Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 13


Ngày 28-11- 1996, Chính phủ đã ban hành nghị định số 75/CP về việc thành lập UBCKNN. Song song với việc hoàn thiện về tổ chức và nhân sự, UBCKNN đã nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là việc soạn thảo các văn bản pháp luật về CK &TTCK để trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, đồng thời tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản đó.

Qua gần 2 năm nghiên cứu, UBCKNN đã đề xuất mô hình tổ chức TTCK Việt Nam ban đầu và những lộ trình hoàn thiện, phát triển. Mô hình tổ chức ban đầu của TTCK Việt Nam được đề xuất là các TTGDCK, sau một lộ trình nhất định, khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết thì sẽ nâng cấp các TTGDCK thành các SGDCK như mô hình tổ chức TTCK thường thấy ở các nước.

Mô hình ban đầu về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức TTCK Việt Nam là cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Trong cơ cấu lãnh đạo của UBCKNN có tồn tại Hội đồng CK, bao gồm các uỷ viên kiêm nhiệm là các Thứ trưởng Bộ Tài Chính, Bộ Tư Pháp, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Phó Thống đốc NHNN. Mục đích chính của mô hình tổ chức UBCKNN có các uỷ viên kiêm nhiệm là tạo ra sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan của Chính phủ trong QLNN đối với TTCK. Trong mô hình trên, UBCKNN có chức năng QLNN về CK & TTCK, có nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý và giám sát hoạt động của TTGDCK; cấp phép và giám sát quá trình PHCK ra công chúng của các tổ chức PHCK; cấp phép và giám sát quá trình tham gia niêm yết của các tổ chức NYCK; cấp phép thành lập và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.

Nhược điểm lớn nhất của mô hình ban đầu là chưa tạo được sự phối hợp hiệu quả giữa UBCKNN với các Bộ, ngành có liên quan. Lúc này, quy mô TTCK còn quá nhỏ bé, hoạt động khá sơ khai, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý là phải tiếp tục tạo dựng, phát triển TTCK. Tuy nhiên, việc phát triển TTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự thành công của các chương trình CPH DN nhà nước và DN có vốn ĐTNN. Với cơ chế quản lý


hiện tại, các chương trình trên không thuộc phạm vi quản lý của UBCKNN. Để khắc phục các nhược điểm mô hình ban đầu về quản lý và tổ chức TTCK Việt Nam, đồng thời để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển, mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức TTCK Việt Nam đã có sự thay đổi, ngày 19-02- 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính.



Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBCKNN Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: UBCKNN


Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 13

2.2.4. Thực trạng ban hành các chính sách và công cụ quản lý TTCK

Chính sách và công cụ là phương tiện chủ yếu của Nhà nước sử dụng để quản lý CK & TTCK. Chính sách dưới dạng chung nhất là tập hợp các giải pháp để thực hiện các mục tiêu nhất định, còn công cụ là những phương tiện dùng để thực hiện, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong hệ thống các phương tiện, chính sách là bộ phận năng động nhất nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn đặt ra.

Có nhiều cách phân loại các chính sách, công cụ trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực CK & TTCK nói riêng. Liên quan đến QLNN đối với TTCK, có các chính sách và công cụ sau:

Một là, các chính sách vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK:

- Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sẽ tác động đến cả cung và cầu của TTCK.

- Chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính như giảm, miễn thuế chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN, ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Chính sách ổn định tiền tệ, lãi suất ngân hàng…

- Chính sách quản lý vàng, ngoại tệ, bất động sản liên quan đÕn TTCK

- Chính sách đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về CK & TTCK

Hai là, chính sách phát triển TTCK nhằm tăng cung, kích cầu cho thị trường:

- Chính sách CPH các DN nhà nước, đẩy nhanh tiến độ CPH nhằm tăng cung cho TTCK.

- Cấp phép cho các DN niêm yết, phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu thưởng.

- Cho phép các ngân hàng cho vay ĐTCK, chính sách nới lỏng tiền tệ.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của các CTCK, SGDCK…

- Chính sách phát triển TTCK của nhà nước

Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.


Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động của TTCK, phát triển nguồn nhân lực cho ngành CK, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CK & TTCK.

Ba là, chính sách ổn định TTCK

- Chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát

- Thay đổi tỷ lệ qui định về dư nợ cho vay CK

- Tăng cường thanh tra các chủ thể hoạt động trên TTCK

- Chính sách đăng ký, lưu ký tập trung của công ty tài chính

- Chính sách qui định chào bán CK ra công chúng

- Chính sách quản lý thị trường tập trung và phi tập trung

Bốn là, chính sách giải cứu TTCK

- Cho phép SCIC được mua một số cổ phiếu nhất định.

- Hỗ trợ các ngân hàng nâng cao tính thanh khoản, tính cạnh tranh

- Cho vay và mua lại CK bất động sản

- Cắt giảm lãi suất cơ bản

- Thành lập quĩ bình ổn TTCK với sự tham gia của nhà nước và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Năm là, chính sách công bố thông tin để tăng độ tin cậy, tính công khai, minh bạch của TTCK nhằm bảo vệ các nhà đầu tư trong và ngoài nước:

- Công bố thông tin về kinh tế vĩ mô để các nhà đầu tư có căn cứ dự báo triển vọng thị trường.

- Công bố thông tin về giao dịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

- Công bố thông tin về DN, về giao dịch nội bộ của cha mẹ, vợ con của Tổng giám đốc và những người trong Hội đồng quản trị.

Sáu là, chính sách đối với nhà ĐTNN:

- Qui định tỷ lệ góp vốn đầu tư trong các DN Việt Nam

- Cho phép thành lập CTQLQ của nước ngoài tại Việt Nam

- Quản lý các dòng vốn ĐTNN

- Cho phép liên doanh nước ngoài được niêm yết trên SGDCK


Bảy là, các chính sách qui định hoạt động CK như PHCK ra công chúng, niêm yết và ĐKGD, GDCK, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK.

Tám là, các công cụ chung của QLNN thường được sử dụng liên quan đến TTCK: kế hoạch; pháp luật; tài chính- ngân hàng như: qui định lãi suất trần, lãi suất sàn; biên độ giao dịch trên thị trường với các SGDCK…

Chín là, các công cụ riêng: trên TTCK trong mỗi hoạt động đối với từng đối tượng lại có công cụ riêng để quản lý từng nghiệp vụ. Ví dụ: khi các GDCK trên thị trường giao dịch tập trung có những biến động bất thường, để vận hành, quản lý TTCK có hiệu quả và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu, các SGDCK thường sử dụng các công cụ như: dấu hiệu cảnh báo CK, đưa CK vào diện kiểm soát và dấu hiệu ngừng giao dịch.

Dấu hiệu cảnh báo CK (DS): là việc thông báo nhắc nhở cho nhà đầu tư biết giá của CK đó có biến động bất thường nhưng không có lý do hợp lý để giải thích cho sự biến động trên.

Khi CK có dấu hiệu cảnh báo, nhà đầu tư phải cân nhắc, thận trọng trong việc mua, bán CK đó và việc mua, bán được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Việc mua CK đó phải được thanh toán bằng tiền mặt (một số nước việc thanh toán có thể thực hiện bằng séc, chuyển khoản hoặc tài khoản margin).

Người bán CK phải chuyển giao ngay CK ngay trong ngày hoặc sau ngày giao dịch (T+1).

Thành viên phải ghi rõ tên, số tài khoản của khách hàng trong việc mua, bán và phải báo cáo kết quả giao dịch đó của khách hàng cho SGDCK biết.

Thành viên không được mua, bán CK đó cho chính mình trừ trường hợp sửa lỗi và phải gửi văn bản sửa lỗi và các giấy tờ liên quan đến việc sửa lỗi đó cho SGDCK.

Ngoài ra, khi TCNY bị lên dấu hiệu cảnh báo phải báo cáo các số liệu hoặc giải thích rõ những nguyên nhân có thể tác động đến giao dịch bất thường đó trước khi bắt đầu phiên giao dịch tiếp theo.

Dấu hiệu ngừng giao dịch ( H và SP):

Dấu hiệu H: đây là dấu hiệu tạm thời ngừng giao dịch đối với một loại CK, thời hạn ngừng không quá một phiên giao dịch.


Các CK vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu H:

Khi có những thông tin, tin đồn liên quan đến TCNY. Thông tin đó có thể gây tác động đến quyền lợi các nhà đầu tư hoặc tác động đến quyết định đầu tư hoặc thay đổi giá CK mà SGDCK chưa nhận được báo cáo từ công ty. TCNY phải giải thích hoặc xác nhận thông tin, tin đồn đó.

Khi CK của TCNY bị nghi ngờ có giao dịch nội gián hoặc có một nhóm nhà đầu tư biết trước thông tin quan trọng của TCNY và dùng thông tin đó để giao dịch. TCNY phải giải thích hoặc xác nhận thông tin đó.

Khi TCNY đề nghị SGDCK tạm thời ngừng giao dịch CK của TCNY do TCNY đang trong quá trình chờ công bố thông tin.

Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của CK đó.

Dấu hiệu SP: là dấu hiệu tạm thời đình chỉ GDCK cuả TCNY, thời hạn đình chỉ trên một phiên giao dịch.

Các CK vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu SP:

Khi xảy ra trường hợp giống như từ 1-3 của việc lên dấu hiệu H nhưng TCNY không thể giải thích và công bố thông tin tức thời.

Khi TCNY không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành.

Khi CK của TCNY đang trong quá trình xem xét huỷ niêm yết hoặc đang trong quá trình điều chỉnh để thoát khỏi diện hủy niêm yết.

Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của CK đó.

Dấu hiệu kiểm soát (C): là dấu hiệu do SGDCK quy định để xác định lại giá tham chiếu CK của TCNY. Việc GDCK này được thực hiện riêng tại một bảng khác và với thời gian ngắn hơn phiên giao dịch chính.

Các CK vi phạm vào những nguyên tắc sau sẽ bị SGDCK lên dấu hiệu C:

Khi hoạt động kinh doanh chính của TCNY bị đình chỉ từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Khi tài khoản giao dịch của TCNY tại ngân hàng bị phong toả.

Khi TCNY không tuân thủ theo các quy chế, quy định mà UBCK và SGDCK đã ban hành.


Khi TCNY không nộp báo cáo hoặc vi phạm quy định công bố thông tin. Khi CK của TCNY trong quá trình xem xét hủy niêm yết.

Khi có những biến động bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của CK đó.

Mười là, các chính sách và công cụ khác: các chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các tổ chức trung gian trên TTCK.

Trên đây, là một số nội dung cơ bản để giới thiệu về các công cụ để quản lý và vận hành TTCK. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm của từng nước các nguyên tắc trên có thể thay đổi cho phù hợp để việc quản lý và vận hành thị trường tốt hơn.

2.2.5. Tình hình thực hiện giám sát và điều hành hoạt động trên TTCK

Giám sát và điều hành hoạt động trên TTCK là tổng thể hoạt động của cơ quan QLNN nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn vướng mắc để bảo đảm hoạt động của TTCK theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra một cách hiệu quả.

Nội dung của giám sát và điều hành hoạt động của TTCK gồm:

- Giám sát việc phát triển TTCK theo định hướng, mục tiêu đề ra

- Giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, công cụ và pháp luật của các chủ thể trên TTCK.

- Điều hành hoạt động TTCK theo định hướng, mục tiêu đã định.

Hình thức thanh tra, giám sát trên TTCK gồm:

- Giám sát trực tiếp là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước như Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN.

- Giám sát gián tiếp là hoạt động của SGDCK và TTLKCK đối với các tổ chức, DN trên thị trường.

- Kiểm tra là hoạt động của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi hoạt động bao gồm kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền chung, kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ.

- Thanh tra là hoạt động của các tổ chức thuộc Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra Nhà nước, thanh tra nội bộ để xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ kế hoạch nhằm kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022