Thành Tựu Trong Xác Định Mục Tiêu, Xây Dựng Chiến Lược Và Kế Hoach Phát Triển Ttck


các khiếu nại, tố cáo.

- Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm tra nhằm xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế và các đoàn thể, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngày 29-6- 2006, Quốc hội đã thông qua Luật CK số 70/QH 11 áp dụng từ 1- 1- 2007 bao gồm 11 chương, 136 điều qui định toàn diện các hoạt động trên TTCK ; trong đó có chương 9 Thanh tra và xử lý vi phạm. Đây là văn bản pháp lý cao nhất để thực hiện thanh tra giám sát hoạt động trên TTCK.

Thanh tra UBCKNN phối hợp với Bộ Công an cùng xây dựng Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA về hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CK&TTCK (được ban hành ngày 11/3/2009).

Về công tác giám sát của UBCKNN đối với hoạt động của SGDCK, TTLKCK: theo khoản 1, điều 8 Luật CK và khoản 5, khoản 6 điều 2 Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 (quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN) của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm của UBCKNN: UBCKNN không còn là đơn vị “cấp trên” đối với SGDCK, TTLKCK như trước đây mà đóng vai trò một cơ quan quản lý đối với hoạt động trong lĩnh vực CK của SGDCK, TTLKCK. Ngày 23/7/2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 151/2009/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát của UBCKNN đối với hoạt động trong lĩnh vực CK của SGDCK, TTLKCK để cụ thể hóa các nội dung giám sát của UBCKNN đối với các DN “đặc biệt” này.

Trong giai đoạn đầu tập trung vào công tác xây dựng và phát triển TTCK, về hoạt động giám sát GDCK có 02 văn bản chủ yếu là Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, quy định các nghĩa vụ công bố thông tin của thành viên thị trường khi tham gia nắm giữ và GDCK; Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK. Sau giai đoạn này, ngày 31/12/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế Giám sát GDCK trên TTCK để tạo khung pháp lý cho hoạt động giám sát của UBCKNN đối với GDCK. Theo văn bản này, hệ thống giám sát GDCK được tổ


chức thành 2 cấp: SGDCK giám sát hoạt động GDCK tại SGDCK và UBCKNN giám sát hoạt động giao dịch, cung cấp các dịch vụ GDCK trên toàn bộ thị trường, bao gồm hoạt động của các SGDCK, TTLKCK, CTNY, CTCK, CTQLQ ĐTCK, quỹ ĐTCK, công ty ĐTCK, người hành nghề, nhà đầu tư và các tổ chức liên quan khác.

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ qui định, Bộ Tài chính UBCKNN, các SGDCK đã thực hiện thanh tra, giám sát TTCK từ đầu vào đến đầu ra các hoạt động giao dịch, kinh doanh CK trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với CTCK và CTQLQ gồm ba nhóm chỉ tiêu (đánh giá hoạt động chung như nguồn vốn, tỉ lệ gia tăng thu nhập, khả năng cạnh tranh; đánh giá về lợi nhuận; đánh giá về khả năng thanh toán). Hệ thống này gồm mười chỉ tiêu giám sát CTCK và sáu chỉ tiêu giám sát CTQLQ. Đây là công cụ để UBCKNN theo dõi, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh và chấp hành pháp luật về CK của các CTCK và CTQLQ. Thông qua đó cũng hoạch định được các chính sách nhằm phát triển TTCK, phát hiện sớm và dự báo được các sai sót có thể nảy sinh.

- Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động của các CTNY, CTCK, CTQLQ, giám sát hoạt động giao dịch thực hiện tại các SGDCK; đặc biệt quan tâm giám sát quĩ đầu tư, các quĩ này cần phải thực hiện đăng kí công bố thông tin theo qui định của Luật CK

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 14

- UBCKNN thực hiện công tác thanh tra định kỳ và bất thường đối với các SGDCK, TTLKCK. Bên cạnh đó còn tăng cường kết hợp giám sát giữa các đơn vị thuộc UBCKNN; các SGDCK, TTLKCK cũng như tăng cường phân cấp, uỷ quyền công tác giám sát, thanh tra thành viên trên thị trường.

