Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong Những Năm Gần Đây.

kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD của toàn Công ty, là phòng thực hiện chức năng tiền tệ để mọi hoạt động SXKD của toàn Công ty được thực hiện kịp thời.

+ Phòng kim tra sn phm: có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm xem các sản phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn về yêu cầu, mẫu mã, kích thước, chất lượng; nếu có sản phẩm lỗi thì lập báo cáo loại bỏ; kiểm tra NVL nếu chất lượng không đạt yêu cầu, báo cho nhà cung cấp đến cùng kiểm tra và tìm biện pháp khắc phục; sau mỗi khâu kiểm tra, lập báo cáo gửi lên trưởng phòng tài vụ và ban lãnh đạo.

+ Phòng tchc hành chính: giúp lãnh đạo Công ty về mặt tổ chức nhân sự; điều động lao động, theo dõi công tác cán bộ; thi đua khen thưởng; lên kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho CNV hàng năm; làm sổ lao động, BHXH, công tác y tế; bảo vệ và làm một số công tác hành chính cho Công ty.

+ Phòng tiêu thụ:

phụ

trách về

việc nghiên cứu thị

trường, tiêu thụ

thành

phẩm và lên kế hoạch cho việc tiếp thị sản phẩm.

­ Phó Giám đốc 2:giúp Giám đốc giám sát và trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm trong việc xuất, nhập các sản phẩm, NVL của Công ty.

+ Phòng kế hoch: lập kế hoạch sản xuất.

+ Phòng kthut: có nhiệm vụ giám sát đảm bảo chất lượng kỹ thuật của máy móc, thiết bị.

+ Phân xưởng sn xut: phụ trách khâu sản xuất, đóng gói và nhập kho thành

phẩm.

+ Kho thành phm và NVL: dự trữ, bảo quản NVL và thành phẩm. Cung cấp

NVL để sản xuất khi có yêu cầu.

*Khi khách sn, nhà ngh: chịu quản lý trực tiếp từ Giám đốc. Khối này chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chuỗi khách sạn và nhà nghỉ của Công ty.

3.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.

Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty:

Biểu số 3.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

TT


Chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2012


Năm 2013

1

Doanh thu

đồng

15.458.253.634

17.655.487.722

2

Chi phí

đồng

15.385.136.430

17.592.376.127

3

Lợi nhuận

đồng

73.117.204

63.111.595

4

Số nộp Ngân sách

đồng

18.279.301

15.777.899

5

Thu nhập bình quân của CBCNV

đồng/người

2.800.000

3.200.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD TM XNK Tổng hợp Thanh Hà - 6


Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và tổ chức sản xuất của công ty.

a. Lĩnh vực kinh doanh.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là: Sản xuất, thương mại và dịch vụ.

b. Ngành nghề kinh doanh:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp, công ty đã đăng ký ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:

­ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

­ Sản xuất BVS và bỉm trẻ em.

­ Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ.

c. Quy trình công nghệ sản xuất sản phầm:

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.


Máy dập, máy ép, máy cắt


Đóng gói

Máy đánh tơi

Giấy, nilon

Bông

3.2. Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng hợp Thanh Hà.

3.2.1. Đặc điểm Công tác kế toán tại Công ty.

3.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


Kế toán trưởng

Kế toán vốn bằng tiền, lương và TSCĐ

Kế toán NVL và chi phí giá thành

Kế toán thanh toán, tiêu thụ và thuế


Thủ quỹ


Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

­ Kế toán trưởng: có nhiệm vụ phụ trách chung, kiểm tra công việc, duyệt các chứng từ nhập, xuất, thu, chi, quan hệ với ngân hàng, các cơ quan có liên quan trực tiếp, cuối kỳ làm báo cáo quyết toán, chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc và Tổng Giám đốc.

­ Kế toán vốn bằng tiền, lương và TSCĐ:

+ Căn cứ vào PT, PC, GBN, GBC để phản ánh chính xác, kịp thời số hiện có, số vốn bằng tiền trên nguyên tắc kiểm tra cuối ngày. Cuối kỳ lập báo cáo kế toán.

+ Căn cứ vào bảng chấm công, định mức tiến hành tính lương, lập bảng tính lương phải trả, tính phần trích theo lương của CBCNV sau đó phân bổ vào các đối

tượng chịu chi phí. Cuối kỳ lập báo cáo kế toán, phân tích tình hình sử dụng lao

động và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả lao động.

+ Căn cứ thời gian sử dụng TSCĐ trích khấu hao cho từng TSCĐ, tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ. Cuối kỳ lập báo cáo kế toán, kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

­ Kế toán NVL và chi phí giá thành:

+ Căn cứ vào PNK, PXK để ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá trị của NVL. Cuối kỳ lập báo cáo kế toán.

+ Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và tính giá thành cho các sản phẩm.

­ Kế toán thanh toán, tiêu thụ và thuế:

+ Theo dõi các khoản công nợ thanh toán với người bán, người mua.

+ Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tập hợp chính xác CP BH, CP QLDN, xác định chính xác kết quả kinh doanh của Công ty qua từng thời kỳ.

+ Xuất hóa đơn thuế GTGT đầu ra và căn cứ vào các hóa đơn thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra và thuế TNDN để xác định số thuế được khấu trừ và số thuế Công ty còn phải nộp.

­ Thqu: quản lý tiền tại quỹ của Công ty.

3.2.1.2. Chế độ kế toán tại công ty


­ Chế độ

kế toán Công ty áp dụng:

áp dụng phương thức hạch toán theo

quyết định số 15/2006/QĐ­BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

­ Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: VNĐ

­ Kỳ kế toán năm: (bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N)

­ Phương pháp tính thuế GTGT: tính thuế GTGT theo phương thức khấu trừ.

­ Phương pháp kế toán hàng tn kho: hạch toán hàng tồn kho theo phương thức kê khai thường xuyên.

­ Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: áp dụng phương pháp thẻ song

song.

­ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ

theo phương thức đường thẳng.

­ Phương pháp tính giá trNVL xut kho: áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước.

­ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp.

3.2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng hợp Thanh Hà.

3.2.2.1. Đặc điểm NVL tại Công ty.


Công ty TNHH XD­ TM­ XNK Tổng hợp Thanh Hà là một doanh nghiệp có

quy mô vừa và nhỏ hoạt động

chuyên ngành sản xuất. Do vậy

việc quản lý số

lượng NVL để sản xuất và dự trữ là rất cần thiết vì NVL đóng vai trò rất lớn trong việc tính giá thành sản phẩm và xác định giá bán sản phẩm của Doanh nghiệp.

3.2.2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Công ty.

a) Phân loại NVL.

Công ty vật liệu có không nhiều loại nguyên vật liệu, tuy nhiên việc phân loại nguyên vật liệu cũng được Công ty rất quan tâm, Công ty đã phân loại nguyên vật liệu theo các nhóm và được đánh các mã số khác nhau để tiện cho việc phân tích và tổng hợp thông tin như:

­ Nguyên vật liệu chính: bông.

­ Nguyên vật liệu phụ: keo dán, giấy lụa…

­ Nhiên liệu: Xăng, gas, dầu,…

Bên cạnh đó Công ty cũng xây dựng bảng danh điểm NVL

Biểu số 3.2: Bảng danh điểm nguyên vật liệu


TT

Mã VT

Tên vật tư

ĐVT

TK vật tư

1

BONG

Bông

Kg

1521

2

MLST

Màng siêu thấm

kg

1521

3

KD

Keo dán

kg

1522

4

GL

Giấy lụa

Kg

1521

5

NLS

Nylon sứ

kg

1521

6

MECH

Màng mech

kg

1521

7

SLC

Giấy silicon

Kg

1521

8

TCT

Thùng Carton

Kg

1522

9

XANG92

Xăng A92

lít

1523

10

DAU

Dầu

lít

1523

b) Tính giá nguyên vật liệu tại công ty

 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Trên cơ sở vận dụng nguyên tắc chung và những quy định về tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là phương pháp mà DN đang áp dụng, căn cứ vào nguồn nhập NVL mà DN có các cách tính giá nhập kho NVL chủ yếu sau:

