Sơ Đồ Hạch Toán Chi Tiết Nvl Theo Phương Pháp Thẻ Song Song

Tính giá NVL có thể chia làm 2 trường hợp:

­ Tính giá NVL nhập kho

­ Tính giá NVL xuất kho

2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Căn cứ nguồn nhập NVL để xác định giá thực tế của NVL.

­ Đối với NVL mua ngoài, giá thực tế của NVL nhập kho được xác định theo công thức:


Giá trị thực tế nhập kho NVL =

Trong đó:

Giá mua ghi trên hóa đơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Chi phí

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XD TM XNK Tổng hợp Thanh Hà - 3

+ thu mua +

Các khoản Thuế không ­ được hoàn lại


Các khoản giảm trừ


+) Giá mua ghi trên hóa đơn: là giá chưa bao gồm thuế GTGT ( đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc là giá bao gồm thuế GTGT ( đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

+) Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, chi phí thuế GTGT đầu vào (nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), chi phí gia công hoàn thiện...

+) Các loại thuế không hoàn lại: thuế nhập khẩu…

+) Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

­ Đối với vật liệu gia công chế biến xong nhập kho, thì giá thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến

Trị giá thực tế NVL chế biến = Giá thực tế NVL xuất chế biến + CP chế biến


Trị giá NVL thuê ngoài gia công chế biến


= Giá thực tế NVL + xuất chế biến


CP thuê ngoài gia + công chế biến


CP

khác

­ Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh, liên kết thì giá thực tế của NVL được tính theo giá do Hội đồng định giá xác định.

­ Đối với NVL được biếu tặng, viện trợ hay cấp phát thì giá thực tế của NVL được ghi nhận bằng giá ghi nhận trong biên bản bàn giao + chi phí liên quan.

­ Đối với NVL là phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất thì giá thực tế của NVL có thể tính theo 2 cách:

Tính theo giá tạm tính: Cách này đơn giản nhưng không chính xác

Tính theo giá thực tế trên thị trường: Cách này chính xác nhưng phức tạp.

Việc tính đúng, chính xác giá thực tế của NVL nhập kho là việc hết sức quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Công việc này còn ảnh hưởng đến việc tính giá NVL xuất kho cũng như phản ánh chi phí NVL trong việc tính giá thành thực tế của sản phẩm.

2.2.2.2. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu

Trong quá trình hạch toán NVL tuỳ điều kiện cụ thể từng DN như số lượng, số lần nhập xuất của mỗi danh điểm NVL nhiều hay ít, giá NVL biến động thường

xuyên hay tương đối

ổn định, trình độ

của cán bộ

kế toán… để

lựa chọn một

phương pháp tính giá xuất thích hợp. Các DN có thể lựa chọn những phương pháp thường được sử dụng sau:

a) Sử dụng giá hạch toán để xuất kho NVL.

Giá hạch toán là giá doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định nên không có ý nghĩa trong thanh toán và hạch toán tổng hợp về vật liệu mà chỉ được sử dụng trong ghi chép kế toán chi tiết. Nói cách khác, giá hạch toán là giá tạm tính khi chưa biết giá chính thức của NVL.

Giá hạch toán NVL xuất = Số lượng NVL xuất X Đơn giá hạch toán

Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành điếu chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế theo hệ số giá của NVL:


Hệ

số =

Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ


Giá hạch toán NVL nhập trong

giá

Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ + kỳ


Hệ số giá được sử dụng ở các DN có nghiệp vụ nhập xuất nhiều và thường xuyên, giá mua thực tế biến động lớn và thông tin không kịp thời, có thể quản lý NVL ở mọi thời điểm. Phương pháp hệ số giá đã khắc phục được những khó khăn

phức tạp trong việc xác định giá thực tế hàng ngày, đơn giản hoá công tác kế toán và giúp giảm nhẹ khối lượng kế toán hàng ngày.

b) Sử dụng phương pháp giá thực tế để xuất kho NVL.


Việc tính giá NVL theo giá thực tế được thực hiện theo một trong bốn

phương pháp quy định trong Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho”.

 Phương pháp thực tế đích danh:

Phương pháp này thích hợp với những DN có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho. Vì vậy, khi xuất lô nào sẽ tính theo giá đích danh của lô ấy. Nếu áp dụng phương pháp này, DN sẽ tính được giá thực tế của NVL xuất kho tương đối sát với giá thị trường, thuận lợi cho công tác tính giá sản phẩm. Tuy nhiên, phưong pháp này có nhiều hạn chế là NVL phải được theo dõi chi tiết theo từng lô hang, theo từng lần nhập mà trên thực tế không phải DN nào cũng làm được. Phương pháp này áp dụng cho các DN số danh điểm NVL ít, đòi hỏi phải được bảo quản riêng rẽ số lần nhập xuất ít.

 Phương pháp nhập trước ­ xuất trước (FIFO):

Theo phương pháp này NVL nhập trước được xuất dùng hết mới xuất dùng đến lần nhập sau. Do đó, giá NVL xuất dùng được tính hết theo giá lần nhập trước, xong mới tính theo giá của lần nhập sau.

Phương pháp này thích hợp với những DN có ít danh điểm vật liệu, số lần nhập của mỗi danh điểm không nhiều, quản lí vật tư theo lô, lượt. Việc sử dụng NVL đòi hỏi cao về chất lượng, thời hạn dự trữ. Phương pháp này thường áp dụng cho những NVL có quy định về thời hạn bảo hành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định nếu chi phí không tương ứng với giá thị trường hiện tại làm cho lợi nhuận không chắc chắn. Nếu giá có xu hướng tăng dần thì giá xuất sử dụng sẽ nhỏ đi nên giá thành giảm, lợi nhuận trong kì sẽ tăng gây ra hiện tượng thổi

phồng lợi nhuận, không tuân thủ nguyên tắc thận trọng của kế toán. Trong điều

kiện giá vật tư giảm chi phí cao hơn, chi phí cao hơn so với thị trường, lợi tức của doanh nghiệp sẽ an toàn hơn.

 Phương pháp nhập sau ­ xuất trước (LIFO):

Phương pháp này tính giá xuất kho của NVL trên cơ sở giả định lô vật liệu nào nhập kho sau sẽ được xuất trước, vì vậy việc tính giá NVL xuất kho ngược lại

với phương pháp nhập trước ­ xuất trước. Nếu xu hướng giá cả tăng dần thì số

xuất kho có giá cao, bởi vì giá NVL tính theo giá mỗi lần nhập cuối. Khi đó hàng giảm xuống. Ngược lại, nếu giá cả có xu hướng giảm thì NVL xuất kho tính theo giá mới sẽ thấp, giá thành phẩm hạ hàng tồn kho trong kì sẽ có giá cao, mức lãi trong kì sẽ tăng.

 Phương pháp giá bình quân gia quyền :

Theo phương pháp này, giá trị của NVL được tính theo giá trị trung bình của NVL tồn kho đầu kì và giá trị NVL được mua hoặc sản xuất trong kì. Phương pháp bình quân có thể tính theo thời kì hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, tuỳ thuộc vào tình hình của DN


Giá vốn thực tế của NVL xuất dùng

= Số lượng NVL xuất

dùng

x Giá đơn vị bình quân

Trong đó giá đơn vị bình quân được tính theo 3 cách sau:

* Cách 1: Theo giá bình quân cả kỳ dự trữ

Theo phương pháp này đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn NVL xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của DN áp dụng mà kế toán NVL tính giá đơn vị bình quân theo công thức sau:



Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

Trị giá thực tế NVL

tồn kho đầu kỳ +

=

Số lượng NVL tồn đầu kỳ

Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ

Số lượng NVL nhập trong kỳ

Phương pháp này đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên nhược điểm lớn của phương pháp này là công tác kế toán dồn tích vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

* Cách 2: Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của NVL và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức:


Giá đơn vị bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập


sau mỗi lần nhập


Số lượng NVL tồn sau mỗi lần nhập


Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên nhưng phức tạp và tốn công sức nên thường áp dụng ở DN có ít chủng loại NVL, có lưu lượng nhập xuất ít.

* Cách 3: Theo giá bình quân gia quyền của lần nhập cuối cùng

Phương pháp này phù hợp với các DN có nhiều chủng loại vật liệu với quy

cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và xuất dùng thường xuyên, các DN có thị

trường cung cấp tương đối ổn định trong suốt kỳ hạch toán hoặc các DN không có điều kiện kiểm kê từng xuất kho.

Dựa vào trị giá và số lượng NVL cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá kỳ này:


Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

Trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước

=

Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước



Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy phương pháp này làm chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không sát với giá thực tế.

2.3. Kế toán chi tiết NVL.

2.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng.

2.3.1.1. Chứng từ sử dụng.

Để theo dõi tình hình nhập­ xuất­ tồn NVL Doanh nghiệp cần sử dụng rất

nhiều chứng từ

khác nhau. Có những chứng từ

Doanh nghiệp tự

lập như: Phiếu

xuất kho, phiếu nhập kho...cũng có những chứng từ do Đơn vị khác lập giao cho Doanh nghiệp như: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT và có những chứng từ mang tính bắt buộc như: Thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho...và cũng có những chứng từ mang tính chất hướng dẫn như: Biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức...Tuy nhiên, cho dù sử dụng chứng từ nào thì Doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc

ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý NVL tại Doanh nghiệp, các loại chứng từ dùng để theo dõi quá trình nhập­ xuất­ tồn kho NVL bao gồm:

­ Hoá đơn bán hàng thông thường hoặc Hoá đơn GTGT

­ Phiếu Nhập kho

­ Biên bản kiểm nghiệm

­ Phiếu xuất kho

­ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

­ Thẻ kho

­ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho

2.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng.

­ Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

­ Bảng tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

­ Thẻ kho ( Sổ kho)

­ Bảng kê nhập­ xuất kho

2.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL.

Hạch toán chi tiết NVL là việc theo dõi tình hình biến động của từng thứ NVL kết hợp với thước đo hiện vật và giá trị. Hạch toán NVL được thực hiện ở kho và phòng kế toán thường được hạch toán theo các phương pháp sau:

­ Phương pháp thẻ song song

­ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

­ Phương pháp sổ số dư

2.3.2.1. Phương pháp thẻ song song

Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật liệu song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi chép gần như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến sau khi kế toán đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho. Ngoài ra để các số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng

hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu.

­ Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập­ xuất, thủ kho căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghi vào một dòng trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.

­ Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình hình nhập­ xuất­ tồn kho hàng ngày. Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập­ xuất kho do thủ kho chuyển đến, nhân viên kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan như ( hoá đơn GTGT, phiếu mua hàng...).

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của từng danh điểm vật liệu. Số lượng NVL tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chi tiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng. Sau khi

đối chiếu với thẻ

kho của thủ

kho kế

toán phải căn cứ

vào sổ kế

toán chi tiết

nguyên vật liệu lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của sổ kế toán tổng hợp.

­ Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu khối lượng nghiệp vụ (chứng từ ) nhập, xuất ít không thường xuyên và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận kế toán còn hạn chế.

Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song


Thẻ kho

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Sổ chi tiết kế toán

Bảng tổng hợp N­X ­T

Sổ kế toán tổng hợp


Ghi chú:





­ Ưu điểm:


: ghi hàng ngày

: đối chiếu

: ghi cuối kỳ


+ Đơn giản dễ làm không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao.

­ Nhược điểm:

+ Phương pháp này có sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng nên việc lập báo cáo dễ bị chậm.

+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, khối lượng nhiệm vụ nhập xuất ít không thường xuyên và trình độ kế toán còn hạn chế.

2.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

­ Ở kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu như phương pháp thẻ song song.

­ Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng. Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022