- Từ bài học của khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ cho rằng cần quản lý dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra bài học trái ngược nhưng lại hoàn toàn chính xác: mở cửa thị trường vốn đôi lúc sẽ gây ra tác hại trái ngược, và Chính phủ có thể sử dụng việc kiểm soát vốn như những công cụ điều tiết để phát triển đất nước và duy trì sự ổn định. Đại diện tiêu biểu của quan điểm này chính là nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, cựu Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông cũng là giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Trong bài trả lời


phỏng vấn của báo chí mới đây, khi được hỏi về những nguy cơ rủi ro tại TTCK châu Á, Stiglitz nói rằng kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại những thị trường mới nổi, và trong nhiều trường hợp thì nó lại là một điều tốt: “Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không cho phép vốn chảy ra ngoài mà hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ. Ảnh hưởng của việc này sẽ ngăn mọi người đổ tiền vào rồi lại rút ra trong một sớm một chiều. Những biện pháp như vậy nhằm hạn chế đầu tư ngắn hạn và rút vốn khỏi Việt Nam. Việc này sẽ giúp ổn định lại dòng vốn”.

- Hai SGDCK Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đã triển khai một hệ thống giao dịch, giám sát mới nhằm giám sát chặt chẽ hơn nữa những thông tin bất thường, giao dịch không hợp pháp trên thị trường. Phát hành cổ phiếu ra công chúng không báo cáo; giao dịch cổ đông nội bộ không công bố thông tin; giao dịch nội gián…, là những vi phạm điển hình trên TTCK được phát hiện thời gian qua. Hệ thống giám sát còn thủ công, chế tài xử phạt còn nhẹ khiến cho vi phạm vẫn còn ”đất sống”

Theo đại diện SGDCK Hà Nội (HNX), tính đến tháng 12/2009, HNX phát hiện hơn 17.000 trường hợp đặt lệnh cùng mua, cùng bán một mã CK trong phiên giao dịch, trong đó đã yêu cầu 70 CTCK giải trình và báo cáo UBCKNN với hơn 330 trường hợp lệnh mua bán cùng phiên đã khớp. HNX cũng theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin; hơn 155 trường hợp vi phạm về công bố thông tin khi giao dịch của cổ đông nội bộ...Tất cả trường hợp vi phạm đều được báo cáo UBCKNN.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, HNX đang triển khai nâng cấp phần mềm giám sát nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu một cách thống nhất và tập trung, khắc phục tình trạng bất cập do thiếu cơ sở dữ liệu như hiện nay. Bằng việc triển khai phần mềm giúp chuấn hóa thông tin đầu vào (các báo cáo tài chính; công bố thông tin định kỳ, bất thường, theo yêu cầu), nhằm giảm thời gian xử lý báo cáo và từ đó giảm thời gian công bố thông tin. Phần mềm này đã được triển khai đến hơn 130 CTNY trong năm 2009. Mục tiêu của HoSE là 100% CTNY ứng dụng phần mềm này trong năm 2010 và tiến tới áp dụng cho cả CTCK thành viên. Việc thống kê số liệu, tình hình vi phạm cũng như xây dựng các cảnh báo cũng vì thế sẽ dễ dàng hơn. Với việc triển khai này, các giao dịch không hợp pháp sẽ được phát hiện đầy đủ.


- TTLKCK bắt đầu theo dõi tài khoản phụ cũng sẽ giúp phát hiện vi phạm trong giao dịch. Năm 2010, cơ quan này tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường, bằng việc đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, xử lý một số thành viên thị trường và cá nhân vi phạm. UBCKNN thực hiện công tác thanh tra định kỳ và bất thường đối với các SGDCK, TTLKCK. Bên cạnh đó còn tăng cường kết hợp giám sát giữa các đơn vị thuộc UBCKNN, các SGDCK, TTLKCK cũng như tăng cường phân cấp, ủy quyền công tác giám sát, thanh tra thành viên đối với các thành viên thị trường.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM

2.3.1. Các thành tựu đạt được

2.3.1.1. Thành tựu trong xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoach phát triển TTCK

Một là, nhận thức được tầm quan trọng của xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nên Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN đã thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác hoạch định, tạo cơ sở để thực hiện các khâu công tác tiếp theo đối với TTCK

Hai là, nội dung mục tiêu và kế hoạch phát triển TTCK thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động QLNN và phát triển TTCK. Ngay từ đầu các cơ quan quản lý đã xác định chính xác mục tiêu QLNN là nhằm phát triển TTCK cả về qui mô và chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế của đất nước, duy trì trật tự, an toàn, tăng cường quản lý giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Mười năm không phải là thời gian dài, từ những phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 2 mã cổ phiếu đến khi kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước chưa phục hồi, theo UBCK, giá trị giao dịch bình quân năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp hơn 7 lần so với quý I/2009, gấp gần 4 lần so với mức bình quân năm 2008. Đặc biệt trong tháng 10 và 11 năm 2009, giá trị giao dịch đạt trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, trong đó riêng tháng 10 đạt trung bình 6.000 tỷ đồng/phiên. Giá trị vốn hóa có thời gian đạt 55 % GDP, vượt hơn chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010. Thành tựu của TTCK Việt Nam có được là nhờ có định hướng mục tiêu đúng đắn ngay từ đầu và kiên định trong khó khăn nên tiết kiệm được thời gian và nguồn lực của đất nước.


Các mục tiêu, kế hoạch được cụ thể hóa theo thời gian và có sự thay đổi cho phù hợp với sự biến động của thị trường từ năm 2003, năm 2005 và 2007. Đến Quyết định 128/ 2007/QĐ-TTg, Chính phủ đã có cách nhìn toàn diện hơn: đặt sự phát triển của TTCK trong sự phát triển đồng bộ với thị trường tiền tệ, đây là sự nhận thức tiến bộ đáng trân trọng, đánh giá sự trưởng thành trong QLNN đối với TTCK.

Ba là, UBCKNN đã cụ thể hóa mục tiêu phương hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính bằng đề án Chương trình hành động của UBCKNN trong năm 2005. Đây là một nỗ lực của cơ quan QLNN nhằm thực hiện tốt chức năng hoạch định, chỉ tiếc rằng hoạt động này không được thực hiện một cách thường xuyên trong các năm tiếp theo.

2.3.1.2. Ưu điểm của khung pháp lý điều chỉnh TTCK Việt nam

Thứ nhất, CK & TTCK là lĩnh vực mới nhưng đã hình thành hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ bao quát toàn diện các mặt hoạt động trên thị trường, cụ thể bao gồm:

- Luật CK số 70/2006/QH 11 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật CK

- Các văn bản về chiến lược và kế hoạch phát triển TTCK như Quyết định 163/2003/QĐ-TTg (Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010); Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ (về CK&TTCK); Quyết định 37/2005/QĐ- UBCKNN (về việc ban hành Chương trình hành động của UBCKNN để phát triển TTCK năm 2005); Quyết định 898/2006/QĐ- BTC (ban hành Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam 2006-2010); Quyết định 128/2007/QĐ-TTg (về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020)

- Qui định về tổ chức bộ máy TTCK như: Quyết định 112/ 2009/QĐ- TTg (Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính); Quyết định 171/2008/QĐ- TTg (về việc thành lập TTLKCK Việt Nam); Quyết định 1354/ 2009/QĐ- BTC (về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của SGDCK Hà Nội)…

- Các văn bản về thanh tra, giám sát như Quyết định 49/2008/QĐ- BTC (về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2008/QĐ-BTC ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Văn phòng, Cơ quan đại diện và Thanh tra UBCKNN); Quyết định 02/2008/QĐ-


BTC, Quyết định 96/2005/QĐ- BTC (quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra UBCKNN)...

- Các qui định về xử phạt hành chính gồm các Thông tư 46/2009/TTLT- BTC- BCA (Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CK&TTCK); Thông tư 97/2007/TT-BTC (hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK); Thông tư 130/2004/TT-BTC (hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của ChÝnh phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK); Nghị định 161/2004/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK)…

- Các qui định về CPH, về sự tham gia của bên nước ngoài đầu tư trên TTCK

- Các qui định về CTCK, công ty đại chúng ; về công bố thông tin, về đăng ký, lưu ký và thanh toán...

Luật CK cùng các văn bản hướng dẫn ra đời khẳng định hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật CK nói riêng đã trưởng thành, tiến bộ; đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao nhất, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, về cơ bản đã loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan; tạo môi trường pháp luật rõ ràng, minh bạch cho hoạt động kinh doanh và ĐTCK; tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, bảo đảm quyền tự chủ của các nhà đầu tư trên TTCK.

Thứ hai, các văn bản pháp luật chuyên ngành CK&TTCK đã được Nhà nước ban hành, chỉnh sửa và hoàn thiện theo hướng tương đối bám sát với tình hình thực tiễn hoạt động TTCK.

Luật CK đã tạo cơ sở pháp lý căn bản để tái cấu trúc lại TTCK thông qua việc tách SGDCK, TTLKCK thành các pháp nhân độc lập hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc CTCP. Quy định này làm tăng tính chủ động trong hoạt động của các SGDCK, TTLKCK, tạo vai trò độc lập với cơ quan QLNN trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động GDCK tại các SGDCK. Vận hành TTCK đăng ký GDCK chưa niêm yết- thị trường Upcom (dành cho cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết, ngày 24- 6- 2009), hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt (đã chuyển 275 loại TPCP có thời gian đáo hạn từ 6 tháng trở lên từ HOSE sang giao


dịch tại HNX kể từ ngày 2-6- 2008). Luật CK cũng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK (CTCK, CTQLQ, quỹ ĐTCK, ngân hàng giám sát…), tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch CK; đặc biệt, các thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động CTCK, CTQLQ được rút gọn hơn so với trước đây.

Hệ thống pháp luật CK cũng đã cung cấp các cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN, nâng cao tính minh bạch, tuân thủ việc kiểm toán và bước đầu tuân thủ các thông lệ quốc tế về quản trị công ty. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về CK&TTCK đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, giám sát TTCK.

Thứ ba, nhìn chung hệ thống văn bản phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền móng cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn khu vực và quốc tế theo lộ trình hội nhập của Việt Nam tại các Hiệp định, cam kết với cộng đồng quốc tế; quy định hiện tại không có sự phân biệt, đối xử giữa nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường tính công khai minh bạch của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thị trường, đặc biệt là các công ty đại chúng; nâng cao khả năng quản lý, giám sát thị trường của cơ quan QLNN về CK & TTCK, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường công tác QLNN nhằm bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư trong, ngoài nước, các tổ chức tham gia thị trường.

Thứ năm, ngày 6-8- 2009 cùng với các ngành khác, Bộ Tài chính đã công bố 67 thủ tục hành chính trong lĩnh vực CK trong đó có 53 thủ tục thuộc UBCKNN như đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trái phiếu các loại, phát hành cổ phiếu trả cổ tức, trả thưởng; đề nghị chia tách, nhập, chuyển đổi CTCK; đề nghị giải thể, chuyển địa điểm CTCK; đăng ký thành lập đại diện, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài…và 14 thủ tục tại các sở giao dịch, trung tâm lưu ký, thanh toán CK. Các thủ tục này tạo điều kiện công khai minh bạch trong QLNN đối với TTCK. Trong năm 2010, theo ý kiến của Thủ tướng, các Bộ, các ngành sẽ phải giảm bớt từ 10- 30 % số lượng các thủ tục đã công bố nhằm tạo bước đột phá trong cải cách hành chính trong lĩnh vực CK. Các thủ tục này tạo cơ sở pháp lý trong việc xây


dựng hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK và các nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm các CTCK, CTQLQ, ngân hàng giám sát, quỹ ĐTCK... tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ CK; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này. Đặc biệt, thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động KDCK được đơn giản, rút gọn hơn so với các quy định trước đây.

Có thể thấy, trong QLNN đối với TTCK hoạt động tạo lập môi trường luật pháp tuy còn thiếu sót nhưng là hoạt động có nhiều cố gắng nỗ lực nhất. Với khoảng thời gian ngắn các nhà lập pháp đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ tạo ra khuôn khổ luật pháp cho các hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Việc chủ động xây dựng khung pháp lý trước khi thành lập TTCK tập trung đi vào hoạt động vừa là đặc điểm của môi trường luật pháp của TTCK Việt Nam đồng thời phản ánh khó khăn và nỗ lực của Quốc hội, của các chuyên gia lập pháp, của các nhà quản lý, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành TTCK tập trung, vừa bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia và tạo dựng niềm tin cho công chúng đầu tư.

Sau khi TTCK đi vào hoạt động tạo lập môi trường luật pháp lại tiếp tục bổ sung, khắc phục các nhược điểm và từng bước hoàn thiện khung pháp lý theo hướng bán sát với tình hình và đòi hỏi của thực tiễn hoạt động TTCK, từng bước đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công khai, công bằng, minh bạch và đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường. Có thể thấy rằng việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về CK&TTCK trong thời gian qua đã góp phần quan trọng để tạo dựng thị trường, đảm bảo cho các hoạt động của TTCK tập trung đi vào trật tự, nề nếp, đồng thời cung cấp những căn cứ pháp lý cần thiết cho QLNN có cơ sở quản lý, giám sát TTCK hướng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

2.3.1.3. Ưu điểm của tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK Việt Nam

Thứ nhất, chính phủ Việt Nam đã chủ động xúc tiến và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập cơ quan QLNN đầu ngành CK & TTCK, song song với công việc này là những chuẩn bị về cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để chủ động thành lập TTCK tập trung.

Điều này cũng khẳng định rằng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện vai trò tạo dựng TTCK. Nói cách khác TTCK tập trung và cơ quan QLNN ở Việt Nam được hình thành từ “ý tưởng” của Nhà nước chứ không hẳn là từ nhu cầu nội tại của nền

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí