hoạt động quản lý quỹ đất, các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan hệ pháp luật, các quy định pháp luật về quản lý quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế - hội ở Việt Nam giai đoạn sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật lịch sử và duy vật biện chứng; sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp; sử dụng nguồn số liệu từ phương pháp thu thập qua các tài liệu, sách, báo, các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường; nghiên cứu cơ sở lý luận, nghiên cứu đánh giá thực trạng các quy định pháp luật kết hợp với nghiên cứu, phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, từ đó đưa ra những định hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài luận văn đặt ra.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống những quy định pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn từ sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực cho đến nay.
Về mặt lý luận: Luận văn phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý quỹ đất và pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xác định nhu cầu, nội dung điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta.
Về mặt thực tiễn: Luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy
định của pháp luật về quản lý quỹ đất ở Việt Nam, qua đó đưa ra định hướng, giải pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng của đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - 1
- Nội Dung Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Quản Lý Quỹ Đất Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Việt Nam
- Qúa Trình Hội Nhập Quốc Tế Ngày Càng Sâu Rộng Của Việt Nam Với Khu Vực Và Thế Giới
- Một Số Cơ Chế Quản Lý Quỹ Đất Có Hiệu Quả
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luân
và danh muc
tài liêu
tham khảo , đề tài
đươc
kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý quỹ đất và pháp
luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ QŨY ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. Quan niệm về quỹ đất và quản lý qũy đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Quỹ đất là toàn bộ diện tích đất đai tự nhiên của quốc gia được Nhà nước phân bổ và sử dụng vào các mục đích khác nhau để đáp ứng nhu cầu về các mặt của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Quỹ đất của một quốc gia là một nguồn lực tự nhiên cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đặc biệt là đất đai tốt, có giá trị làm tăng thêm của cải cho xã hội.
Quỹ đất được xác định theo lãnh thổ (theo địa giới hành chính cả nước, tỉnh, huyện, xã); theo người sử dụng đất (bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất); theo loại đất (bao gồm mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
Quỹ đất có thể được phân chia theo mục đích sử dụng và hình thành nên cơ cấu quỹ đất. Sự thay đổi cơ cấu quỹ đất trong tổng thể quỹ đất tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng, nói lên những xu thế phát triển của đất nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nền sản xuất xã hội của quốc gia [22].
Từ những khái niệm trên, Qũy đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
sẽ bao gồm quỹ đất được xác định sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế
- xã hội theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp
huyện; đất được nhận chuyển nhượng, thu hồi từ các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu khi Nhà nước sử dụng thực hiện các dự án quan trọng của quốc gia, địa phương; dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị mới; xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; các công trình sự nghiệp công… do Nhà nước hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân tiến hành nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1.1.2. Quan niệm về quản lý qũy đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: Được hiểu là hoạt động quản lý quỹ đất dự trữ đã tạo lập được trong một thời gian thích hợp, để đáp ứng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng cho các dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc khi có điều kiện thị trường phù hợp thì cung ứng ra thị trường thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu các công trình gắn liền với quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo giá trị và giá trị gia tăng của đất đai. Các hoạt động quản lý và phát triển quỹ đất phải tuân thủ pháp luật và quy trình có liên quan đến sử dụng đất [22].
Ở nước ta hiện nay, hoạt động quản lý quỹ đất được giao cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức phát triển quỹ đất ở cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó, Tổ chức phát triển quỹ đất được quy định là cơ quan có vai trò quan trọng trong thực hiện quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: “Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát
triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác”.
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số: 16/2015/TTLT-BTNMT- BNV-BTC ngày 04 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ - Bộ Tài Chính về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định: “Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai”.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến năm 2015, hiện cả nước đã có 62/63 tỉnh thành thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh. Trong đó, có 8 đơn vụ trực thuộc UBND tỉnh và 54 đơn vị trực thuộc Sở TN&MT. Ngoài ra, có 338/708 huyện, quận, thị xã thành lập tổ chức này trực thuộc UBND huyện. Mô hình tổ chức, bộ máy thực hiện theo đúng Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Việc sắp xếp, thành lập các trung tâm phát triển quỹ đất theo khu vực được nghiên cứu thực hiện đảm bảo ổn định tương đối về tổ chức và việc thực hiện các nhiệm vụ [12].
1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý qũy đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Trong khoảng thời gian 20
năm trở lại đây nhu cầu tạo lập, phát triển quỹ đất cho các mục đích mở mang phát triển đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cộng thêm áp lực từ biến đổi khí hậu, sự bùng nổ dân số và hiện trạng sử dụng đất có tính tự phát như hiện nay có thể thấy quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Quy định trên của Hiến pháp cho thấy quản lý nhà nước về đất đai là một nguyên tắc hiến định. Mọi tổ chức, cá nhân, và cả các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nguyên tắc ấy. Tất cả văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn như các đạo luật, luật, văn bản dưới luật đều nhằm cụ thể hóa hiến pháp và không được trái với hiến pháp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có Nhà nước.
Một trong những chức năng của pháp luật là chức năng điều chỉnh. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: Một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy, pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.
Vấn đề tạo lập, phát triển và quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta yêu cầu phải có sự tính toán, phân bổ hợp lý để sử dụng tối đa hiệu quả từ nguồn lực đất đai. Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật, cần phải có nguyên tắc xử sự bắt buộc, được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào để hướng các quan hệ quản lý quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo một trật tự nhất định, không thể để các quan hệ này phát sinh, phát triển một cách tự phát. Như vậy, rõ ràng vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các hoạt động quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là rất quan trọng. Cụ thể, bao gồm các nội dung điều chỉnh chủ yếu sau:
Một là, xác định rõ chủ thể, thẩm quyền trong thực hiện quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Hai là, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Ba là, quy định các nội dung cụ thể trong quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Bốn là, quy định về trình tự, thủ tục trong thực hiện các hoạt động quản lý quĩ đất.
1.3. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.3.1. Khái niệm pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của pháp luật đất đai và pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai, bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương nhằm mục đích sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao; thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai.
1.3.2. Đặc điểm của pháp luật về quản lý quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của pháp luật đất đai cũng như là một bộ phận của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai. Theo đó, pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật: Căn cứ Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật đất đai, Chính phủ ban hành các Nghị định, các Bộ, ngành ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân các cấp (Tỉnh, huyện) ban hành các Quyết định, quy định về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, Chủ thể của pháp luật quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai như Sở Tài nguyên - Môi trường ở cấp tỉnh, Phòng tài nguyên - Môi trường ở cấp huyện; Tổ chức phát triển quỹ đất ở cấp tỉnh, cấp huyện; Công chức địa chính ở cấp xã.
Thứ ba, đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tạo lập quỹ đất; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất: xác định quỹ đất dành cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất.... và những quan hệ pháp luật khác liên quan đến việc quản lý quỹ đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.