Bảng 4.4: Phân tích tình hình bảo đảm vốn điều lệ so với vốn pháp định của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long 140
Bảng 4.5: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản cố định 145
Bảng 4.6: Phân tích dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư 149
Bảng 4.7: Phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 150
Bảng 4.8: Phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán có liên hệ với các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán 151
Bảng 4.9: Phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động 155
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 4.1: Quy trình phân tích tình hình tài chính theo hướng hoàn thiện 131
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ vốn điều lệ so với vốn pháp định của CTCK Kim Long 141
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 1
- Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 3
- Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 4
- Tài Chính Doanh Nghiệp Và Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ vốn điều lệ so với vốn pháp định của CTCK Kim Long và CTCK Sài Gòn 142
Biểu đồ 4.3: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định của công ty chứng khoán 146
Biểu đồ 4.4: Tài sản ngoài bảng cân đối kế toán 152
Biểu đồ 4.5: Tài sản ngoài Bảng cân đối kế toán của các công ty chứng khoán năm 2010 153
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tình hình tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại, cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế, phân tích tình hình tài chính được nhiều đối tượng khác nhau quan tâm như các nhà quản trị, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức kiểm toán, tổ chức tín dụng, người lao động,…
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán (CTCK) nói riêng là tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 20/07/2000, lúc đó chỉ có hai công ty niêm yết. Theo thời gian, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về số lượng hàng hóa niêm yết, về sự tham gia của nhà đầu tư cũng như sự phát triển của các CTCK. Với số lượng CTCK ngày càng nhiều, phạm vi và tính chất hoạt động ngày càng mở rộng, phát triển đa dạng đa năng, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và tất yếu dễ dẫn đến các CTCK gặp rủi ro có thể bị phá sản. Hơn nữa,
thị trường chứng khoán là loại thị trường mang tính rủi ro hệ thống rất cao, chỉ một số cá thể trong hệ thống bị sụp đổ có thể sẽ kéo theo cả hệ thống cũng bị sụp đổ.
Theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực chứng khoán; kể từ tháng 01/2012, CTCK, công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của CTCK nước ngoài sẽ chính thức được phép đặt chân vào Việt Nam. Vì thế, các CTCK nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ ngoại ngay trên sân nhà, thách thức đặt ra cho các tổ chức dịch vụ chứng khoán trong nước là: khả năng về vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài, thiếu chiến lược kinh doanh bài bản, thua kém về kỹ năng quản lý, công nghệ lạc hậu nghèo nàn,… Để các CTCK trong nước có thể chủ động hội nhập thành công thì phải có sự trợ giúp đắc lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và từ sự cố gắng của chính bản thân các CTCK. CTCK cần phải quan tâm đến tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, tiềm năng và những rủi ro để có những quyết sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn, luôn nâng cao tiềm lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, tiếp cận các sản phẩm mới của thế giới,…Đây cũng chính là những vấn đề mà giới đầu tư, khách hàng và các tổ chức tín dụng của các CTCK luôn mong đợi sẽ có sự thay đổi tích cực trong thời gian tới. Muốn vậy, CTCK Việt Nam phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, bởi lẽ thông tin từ phân tích tài chính là nền tảng của mọi quyết định, và xem đây là công việc tất yếu trong quản trị công ty; nó phải được thực hiện với một thái độ, nhận thức nghiêm túc và phong cách chuyên nghiệp.
Thông tin tình hình tài chính của CTCK có tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, là do bản thân CTCK đưa ra và hầu hết chưa được thẩm định. Mặt khác, ít có tổ chức hay cá nhân nào thực hiện phân tích tình hình tài chính các CTCK, bản thân CTCK có thể nhận thức chưa đầy đủ vai trò của mình đối với xã hội. Phân tích tình hình tài chính trong các CTCK Việt Nam là một vấn đề cấp thiết, đang được một bộ phận lớn của xã hội rất quan tâm, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Quan trọng hơn, thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu của thị trường tài chính, vì vậy nó có những ảnh hưởng
quyết định đối với thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do vậy, việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các CTCK Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến các CTCK, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, qua phần tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề này thì những khía cạnh lý luận và thực tiễn vẫn chưa được nghiên cứu để có cơ sở ứng dụng phù hợp.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là ứng dụng khung lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và sử dụng dữ liệu thực tế để phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán; từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố công khai trên thị trường của các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu chính được xác định là:
- Làm rõ bản chất và vai trò của tài chính, hoạt động tài chính và tình hình tài chính;
- Phân tích và đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán nhằm khẳng định những thành công và hạn chế về phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán;
- Đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công ty chứng khoán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Với đối tượng này, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận
cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán cùng với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
+ Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán (cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính, thực trạng phân tích tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính).
+ Về mặt không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam; trong đó tập trung vào các công ty chứng khoán trên 2 địa bàn chủ yếu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2012.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung giải đáp câu hỏi tổng quát: Đề tài có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thông tin về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán?
Từ đó, luận án phải giải đáp được các câu hỏi cụ thể sau:
- Những đặc trưng của công ty chứng khoán ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính? Sự khác biệt giữa tài chính doanh nghiệp, hoạt động tài chính và phân tích tình hình tài chính?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam?
5. Phương pháp nghiên cứu luận án
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng; trong đó việc áp dụng các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu được dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp luận duy vật biện chứng vận dụng bước đầu trong nghiên cứu được dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến phân tích tình hình tài chính nhằm tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết về mặt lý thuyết. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến phân tích tình hình tài chính và xác định mục tiêu nghiên cứu của mình.
Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được vận dụng thông qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế được tiến hành thông qua việc điều tra, chọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập số liệu. Trong quá trình thu thập và phân tích số liệu, các cơ sở dữ liệu được so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, cũng đã giảm thiểu được vai trò chủ quan của tác giả nhằm bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong nghiên cứu. Sở dĩ luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng vì các lý do chính sau:
- Mặc dầu các nghiên cứu về phân tích tài chính, phân tích hoạt động tài chính không còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới nhưng phân tích tình hình tài chính, đặc biệt là phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán lại là vấn đề có tính khác biệt do những đặc thù trong hoạt động của loại công ty này
cũng như do thị trường tài chính non trẻ của Việt Nam tác động đến. Trên thực tế, việc nghiên cứu phân tích tình hình tài chính với các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng phân tích tình hình tài chính trong các công ty chứng khoán là những nghiên cứu còn khá hạn chế về số lượng ở Việt Nam. Do vậy, ở khía cạnh này, đề tài nghiên cứu của tác giả là đề tài có tính khám phá nên việc nghiên cứu định tính với các trường hợp chuyên sâu là phù hợp. Nếu áp dụng điều tra số lớn, kết quả thu được sẽ rất hạn chế, thậm chí có thể làm sai lệch vì bản thân đối tượng điều tra cũng không hiểu rõ nội dung của vấn đề nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu đề cập đến các thông tin khá nhạy cảm là thông tin về tài chính nói chung và thông tin về tình hình tài chính nói riêng, đặc biệt là những thông tin về đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Do trở ngại trong việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ phỏng vấn nên sử dụng phương pháp định lượng sẽ góp phần bổ sung những thông tin cần thiết cho các nghiên cứu điển hình của phương pháp định tính. Vì thế, lợi thế của phương pháp định lượng sẽ được tận dụng triệt để khi người tham gia điều tra không trực tiếp đối diện với nhóm nghiên cứu, không cần công bố tên cũng như các thông tin cá nhân khác nên kết quả thu được sẽ mang tính khách quan hơn.
- Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ nhiều nguồn, tạo cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, có thể bổ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp định lượng, vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp định tính với các trường hợp nghiên cứu điển hình. Nhờ đó, các kết luận mà đề tài đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.
Cụ thể, phương pháp định lượng và phương pháp định tính được áp dụng trong nghiên cứu thể hiện cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp định lượng được tác giả sử dụng trong luận án thông qua việc tính toán, đo lường các sự kiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được số hóa nhằm thực hiện các phân tích thống kê. Bằng cách sử dụng hệ thống bảng hỏi (phiếu điều tra) được chuẩn bị trước, tập trung chủ yếu vào các nội dung chứa đựng lượng thông tin lớn nhất liên quan đến phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán, tác giả luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ các cá nhân và từ các công ty chứng khoán ở Việt Nam. Từ đó, tác giả luận án đã lý giải hoạt động thực tế về phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích và dự báo định lượng kết hợp với lý luận về phân tích tình hình tài chính, tác giả luận án đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp định lượng mà tác giả cảm nhận được khi sử dụng trong nghiên cứu là những sai số do đối tượng được phỏng vấn, điều tra trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hay trả lời hoàn toàn theo cách hiểu chủ quan của họ.
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp định tính được tác giả luận án sử dụng nhằm mô tả và phân tích đặc điểm của môi trường hoạt động của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính trên quan điểm của tác giả. Việc sử dụng phương pháp định tính nhằm hoàn chỉnh những thông tin định lượng thu được trong các khảo sát thực tế tại các công ty chứng khoán và các nghiên cứu đánh giá; đồng thời, bổ trợ cho phương pháp định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra, giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong nghiên cứu định lượng.
5.3. Quá trình điều tra và thu thập dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đòi hỏi phải có đủ dữ liệu cần thiết. Nguồn dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận án gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.