­ Đối với NVL mua ngoài thì giá thực tế của NVL được xác định như sau:



Giá trị thực tế = nhập kho NVL


Trong đó:

Giá mua ghi trên hóa đơn


Chi phí

+ thu mua +

Các khoản Thuế không ­ được hoàn lại


Các khoản giảm trừ


+) Giá mua ghi trên hóa đơn: là giá chưa bao gồm thuế GTGT ( đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc là giá bao gồm thuế GTGT ( đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

+) Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, chi phí thuế GTGT đầu vào (nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), chi phí gia công hoàn thiện...

+) Các loại thuế không hoàn lại: thuế nhập khẩu…

+) Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu

Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước­ xuất trước: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc những NVL cùng loại nào nhập trước thì sẽ được xuất ra sử dụng trước, rồi mới đến lần nhập những NVL cùng loại nhập sau. Phương pháp này có ưu điểm là giá trị thực tế của NVL được tính toán chính xác, kịp thời. Tuy vậy, công việc của kế toán nhiều, đòi hỏi phải theo dõi chính xác từng lần nhập xuất.

Ví d3.1: Tình hình nhập, xuất kho Nylon sứ.

Ngày 01/4/2014 tồn kho đầu tháng Nylon sứ 200kg x 18.200đ/kg.

Ngày 09/4/2014 nhập kho 500kg Nylon sứ, đơn giá chưa bao gồm VAT 10% là: 18.100đ/kg.

Ngày 15/4/2014 Xuất kho sản xuất 350 kg.

Đơn giá xuất kho Nylon sứ ngày 15/4/2014 là: 200 kg với đơn giá 18.200 đ/kg và 150 kg với đơn giá là 18.100 đ/kg.

Giá trị xuất kho = (200 x 18.200) + ( 150 x 18.100) = 6.335.000 đ.

Ví d3.2: Tình hình nhập, xuất kho màng mech:

Ngày 01/4/2014 Tồn kho đầu tháng màng mech 180 kg x 24.500đ/kg.

Ngày 07/4/2014 Nhập kho 620 kg màng mech, đơn giá chưa bao gồm VAT 10% là: 24.550 đ/kg.

Ngày 15/4/2014 xuất kho sản xuất 350 kg.

Đơn giá xuất kho màng mech ngày 15/4/2014 là: 180 kg với đơn giá 24.500 đ/kg và 170 kg với đơn giá là 24.550 đ/kg.

Giá trị xuất kho = (180 x 24.500) + ( 170 x 24.550) = 8.583.500 đ

3.2.2.3. Kếtoán chi tiết nguyên vật liệu. tại Công ty

3.2.2.3.1. Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Để hạch toán các nghiệp vụ về NVL, Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:

+ Phiếu nhập kho ( Mẫu 01­VT)

+ Phiếu xuất kho ( Mẫu 02­VT)

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03­VT)

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 08­VT)

+ Thẻ kho ( Mẫu S09­DN)

+ Hoá đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT3/001)

Ngoài các chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các DN có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: PX vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – VT), BB kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu 05­ VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07 – VT )…và các chứng từ khác phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng DN.

Mọi chứng từ kế toán trên đều phải được luân chuyển hợp lý, do kế trưởng quy định.

3.2.2.3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

toán


Kế toán chi tiết là một bộ phận quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán

NVL.


Để kế

toán chi tiết NVL tại kho và Phòng kế

toán Công ty đã áp dụng

phương pháp thẻ song song. Việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL được thực hiện ở 2 nơi đó là tại kho và tại Phòng kế toán. Căn cứ để ghi sổ là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn cước vận chuyển, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ khác.

a. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất sau đó xét duyệt hạn mức vật tư cần sử dụng và chuyển đến phòng vật tư để chuẩn bị vật tư dự trữ và thu mua sao cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường.

Phòng vật tư nhận được báo giá từ từ các nhà cung cấp, sẽ lập tờ trình mua vật tư (Nội dung gồm: chủng loại vật liệu, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022