Giải Pháp Hỗ Trợ Để Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt


nhiệm thu cho việc thanh toán định kỳ các khoản tiền như điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng v.v...), (3) có thể vận hành hệ thống chuyển mạch thẻ ngân hàng, (4) vận hành hệ thống thanh toán thương mại điện tử (B2C, B2B...) và (5) vận hành các hệ thống thanh toán bù trừ khác. Lộ trình triển khai cụ thể như sau:


+ Thuê chuyên gia tư vấn hoặc đề nghị hỗ trợ kỹ thuật để lập dự án thành lập trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH;


+ Thành lập Ban trù bị xây dựng Dự án thành lập Trung tâm TTBTQG và xúc tiến các thủ tục cần thiết để thành lập Trung tâm, đồng thời xây dựng các quy định về hoạt động của các tổ chức thanh toán bù trừ ở Việt Nam;


+ Tổ chức triển khai thành lập Trung tâm TTBTQG (xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, giải pháp phần mềm, nguồn nhân lực, v.v...);


+ Dự kiến Trung tâm TTBT QG chính thức hoạt động đầy đủ vào năm 2010.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện):


Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 30

Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với một thương hiệu thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn cụ thể như sau:


- Năm 2006 - 2007, phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có trên cơ sở bảo đảm tính tích hợp, tính mở của hệ thống về mặt kỹ thuật để bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc kết nối thống nhất;


- Khảo sát, đánh giá hiện trạng của tất cả các trung tâm chuyển mạch thẻ đã có và đang có kế hoạch đi vào hoạt động về các khía cạnh: mức độ hiệu quả, rủi ro, tính tích hợp, tính mở của hệ thống về khía cạnh kỹ thuật... để đề xuất giải pháp lựa chọn; tập trung đầu tư, phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất nhằm giải quyết tình trạng phân tán trong các hệ thống thanh toán thẻ hiện nay (2007);


- Củng cố về tổ chức và hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các liên minh thẻ hiện hành để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thẻ, cũng như các yêu cầu về chuẩn mực kỹ thuật và khả năng tích hợp với hệ thống của Trung tâm TTBT QG khi Trung tâm này đi vào hoạt động;


- Kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia với Trung tâm TTBT QG (2008 - 2009).

d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện):


- Hoàn thiện cơ chế thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán theo hướng kết nối giữa hệ thống quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia, nhằm bảo đảm cơ chế chuyển giao gắn với thanh toán (DVP), giảm rủi ro trong quyết toán các giao dịch trên thị trường chứng khoán khi mà các giao dịch này phát triển với quy mô lớn trong tương lai, đồng thời bảo đảm hiệu quả cho hoạt động thị trường mở, cũng như các giao dịch tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước;


- Thực hiện kết nối giữa hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán, tạo mối liên kết trực tiếp giữa Sở Giao dịch với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhằm bảo đảm sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả trong hoạt động cho vay tái cấp vốn (bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu và lưu ký giấy tờ có giá) của Ngân hàng Nhà nước, góp phần tăng hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở thúc đẩy tính khả dụng và tốc độ luân chuyển của các giấy tờ có giá được cầm cố cho hoạt động tái cấp vốn;


- Hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán (bao tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu được niêm yết...) theo những khuyến nghị của Ủy ban các Hệ thống Thanh toán và Quyết toán (CPSS) thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), xét về dài hạn, khi thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển thì việc chỉ định một ngân hàng thanh toán (hiện nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) sẽ có những rủi ro nhất định về khả năng thanh toán do khối lượng giao dịch tăng cao vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng, gây rủi ro hệ thống, đồng thời cũng tạo ra sự bất bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, cụ thể là các NHTM khác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thực hiện kết nối hệ thống thanh toán liên ngân hàng với hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho việc bù trừ và quyết toán chứng khoán theo phương thức chuyển giao chứng khoán kèm thanh toán. Việc chuyển giao chứng khoán để lưu ký được thực hiện thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán việc thanh toán tiền được thực hiện qua tài khoản tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của các ngân hàng thương mại nơi công ty chứng khoán mở tài khoản;


6. Giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt


a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);


Tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như sau:


- Tuyên truyền trên báo chí: thông qua những tờ báo mà số lượng độc giả đông đảo để đăng tải các nội dung cần tuyên truyền;


- Tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình: lựa chọn chương trình và thời gian thích hợp để thông tin tuyền truyền tới nhiều người nhất;


- Tuyên truyền trên mạng internet: ở Việt Nam tốc độ người sử dụng internet gia tăng nhanh ở các thành phố và thị xã, vì vậy đây cũng là một kênh tuyên truyền rất hiệu quả, nội dung tuyên truyền cần đăng tải trên những website có số lượng người truy cập nhiều nhất và thường xuyên nhất;


- Các hình thức tuyên truyền khác.

b) Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009):


- Giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua chính sách thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán, cụ thể: Xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu để giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán. Phương án miễn giảm thuế xuất nhập khẩu chỉ có tính chất ngắn hạn, thực hiện tối đa không quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên tương đối phổ biến.


c) Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);


- Tạo dựng thói quen giao dịch qua ngân hàng của các khách hàng tiềm năng, với sự khuyến khích ban đầu bằng lợi ích kinh tế từ việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó tạo dựng thói quen giao dịch qua ngân hàng;


- Phương án miễn giảm thuế giá trị gia tăng chỉ có tính chất ngắn hạn, thực hiện tối đa không quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên tương đối phổ biến.

d) Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008)


Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, xác định mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, trên cơ sở đó tác động tới toàn bộ cơ cấu tính phí của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập ra một mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, từng bước tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng thông qua chính sách về phí dịch vụ thanh toán hợp lý, bao gồm:


-Nghiên cứu xây dựng chương trình tính phí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bảo đảm mức thu phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng hợp lý, khoa học để làm cơ sở cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng mức phí cho mình (năm 2007);


- Nghiên cứu xem xét xây dựng mức thu phí đối với hình thức thanh toán bằng tiền mặt với mục đích khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đề xuất một phương thức tính phí hợp lý có tính chiến lược và theo thông lệ quốc tế, tương xứng với chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng (năm 2008);


- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng để tổ chức này thể hiện được vai trò của mình trong việc xây dựng các quy định chung về việc chia sẻ phí dịch vụ thanh toán giữa các tổ chức cung ứng cho việc quy định đối tượng thu và trả phí cũng như việc chia sẻ phí giữa các ngân hàng, đảm bảo công bằng cho các ngân hàng và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;


- Xây dựng quy định cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được trích lại một phần khoản thu từ phí dịch vụ thanh toán để đầu tư nâng cấp hệ thống thanh toán nội bộ của mình;


- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm mức thuế VAT đối với các khoản thu từ phí dịch vụ thanh toán, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng nguồn đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán;


- Chỉnh sửa giảm mức thu phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định số 449/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng) theo mức phù hợp dung lượng của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Xây dựng phí thường niên và phí gia nhập đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia hệ thống TTĐTLNH do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, trong đó quy định rõ mục đích sử dụng, nội dung sử dụng của các khoản phí này trong quá trình phát triển hệ thống thanh toán (2006 - 2007);


- Nghiên cứu chỉnh sửa Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cho phù hợp tình hình thực tế; nghiên cứu xây dựng mức thu phí đối với thanh toán bằng tiền mặt (2007 - 2008);


- Điều chỉnh lại mức thu phí dịch vụ thanh toán liên Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế dựa trên nguyên tắc đủ bù đắp chi phí (2007 - 2008);


- Xây dựng chương trình tính phí dịch vụ thanh toán để có thể xác định mức thu phí dịch vụ thanh toán theo từng năm (2008).

đ) Tăng cường nguồn nhân lực để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010):


- Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập chính sách và đề xuất chiến lược, định hướng phát triển hoạt động thanh toán của nền kinh tế, về số lượng và chất lượng;


- Có chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nước; tuy nhiên với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm;


- Đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ứng dụng trong thanh toán nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh toán;


- Phối hợp với với các tổ chức quốc tế, mời chuyên gia giảng dạy và đào tạo kiến thưc về từng lĩnh vực của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt;


- Phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;


- Trang bị thiết bị tin học cho phép truy cập internet cho các đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin, trên


cơ sở đó nắm bắt được xu thế phát triển của hoạt động thanh toán trên thế giới phục vụ cho việc lập chiến lược, chính sách phát triển thanh toán;


- Trong giai đoạn 2006 - 2008, tập trung đào tạo cơ bản về thanh toán và công nghệ thông tin cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán; đồng thời, tập trung đào tạo chuyên gia về lĩnh vực thanh toán theo các chương trình đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài trước mắt để nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án;


- Giai đoạn 2008 - 2010, tiếp tục các chương trình đào tạo mở rộng đến khu vực doanh nghiệp với mục tiêu triển khai thực hiện Đề án đến các chủ thể trong nền kinh tế.


e) Giải pháp về tài chính phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện):


- Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế;


- Nguồn vay ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển nhà nước để đầu tư máy móc kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.


IV. MỘT SỐ ĐỀ ÁN, DỰ ÁN CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU,

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT


Đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010).


1. Nhóm đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, bao gồm các Đề án thành phần:


a) Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);


b) Trả lương qua tài khoản (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trả lương cho cán bộ công chức qua tài khoản trong năm 2007, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);


c) Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản (Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).


2. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);


3. Nhóm đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, bao gồm các Đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):


a) Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập;


b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt;


4. Nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán, bao gồm các Đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):


a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng;


b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch

bán lẻ;


c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất;


d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ

thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.


5. Đề án hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các Đề

án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện):


a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);


b) Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);


c) Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);


Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008).


V. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN


Kinh phí dành cho việc nghiên cứu, xây dựng Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 và các đề án thành phần (không bao gồm chi phí đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để triển khai thực hiện Đề án), được huy động từ hai nguồn:


- Nguồn ngân sách nhà nước 3.700 triệu đồng (Ba tỷ, bảy trăm triệu đồng) được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình xây dựng, triển khai các đề án thành phần, nếu có phát sinh thêm những chi phí cần thiết và hợp lý, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét và quyết định mức chi cụ thể;


- Nguồn hỗ trợ kỹ thuật, trên cơ sở liên hệ với một số tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế hoặc các dự án do chính phủ nước ngoài tài trợ để tìm kiếm nguồn hỗ trợ kỹ thuật bổ sung cho việc xây dựng và triển khai Đề án./.


THỦ TƯỚNG


Nguyễn Tấn Dũng

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí