị trường.

Hạ tầng công nghệ của các Sở giao dịch, các thành viên vẫn còn nhiều điều bất cập. Hoạt động KDCK diễn ra sôi động đòi hỏi QLNN phải tự động hóa hoạt động và tự động hóa thanh tra mới có thể thanh tra, giám sát tình hình. Nếu QLNN bằng phương tiện thủ công sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ năm, trình độ cán bộ QLNN đối với TTCK còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường.

Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả QLNN. Đòi hỏi cán bộ quản lý TTCK phải được đào tạo bài bản để có nhận thức về yêu cầu, chuyên môn nghiệp vụ, để hiểu biết và dự báo được diễn biến của thị trường, nhìn rõ về bản chất các hoạt động nghiệp vụ, tiên lượng những vi phạm có thể xảy ra để cảnh báo, điều chỉnh kịp thời.

2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, trình độ phát triển kinh tế còn thấp.

Quy mô và trình độ phát triển thấp không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển các mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó có TTCK, mà nó còn ảnh hường đến phương pháp quản lý của Nhà nước đối với các chủ thể và các hoạt động của nền kinh tế. Khi trình độ phát triển kinh tế còn thấp kém thì các chính sách và biện pháp quản lý của Nhà nước thường nặng về mệnh lệnh hành chính và đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển của các yếu tố kinh tế, ảnh hưởng đến QLNN đối với TTCK.

Thứ hai, xuất phát điểm của TTCK nước ta rất thấp trong khi đó TTCK là một lĩnh vực có sự biến đổi nhanh chóng.

TTCK Việt Nam chỉ mới bắt đầu hình thành, tuy nhiên đã phát triển quá nhanh, vượt qua mọi dự đoán cũng như các mục tiêu đặt ra trước đó, điều này đặt các cơ quan QLNN ở vào thế bị động, nhất là khi chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý TTCK.


Trong điều kiện xuất phát điểm của TTCK rất thấp thì các cơ sở pháp lý, các chính sách và biện pháp quản lý, phát triển TTCK của Nhà nước chưa thể hoàn chỉnh. Mặt khác, TTCK là một lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm và có sự biến đổi nhanh chóng, thường nảy sinh những vấn đề mới mà chính sách của Nhà nước chưa thể bao quát hết vì chưa có tiền lệ, dẫn đến sự lạc hậu nhanh chóng của chính sách công cụ quản lý so với thực tiễn phát triển của TTCK.

Thứ ba, Việt Nam đang trên đường hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Hội nhập KTQT cũng đã tạo ra nhiều thách thức cho các cơ quan QLNN.

Việt Nam giờ đây là thành viên chính thức của WTO, hoà chung vào xu thế của thế giới, chúng ta đang phải thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO và hội nhập vào KTQT khá sâu rộng. Quá trình hội nhập này đã tác động và làm cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng, đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đặc biệt là có sự xuất hiện của các yếu tố quốc tế. Lĩnh vực CK&TTCK cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập này. Trong điều kiện như thế, các chính sách và biện pháp quản lý của nhà nước nói chung và TTCK nói riêng chưa theo kịp sự biến đổi của kinh tế - xã hội nên đã nảy sinh những hạn chế, bất cập nhất định cản trở sự phát triển của thị trường.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Dựa trên cơ sở nhận thức những nội dung cơ bản và vai trò QLNN đối với TTCK , chương 2 của luận án đã trình bày khái quát về tình hình phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây và đi sâu phân tích QLNN về các mặt: xác định mục tiêu quản lý; tạo lập môi trường luật pháp; tổ chức bộ máy quản lý; ban hành các chính sách, công cụ quản lý, thực hiện giám sát và điều hành TTCK. Thông qua nghiên cứu toàn diện QLNN trong thời gian qua của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN, Luận án đã rút ra năm thành tựu và sáu nhược điểm của cơ quan quản lý đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại nói trên. Đây là những ưu nhược điểm được rút ra từ nhận thức lý luận và khảo sát thực


tiễn QLNN trong thời gian qua tạo nên cơ sở khoa học cho việc tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


3.1. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK

3.1.1. Nội dung cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO về TTCK

Tham gia WTO là sự kiện hoàn tất quá trình hội nhập KTQT, bởi vậy nội dung cam kết gia nhập WTO bao hàm đầy đủ nhất của quá trình hội nhập. Nội dung cam kết về CK & TTCK nằm trong phần mở cửa thị trường dịch vụ. Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN)

Thứ nhất, phần cam kết chung bao gồm tất cả các nội dung cam kết được áp dụng cho tất cả các dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Về cấu trúc Biểu cam kết dịch vụ gồm bốn cột: mô tả phân ngành, cột hạn chế tiếp cận thị trường, cột hạn chế đối xử quốc gia và cột cam kết bổ sung.

Việt Nam đã đưa vào Biểu cam kết chung các nội dung sau:

- Nhìn chung các DN dịch vụ nước ngoài được phép thiết lập hiện diện thương mại (phương thức 3) dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh 100% vốn nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng không được phép tham gia kinh doanh sinh lời. Công ty nước ngoài không được phép hiện diện tại Việt nam dưới hình thức chi nhánh trừ những ngành được phép. Đồng thời bảo lưu các ưu đãi trước khi gia nhập WTO. Tổ chức cá nhân nước ngoài được góp vốn dưới hình thức cổ phần không vượt quá 30 %. Một năm sau hạn chế sẽ được bãi bỏ ( trừ ngân hàng thương mại và những ngành không cam kết).

- Cho phép các nhà quản lý điều hành, chuyên gia nước ngoài của DN đã hiện diện thương mại được nhập cảnh và lưu trú trong thời gian đầu là 3 năm và có thể được gia hạn. Tối thiểu 20 % giám đốc điều hành các chuyên gia phải là người Việt Nam.


Bảng 3.1: Cam kết cụ thể trong lĩnh vực CK


Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ở nước ngoài (3) Hiện diện

thương mại (4) Hiện diện thể nhân


Ngành và phân ngành


Hạn chế về tiếp cận thị trường


Hạn chế đối xử quốc gia

Cam kết bổ

sung

C.Chứng khoán

(1) Chưa cam kết,

(1) Chưa cam kết


(f) Giao dịch cho tài khoản của mình

ngoại trừ các dịch vụ


hoặc cho tài khoản của khách hàng tại

(k) và C (l)


SGDCK hay các thị trường khác

(2) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

những sản phẩm sau:

(3) Ngay khi gia

(3) Không hạn chế

- Các công cụ phái sinh, bao gồm cả

nhập, các nhà cung


hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền

cấp dịch vụ CK


lựa chọn

nước ngoài được lập


- Các CK có thể chuyển nhượng

văn phòng đại diện


- Các công cụ có thể chuyển nhượng

và công ty liên


khác và các tài sản tài chính, ngoại trừ

doanh với đối tác


vàng khối

VN trong đó tỷ lệ


(g) Tham gia vào các đợt phát hành

vốn góp của phía


mọi loại CK, bao gồm cả bảo lãnh

nước ngoài không


phát hành và làm đại lý bán (chào bán

vượt quá 49 %.


ra công chúng hoặc chào bán riêng),

Sau 5 năm kể từ


cung cấp các dịch vụ liên quan đến các

ngày gia nhập, cho


đợt phát hành đó.

phép thành lập DN


(i) Quản lý tài sản như quản lý danh

CK 100 % vốn nước


mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu

ngoài.


tư tập thể, quản lý quĩ hưu trí, các dịch

Đối với các dịch vụ


vụ lưu ký và tín thác

từ C(i) tới C(l), sau


(j) Các dịch vụ thanh toán và thanh

5 năm kể từ ngày gia


toán bù trừ CK, các công cụ phái sinh

nhập, cho phép các


và các sản phẩm liên quan đến CK

nhà cung cấp dịch


khác

vụ CK nước ngoài


(k) Cung cấp và chuyển thông tin tài

thành lập chi nhánh


chính, các phần mềm liên quan của

các nhà cung cấp dịch vụ CK

(l) Tư vấn trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến CK, ngoại trừ

(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết nền chung


(4) Chưa cam kết trừ cam kết chung

các hoạt động tại tiểu mục (f), bao



gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh



mục đầu tư, tư vấn về thâu tóm công



ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty



(đối với dịch vụ khác tại tiểu mục(l),



tham chiếu tiểu mục(l) trong phần cam



kết về dịch vụ ngân hàng)



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 18

Nguồn: Các văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam- Uỷ ban quốc gia về hợp tác KTQT, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 848.


Thứ hai, về phương thức cung cấp dịch vụ: theo GATS qui định bốn phương thức cung cấp dịch vụ liên quan đến CK & TTCK sau:

- Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác

Nước A Nước B

Khách hàng (KH) từ nước A ------------------ Nhà cung cấp (NCC) nước B


- Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ

Nước A Nước B

KH từ nước A -------- KH từ nước A ----------- NCC nước B Hoặc

Cty nước A -----------Chi nhánh nước ngoài của Cty nước A------NCC nước B


- Phương thức 3: Hiện diện thương mại: người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ:

Nước A Nước B

KH từ nước A----Chi nhánh nước ngoài của Cty nước B-------Cty nước B


- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân: theo đó thể nhân cung cấp cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ:

Nước A Nước B

KH từ nước A--Khách KD tạm thời đến từ nước B--------- NCC nước B


Nội dung Biểu cam kết và phương thức cung cấp dịch vụ CK trên đây ảnh hưởng tới các cơ quan QLNN và các chủ thế hoạt động trên TTCK được phân tích cụ thể dưới đây


3.1.2. Tác động của hội nhập KTQT tới cơ quan QLNN đối với TTCK

Một là, phải thực hiện các cam kết và nghĩa vụ trong hội nhập

Là thành viên của WTO, Chính phủ và các cơ quan QLNN phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trên cơ sở quyết định của Quốc hội phê chuẩn tham gia các tổ chức quốc tế, Chính phủ phân công các Bộ ngành ở trung ương chuẩn bị ban hành các quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thực hiện. Là nước đi sau chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng thách thức là xuất phát điểm của ta còn thấp mà vẫn phải tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ khi tham gia.

Theo cam kết đến năm 2012, việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn với nhà ĐTNN trong các CTCK, CTQLQ sẽ được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát luồng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn trong nước ra, cũng như các định chế tài chính trung gian hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đối với TTCK và ngân hàng cũng sẽ dần được gỡ bỏ. Đây sẽ áp lực cạnh tranh rất lớn khi gia nhập WTO đặc biệt là vào năm 2012.

Việt Nam sẽ phải mở rộng thông thương TTCK, trước hết là trong khối ASEAN. Hiến chương ASEAN cam kết 2015 ASEAN sẽ giống như thị trường châu Âu (EU), tức là dòng vốn ra vào các nước ASEAN là hoàn toàn tự do.

Trong lĩnh vực CK & TTCK có qui định tỷ lệ tham gia góp vốn của các nhà ĐTNN vào TTCK. Căn cứ vào cam kết, Nhà nước phải xây dựng lộ trình phù hợp với tình hình của đất nước, lường trước những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện để chủ động tháo gỡ. Đây là việc làm khó khăn vì các thành viên thị trường đôi khi cho rằng hội nhập là việc của các cơ quan nhà nước không liên quan tới họ. Khi các chính sách, chế độ ban hành và bắt đầu đi vào thực hiện các đơn vị cơ sở mới kêu. Đây là thách thức lớn nhất với cơ quan quản lý vì có rất nhiều nội dung liên quan cần thực hiện đôi khi cơ quan quản lý cũng không lường hết được các vướng mắc sẽ nảy sinh khi thực hiện. Mặt khác cam kết chỉ có một nhưng lại có sự hiểu khác nhau ở cả cơ quan quản lý và các đơn vị trên thị trường.

Hai là, phải bảo đảm minh bạch hóa chính sách của Chính phủ và cơ quan quản lý

Công khai và minh bạch là nguyên tắc đầu tiên của WTO, đòi hỏi các cơ quan


QLNN phải minh bạch hóa và công bố chính sách cho các chủ thể hoạt động trên TTCK biết để họ chủ động đầu tư kinh doanh theo của nhu cầu thị trường. Để thực hiện điều này Nhà nước phải nội luật hóa các cam kết trong khuôn khổ luật pháp theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đây là thách thức rất lớn đối với cơ quan QLNN các cấp phải chuyển hướng lãnh đạo kinh tế từ phương thức trực tiếp sang gián tiếp, điều hành TTCK không phải trực tiếp bằng mệnh lệnh hoặc cho phép như trước khi gia nhập WTO mà phải điều hành bằng phương thức gián tiếp thông qua các chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn, thông qua luật pháp, chính sách, các qui định, các chuẩn mực.

Đặc biệt, việc đầu tư theo đám đông đã gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt…để trục lợi. Tâm lý mua bán theo đám đông lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm phát. Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, NHNN tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ TTCK.

Muốn vậy tri thức của người làm QLNN phải cao hơn doanh nhân và các nhà đầu tư để định hướng đẫn dắt họ trong hoạt động trên thị trường.

Ba là, phải cải tiến thủ tục hành chính trong QLNN để tạo mọi thuận lợi cho hoạt động đầu tư và KDCK

Sản phẩm QLNN bao giờ cũng là các chính sách chế độ đi kèm với trình tự thực hiện các chính sách đó còn được gọi là thủ tục hành chính. Từ việc cho phép DN niêm yết, phát hành cổ phiếu, chuẩn bị các thủ tục thực hiện các giao dịch trên thị trường. Việc đăng ký, cấp phép được bán cổ phiếu, thành lập các cơ quan trung gian như CTCK, quỹ ĐTCK, thành lập các SGDCK... cần bảo đảm tuân thủ qui định của nhà nước bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư lại phải thông thoáng, nhanh gọn để các nhà đầu tư, các đơn vị dịch vụ không cảm thấy bị ”hành là chính”.

Hệ thống cấp phép và điều kiện kinh doanh của Việt Nam còn yếu và thiếu số liệu về cấp phép và các yêu cầu đôi khi không rõ ràng. Không chỉ với các chủ thể là người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài, các điều kiện các yêu cầu cần rõ ràng minh bạch, người nộp đơn có quyền khiếu nại nếu bị từ chối. Các cơ quan QLNN phải bảo đảm rằng các thủ tục này không trở thành rào cản đối với hoạt động

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí