ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - 2
- Nội Dung Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Quản Lý Quỹ Đất Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Việt Nam
- Qúa Trình Hội Nhập Quốc Tế Ngày Càng Sâu Rộng Của Việt Nam Với Khu Vực Và Thế Giới
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ BÍCH LIỄU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Cường
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ QŨY ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 6
1.1. Quan niệm về quỹ đất và quản lý qũy đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 6
1.1.1. Quan niệm về quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 6
1.1.2. Quan niệm về quản lý qũy đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 7
1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý qũy
đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 8
1.3. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý quỹ đất phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 10
1.3.1. Khái niệm pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội 10
1.3.2. Đặc điểm của pháp luật về quản lý quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội 11
1.4. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 12
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quản lý quĩ đất phục
vụ phát triển kinh tế- xã hội ở Việt nam 13
1.5.1. Đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 13
1.5.2. Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 16
1.5.3. Qúa trình cải cách nền hành chính quốc gia 18
1.5.4. Qúa trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với
khu vực và thế giới 22
1.6. Thực tiễn pháp lý và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
và những gợi mở cho Việt Nam 24
1.6.1. Thực tiễn pháp lý và kinh nghiệm quản lý quỹ đất từ Australia 24
1.6.2. Thực tiễn pháp lý và kinh nghiệm quản lý quỹ đất ở Hàn Quốc 25
1.6.3. Thực tiễn pháp lý và kinh nghiệm từ Trung Quốc 29
1.6.4. Bài học rút ra từ các nước 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .. 33
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 33
2.1.1. Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xác định quỹ đất phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội 33
2.1.2. Quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quản lý
quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 40
2.1.3. Qui định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất trong phát triển, khai thác quỹ đất phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội 47
2.1.4. Qui định tài chính về đất đai, giá đất trong quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 53
2.1.5. Qui định về giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong quản lý quỹ đất phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội 57
2.2. Thực trạng thực hiện các qui định pháp luật về quản lý quỹ
đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 59
2.2.1. Thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 59
2.2.2. Thực hiện các quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 62
2.2.3. Thực hiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất trong hoạt động khai thác và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 63
2.2.4. Thực hiện các quy định tài chính đất đai, giá đất trong quản lý
quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 66
2.2.5. Thực hiện các qui định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm về đất đai 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 70
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 70
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho quá trình tạo quỹ đất thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội 70
3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi đất tạo quỹ đất theo quy hoạch hoặc đã có dự án đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 72
3.2.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất 75
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, giá đất nhằm quản lý
quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội 76
3.2.5. Hoàn thiện quy định của pháp luật về Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý quỹ
đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Với áp lực phát triển kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu làm cho thế giới ngày càng nóng lên khiến băng ở hai cực tan ra, mực nước biển tăng cao nhấn chìm một bộ phận đất đai không nhỏ cộng thêm sự bùng nổ dân số và hiện trạng sử dụng đất như hiện nay có thể thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng suy thoái, khan hiếm. Do đó, việc phân bổ, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, việc tạo lập, quản lý và phát triển quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là việc làm vô cùng quan trọng. Nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu quỹ đất càng cao và trở thành thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ là trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội trên phạm vi quốc gia. Vấn đề quản lý quỹ đất trở thành điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức từ nhiều phía: Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
Không nằm ngoài quy luật trên, Việt Nam với đặc thù là một nước đang phát triển, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Vì thế, nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ các lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng… Để đạt được những mục tiêu trên thì vấn đề tạo lập và quản lý quỹ đất là một bài toán đang đặt ra cho các cơ quan chức năng.
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quyết sách và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều các quy định pháp luật về quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay hệ thống các quy định pháp luật về quản lý quĩ đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt nam còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai và giá đất; quy định về quản lý, khai thác quỹ đất; quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý quỹ đất làm cho việc quản lý quỹ đất trên phạm vi toàn quốc kém hiệu quả. Quản lý quỹ đất ở nhiều địa phương bị buông lỏng, thậm chí thả nổi dẫn đến đã có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra làm thất thoát quỹ đất, đất đai được sử dụng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lãng phí, kém hiệu quả làm ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như của các địa phương.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là một vấn đề cấp thiết. Do vậy, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ thực trạng các quy định pháp luật về quản lý quỹ đất cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này, từ đó đề xuất định hướng cũng như những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý về đất đai nói
chung cũng như vấn đề quản lý quỹ đất nói riêng, có thể kể đến các công trình sau: Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Xuân Phi năm 2011 “Quản lý nhà nước đối với quỹ đất Thành phố Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Xuyền năm 2012 “Thực tiễn thi hành pháp luật về Quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, Luận án Tiến sỹ Luật học của Phạm Thu Thủy năm 2014 “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị Hường năm 2015 “Đánh giá công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”...
Tuy nhiên, các tác giả trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về pháp luật quản lý quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; làm rõ các vấn đề pháp lý và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam để từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, Luận văn đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quan hệ pháp luật phát sinh trong