Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 3


Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu do tác giả luận án tự thu thập, chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu nhưng do việc thu thập hết sức khó khăn, tốn kém nên để khắc phục nhược điểm này, tác giả luận án không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể mà chỉ điều tra trên một số đơn vị (điều tra chọn mẫu).

Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua các phiếu điều tra, khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và phân tích cùng các doanh nghiệp. Do đây là những thông tin nhạy cảm và thời gian tác giả khảo sát trong các công ty (từ 2010 đến tháng 6/2012), thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán Việt Nam nói riêng đang xảy ra nhiều biến động, hoạt động của cả thị trường chứng khoán cũng như các công ty chứng khoán hết sức trì trệ, đình đốn, nhiều công ty gần như ngừng hoạt động nên việc thu thập thông tin hết sức khó khăn.

Do đặc thù của đề tài là nghiên cứu để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trên thực tế của các công ty chứng khoán nên bên cạnh nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả còn tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được xử lý bởi các công ty chứng khoán thuộc tổng thể nghiên cứu, do các công ty chứng khoán tham gia khảo sát cung cấp hoặc do tác giả thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như báo, đài, internet hay từ website của các đơn vị. Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ là những minh chứng quan trọng và cần thiết vì nó phản ánh một cách trung thực và chính xác thực trạng phân tích và công bố thông tin về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.

Qui trình thu thập dữ liệu được tiến hành như sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát.

CTCK Việt Nam hiện nay có quy mô vốn điều lệ khá nhỏ, mức vốn điều lệ bình quân cho một CTCK là khoảng 290 tỷ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định (300 tỷ đồng) quy định trong Luật Chứng khoán năm 2006 cho tất cả các hoạt động kinh doanh chứng khoán, có rất ít các CTCK có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng hay 1.000


tỷ đồng. Mặt khác, việc phân bố các CTCK trong cả nước thì không đồng đều, chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh (40 CTCK, chiếm 38%) và TP. Hà Nội (60 CTCK, chiếm 57%). Do vậy, hoạt động chứng khoán chỉ thực sự sôi động ở 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, còn ở các tỉnh khác thì lĩnh vực này vẫn còn rất kém phát triển. Xuất phát từ những đặc điểm này, luận án chọn đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các CTCK ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình chuyên doanh và mô hình đa năng.

Do số lượng các công ty chứng khoán tính đến thời điểm khảo sát (06/2012) khá lớn (trên 100 công ty thực tế đang hoạt động) nên tác giả luận án áp dụng phương pháp chọn mẫu nhằm tiến hành thu thập thông tin trên mẫu; từ đó, đưa ra các kết luận. Các công ty chứng khoán được chọn phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở các yêu cầu: (1) Các công ty chứng khoán được chọn phải là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán: Mua, bán chứng khoán; môi giới chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; lưu ký chứng khoán; ... (2) Quá trình chọn mẫu phải thực hiện theo nguyên tắc ngẫu nhiên; (3) Số lượng mẫu được chọn phải đủ lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Trên cơ sở yêu cầu chọn mẫu đề ra, luận án tiến hành sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified sampling). Trước tiên, luận án tiến hành phân chia các công ty chứng khoán ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo qui mô vốn điều lệ. Theo đó, các công ty chứng khoán được chia làm 3 nhóm: Nhóm có vốn điều lệ từ 500 tỷ VND trở lên; nhóm có vốn điều lệ từ 100 tỷ VND đến dưới 500 tỷ VND và nhóm có vốn điều lệ dưới 100 tỷ VND. Sau đó trong từng nhóm, luận án dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của mẫu.

Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (hay chọn mẫu xác suất phân tầng) là hoàn toàn phù hợp với tổng thể mẫu lựa chọn, bởi vì, danh sách cụ thể của các công ty chứng khoán hoàn toàn xác định được, địa bàn của các công ty chứng khoán tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chiếm 95% trong tổng số công ty chứng khoán ở Việt Nam). Điều này một mặt giúp cho kết quả nghiên cứu của luận án mang tính kết quả hơn do khả năng được chọn vào

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 3


tổng thể mẫu của tất cả các công ty chứng khoán đều như nhau. Mặt khác, phương pháp chọn mẫu này còn giúp tác giả luận án có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó luận án có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.

Căn cứ vào các yêu cầu trên, tác giả luận án đã chọn ngẫu nhiên ra 56 công ty chứng khoán để tiến hành thu thập dữ liệu. Cụ thể:

- (1) CTCK có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên: Chọn ngẫu nhiên 14 công ty trong tổng số 17 CTCK;

- (2) CTCK có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng: Chọn ngẫu nhiên 28 công ty trong tổng số 58 CTCK.

- (3) CTCK có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng: Chọn ngẫu nhiên 14 công ty trong tổng số 26 CTCK.

Việc tiếp cận các công ty chứng khoán (mẫu lựa chọn) được thực hiện bằng cách tiếp cận theo danh sách và tiếp cận với cán bộ phân tích tài chính và cán bộ kế toán trong công ty. Theo đó, khi tiếp cận theo danh sách, tác giả luận án căn cứ vào danh sách các công ty chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, vào danh bạ các doanh nghiệp phát hành bởi Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), danh bạ các doanh nghiệp trong Những Trang Vàng (Yellow Page) được phát hành bởi Tập đoàn Công ty Bưu chính Viễn thông, ... tại các địa bàn khảo sát. Việc tiếp cận trực tiếp qua các cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp được tác giả luận án căn cứ vào danh sách cán bộ phân tích tài chính và cán bộ kế toán tại các công ty được tác giả luận án dựa vào sự giới thiệu của người quen. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, vì những lý do nhạy cảm mà một số công ty và cán bộ dù đã đồng ý bước đầu qua giới thiệu nhưng cuối cùng vẫn không hồi âm phiếu điều tra. Danh sách 56 CTCK khảo sát được trình bày trong Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát. Thời gian tiến hành khảo sát là từ năm 2010 đến tháng 06/2012.

Bên cạnh đối tượng khảo sát là các công ty chứng khoán, do mục tiêu nghiên


cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán nên đối tượng tham gia khảo sát còn bao gồm cả các chuyên gia. Các chuyên gia được chọn để khảo sát là các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực kế toán và phân tích, đã hoặc đang công tác trong các trường đại học hoặc cao đẳng khối ngành kinh tế; là các kế toán viên; là các kế toán trưởng; là các giám đốc tài chính; là tổng giám đốc trong các công ty; là các kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc lập, là kiểm toán viên thuộc kiểm toán Nhà nước. Dự kiến sẽ xin ý kiến của 104 chuyên gia. Danh sách khảo sát chuyên gia được trình bày trong Phụ lục 6: Danh sách chuyên gia gửi phiếu khảo sát được đính kèm ở cuối luận án.

- Bước 2: Xây dựng nội dung phiếu khảo sát.

Các câu hỏi điều tra, khảo sát được xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi nghiên cứu tổng quát, phục vụ cho mục đích điều tra và thu thập dữ liệu. Đó là những câu hỏi liên quan đến sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính và chất lượng thông tin về tình hình tài chính do các công ty chứng khoán Việt Nam hiện đang công bố công khai. Một số câu hỏi nhằm trả lời cho mục tiêu nghiên cứu về sự khác biệt về thông tin tình hình tài chính giữa công ty chứng khoán với các doanh nghiệp khác. Phần câu hỏi còn lại được thiết kế nhằm phục vụ cho mục tiêu đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công ty chứng khoán.

Các câu hỏi được đề cập trong phiếu khảo sát doanh nghiệp và phiếu khảo sát chuyên gia được trình bày logic, bảo đảm sự kết nối giữa câu hỏi điều tra với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu thông qua các chủ đề được tổng kết từ nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết đã được phát triển của đề tài.

Việc đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán theo qui mô, theo mục đích sử dụng thông tin, theo kết quả và giới tính, theo trình độ của người trả lời phiếu khảo sát được thể hiện trên biểu đồ cho thấy sự khác biệt về mức độ quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia đến phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán.


Phần câu hỏi khảo sát doanh nghiệp và khảo sát chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 1: Phiếu khảo sát doanh nghiệp và Phụ lục 4: Phiếu khảo sát chuyên gia ở cuối luận án. Kết quả khảo sát được tổng hợp và sử dụng một phần ở chương 2 (phục vụ cho mục tiêu xác định sự khác biệt về thông tin tình hình tài chính giữa công ty chứng khoán với các doanh nghiệp khác), chương 3 (phục vụ cho mục tiêu đánh giá thực trạng chất lượng thông tin công bố về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán nhằm khẳng định những thành công và hạn chế về phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán) và một phần sử dụng ở chương 4 (phục vụ cho mục tiêu đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công ty chứng khoán khi bàn về sự tán đồng hay phản đối của các chuyên gia và công ty về các giải pháp hoàn thiện).

- Bước 3: Gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng.

Trên cơ sở các mẫu đã lựa chọn (các công ty chứng khoán và các chuyên gia), sau khi tiến hành liên hệ qua điện thoại và qua sự giới thiệu của người quen, có 39 CTCK trong tổng số 56 CTCK thuộc mẫu lựa chọn đồng ý tham gia khảo sát và 104 chuyên gia đều đồng ý tham gia khảo sát qua phiếu điều tra. Trên cơ sở đó, tác giả luận án tiến hành gửi các phiếu khảo sát theo địa chỉ email do các mẫu cung cấp. Tuy nhiên, một số địa chỉ email của các CTCK có định dạng đặc biệt, một số địa chỉ email bị định dạng sai hoặc đã thay đổi nên nhiều phiếu gửi đi nhưng bị hệ thống phản hồi thất bại hoặc người nhận không trả lời. Tổng số phiếu khảo sát mà luận án gửi tới các CTCK là 39 phiếu và gửi tới các chuyên gia là 104 phiếu.

- Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Mặc dầu đã chấp nhận tham gia khảo sát nhưng vì một số lý do tế nhị, kết quả cuối cùng tác giả luận án chỉ nhận được 03 email phản hồi từ phía các CTCK và 72 email phản hồi từ các chuyên gia. Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các CTCK và từ các chuyên gia, tác giả luận án tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lược dữ liệu để có thể sử dụng được. Quá trình xử lý dữ liệu thu thập bao gồm các công việc như: phê chuẩn dữ liệu, hiệu đính dữ liệu,


lập bảng tính, xác định và tính toán các đặc trưng của dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thích hợp để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Để xử lý các dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả luận án sử dụng các phần mềm Google Docs, phần mềm SPSS hay bằng phần mềm xử lý dữ liệu văn phòng Microsoft Office (phân tích thống kê đơn giản của Exel) kết hợp với việc mô tả số liệu thông qua số tuyệt đối, số tương đối và biểu hiện bằng đồ thị hoặc biểu đồ để phân tích. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác như so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia để xét đoán phù hợp với tư duy biện chứng và lịch sử. Các kết quả phân tích dữ liệu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở các phần tiếp theo của đề tài. Kết quả tổng hợp đính kèm ở Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp được tính toán dựa trên số mẫu phản hồi (3 công ty chứng khoán) và ở Phụ lục 5: Tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia được tính toán trên tổng số 72 phiếu khảo sát thu thập được từ phía các chuyên gia.

Đối với các dữ liệu thứ cấp, bên cạnh các thông tin do các công ty chứng khoán trong mẫu điều tra cung cấp, phần còn lại được tác giả luận án thu thập trực tiếp từ các thông tin do công ty báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay lên các Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc trên website riêng của công ty. Kết quả luận án thu thập được dữ liệu thứ cấp từ 30 CTCK. Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trực tiếp để minh họa trong luận án được đề cập đến trong Phụ lục 7: Thông tin thứ cấp từ các công ty khảo sát, còn các dữ liệu thứ cấp khác không sử dụng trực tiếp được thể hiện qua các bảng ghi chép của tác giả. Kết quả thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp được tác giả luận án sử dụng chủ yếu trong chương 3 khi đề cập đến thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán.

6. Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và trong công ty chứng khoán nói riêng.

- Phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của các công ty


chứng khoán Việt Nam trong phân tích tình hình tài chính và chất lượng thông tin tài chính do công ty công bố.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán Việt Nam.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán.

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN


Việc nghiên cứu và ứng dụng phân tích tài chính ở các nước trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu. Nếu như tại các quốc gia phát triển, nghề phân tích tài chính là một trong những nghề có truyền thống lâu đời và được ưa chuộng thì ở Việt Nam, phân tích tài chính chỉ mới được coi là một nghề từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành cùng với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (7/2000).

Tuy nhiên, các nghiên cứu về tài chính và phân tích tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước khi thị trường chứng khoán ra đời. Cùng với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu về phân tích tài chính đã được nhiều nhà khoa học đề cập thông qua các công trình khoa học như các sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí, luận án, luận văn. Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác nhau về tình hình tài chính. Một số tác giả đồng nhất giữa tình hình tài chính với hoạt động tài chính và tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số tác giả lại có sự phân định giữa tình hình tài chính doanh nghiệp với tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính.

Tác giả Trần Quý Liên cho rằng tài chính doanh nghiệp và tình hình tài chính doanh nghiệp là cùng một nội dung, do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng chính là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này được tác giả Trần Quý Liên thể hiện trong bài báo với tựa đề “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác kiểm toán” (Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, năm 2011) [13] cũng tập trung chủ yếu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cường chất lượng kiểm toán, giúp tăng độ tin cậy của thông tin góp phần cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Bài báo cũng đề cập đến một số quan điểm để thông tin phân tích tài chính có

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 30/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí