Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Tỉnh Trong Khu Vực


- Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 4 điểm là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu.

- Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.

- Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng điểm của ma trận.

Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận. Nếu tổng điểm dưới 2,5 điểm, tổ chức yếu về các yếu tố nội bộ. Nếu tổng điểm trên 2,5 điểm, tổ chức mạnh về các yếu tố nội bộ

1.5.2.3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT (điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội-nguy cơ) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:

- Các chiến lược điểm mạnh-cơ hội (S.O): Sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tận dụng cơ hội từ bên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh-nguy cơ (ST): Sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tránh, hạn chế tối đa nguy cơ từ bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO): Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội từ bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu-nguy cơ (WT): Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để hạn chế tối đa nguy cơ từ bên ngoài đến tổ chức.

Ma trận SWOT được thực hiện 8 bước sau:

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp (tổ chức).

- Liệt kê những điểm yếu bên trong.

- Liệt kê các cơ hội bên ngoài.

- Liệt kê các mối đe dọa bên ngoài.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài thành chiến lược SO.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài thành chiến lược WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài thành chiến lược ST.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài thành chiến lược WT.




O: Những cơ hội

Liệt kê các cơ hội

T: Những nguy cơ

Liệt kê các mối đe dọa

S: Những điểm mạnh

Liệt kê các điểm mạnh

Các chiến lược SO

Sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tận dụng cơ hội từ bên ngoài

Các chiến lược ST

Sử dụng các điểm mạnh của tổ chức để tránh, hạn chế tối đa nguy cơ từ bên ngoài

W: Những điểm yếu

Liệt kê những điểm yếu

Các chiến lược WO

Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội từ bên ngoài

Các chiến lược WT

Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để hạn chế tối đa nguy cơ từ bên ngoài

đến tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030 - 5


Hình 1.5.2: Ma trận SWOT

(Đào Duy Huân (2016), Lý thuyết và Mô hình quản trị chiến lược, NXB Đại

học Quốc Gia )

1.5.2.4. Ma trận định lượng QSPM

Sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE và ma trận IFE và kết quả phân tích từ ma trận SWOT để quyết định khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế. Ma trận QSPM là công cụ cho phép các nhà chiến lược đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (tổ chức) đã được xác định, giống như các công cụ phân tích việc hình thành chiến lược khác, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác. Các bước thực hiện ma trận QSPM như sau:

- Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong ở cột bên trái. Các thông tin này được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE, bao gồm tối thiểu 10 yếu tố quan trọng bên trong và 10 yếu tố quan trọng bên ngoài.

- Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài.

- Nghiên cứu kết quả ma trận SWOT và xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp (tổ chức) nên xem xét thực hiện.

- Xác định số điểm hấp dẫn (AS), là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối mỗi chiến lược so với các chiến lược có thể thay thế khác. Số điểm hấp


dẫn được phân từ 1= không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4

= rất hấp dẫn.

- Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) bằng cách nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.

- Tính tổng cộng các số điểm hấp dẫn, được tính bằng cách cộng tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM, cộng tổng số điểm hấp dẫn biểu thị chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm có khả năng thay thế. Số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG KHU VỰC

1.6.1. Cà Mau

Cà Mau là nơi có điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn,… rất thuận lợi là nguồn tài nguyên, là tiềm năng to lớn cho du lịch Cà Mau. Chúng góp phần quan trọng cho Cà Mau khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch như: tham quan, nghĩ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch sông nước, homestay,…Đặc biệt các nguồn tài nguyên đó tạo nên thế mạnh về du lịch sinh thái mang nét riêng của vùng đất Cà Mau mà không nơi nào có thể hòa lẫn được. Tất cả các nguồn tài nguyên đó đã được phối hợp với nhau để khai thác và phát triển du lịch, cụ thể như:

- Về rừng: rừng U Minh (thượng và hạ), Lâm Ngư Trường sông Trẹm, rừng đặc dụng Vồ Dơi,…

- Về sân chim: sân chim Ngọc Hiển, sân chim Đầm Dơi, vườn dơi Cái Keo,..

- Về vườn trái cây: vườn dâu Cái Tàu, vườn trái cây Tân Thành,..

- Các điểm du lịch: công viên du lịch mũi Cà Mau, làng du lịch Khai Long,..

- Các thắng cảnh thiên nhiên: đầm Thị Tường, hòn Đá Bạc, cụm đảo Hòn Khoai, cồn Ông Trang,..

1.6.2. Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất sông nước hữu tình, có nhiều chùa chiền, rất thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Thế mạnh của du lịch Sóc Trăng chính là du lịch tâm linh, văn hóa, lễ hội.

Vì vậy, cùng với tỉnh Kiên Giang, An Giang và Tiền Giang, Sóc Trăng là 1


trong 4 địa phương tạo ấn tượng về hoạt động du lịch với doanh thu từ du lịch đạt gần 200 tỷ đồng/năm. Theo ông Lâm Vĩnh Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng: Toàn tỉnh hiện có trên 200 điểm đình, chùa, miếu của 3 dân tộc Việt, Hoa, Khmer và nhiều điểm, địa danh du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến. Nhiều điểm chùa, du lịch về nguồn, văn hóa, lễ hội, du lịch sông nước, vườn cò, chợ nổi, bảo tàng đã được khai thác phục vụ du lịch, song vẫn còn nhiều điểm mới chỉ là tiềm năng. Ở Sóc Trăng cũng chưa có khu du

lịch nào đươc

công nhân

đat

chuẩn theo quy định. Các dự án du lịch trọng điểm

của tỉnh dù kêu gọi đầu tư đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư. Vì vậy, đến nay Sóc Trăng mới chỉ là điểm dừng chân của du khách, lượng du khách lưu trú chưa nhiều.

Để phát triển du lịch, Sóc Trăng đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển du lịch tâm linh, sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, nâng cao tầm vóc của các lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như các lễ hội: Sông nước miệt vườn, nghinh Ông, lễ Đấu đèn, lễ Cúng phước Biển. Đặc biệt, lễ hội Ooc-om-boc - Đua ghe ngo đã được nâng cấp thành lễ hội quốc gia, tổ chức 2 năm một lần và năm 2015 này là lần thứ hai tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hội.

Ngoài ra, với thế mạnh của địa phương, Sóc Trăng còn nghiên cứu tổ chức Lễ hội bánh Pía, lễ hội Bún nước lèo… để có những bước đột phá mới thu hút du khách. Các lễ hội trong tỉnh cũng sẽ được tổ chức lồng ghép với một số hoạt động thường xuyên để giới thiệu đến du khách những nét nghệ thuật kiến trúc, những hoạt động văn hóa, thể thao, ca múa nhạc truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Đó là kiến trúc đình, chùa, nghệ thuật sân khấu

rôbăm, Dù kê, Múa trống sa dăm; lễ hội thả đèn nước, lễ cúng trăng, các làng nghề bánh pía, vẽ tranh trên kiếng, đan lát, dệt chiếu, cốm dẹp…

Nằm ở hạ nguồn sông Hạ, Sóc Trăng có trên 50km chiều dài sông Hậu, những cù lao xanh ngát giữa sông Hậu và 72 km bờ biển cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt. Đây là tiền đề để tỉnh phát triển du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sông nước kết hợp du lịch biển. Những dự án du lịch như Cồn số 3 Song Phụng (huyện Long Phú), khu du lịch Hồ Bể (thị xã Vĩnh Châu), khu du lịch Mỏ Ó (huyện Trần Đề), khu du lịch rừng bần ngập mặn xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung), tuyến tàu cao tốc du lịch Kinh Ba (Trần Đề) đi Côn Đảo, đang được tỉnh xúc tiến kêu gọi đầu tư. Sóc Trăng cũng tiếp tục mời gọi đầu tư cho khu du lịch cồn Mỹ Phước với những mô hình du lịch nông thôn sông nước hấp dẫn, không trùng lặp với các tỉnh bạn. Các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của


người dân, tạo điều kiện cho người dân tham gia mô hình du lịch cộng đồng, chủ yếu là mô hình homestay. Hiện nay ở Sóc Trăng còn có nhiều địa điểm thu hút du khách như cồn Mỹ Phước, chợ nổi Ngã Năm, vườn cò Tân Long, nhà ở của đồng bào dân tộc với kiến trúc độc đáo ở xã Phú Mỹ (Mỹ Tú). Mô hình này nếu được đầu tư sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và nâng cao trình độ giao tiếp của người dân.

Đối với du lịch về nguồn, tìm hiểu truyền thống lịch sử, Sóc Trăng cũng có nhiều điểm đến thú vị. Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như: Đền thờ Bác Hồ ở An Thạnh Đông (Cù Lao Dung); Khu căn cứ Tỉnh ủy ở rừng tràm Mỹ Phước (Mỹ Tú); Đình Hòa Tú - nơi diễn ra Khởi nghĩa Nam kỳ 1940; Miếu bà chúa Xứ Mỹ Đông (Mỹ Phước, Ngã Năm); khu di tích đón đoàn tù Chính trị Côn Đảo (ở thành phố Sóc Trăng); bia chiến thắng Chắc Tức - Bàu Còn (Thạnh Trị); bia căm thù ở Cái Cao (Kế Sách)...

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh này, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng đang tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh để làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư dự án du lịch; đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến để mỗi du khách luôn xem Sóc Trăng là điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá ĐBSCL.

Đánh giá tầm quan trọng của du lịch ở địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh: Sóc Trăng có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền có thể nói là có một không hai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh sẽ phát triển du lịch tâm linh - hướng phát triển du lịch mà nhiều địa phương, nhiều nước đã áp dụng. Mỗi di tích, mỗi công trình sẽ có điểm nhấn để tạo hứng thú cho du khách. Ngoài ra, Sóc Trăng có Cù Lao Dung, vùng sông nước có thể khai thác du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái. Khi những tiềm năng du lịch của Sóc Trăng được khai thác, phát huy, chắc chắn sẽ tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

1.6.3. Hậu Giang

Hậu Giang có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên mang tính đặc trưng riêng để xây dựng các sản phẩm du lịch nổi trội với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều sản vật vùng quê như: khóm Cầu Đúc, bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị… Đây cũng là vùng đất có sự giao thoa về văn hóa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa nên có đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú. Hậu Giang còn nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với 9 điểm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: Khu di tích Tỉnh ủy Hậu Giang; Di tích Nam kỳ khởi


nghĩa; Di tích chiến thắng Tầm Vu; Đền thờ Bác Hồ… Những điểm di tích này góp phần tạo nên sự đa dạng, giúp cho Hậu Giang trở thành một trong những điểm đến mới hấp dẫn du khách.Hậu Giang còn thu hút du khách với những vườn trái cây trĩu cành, Kênh xáng Xà No vừa nên thơ vừa mạnh mẽ mang phù sa bồi đắp cho hàng ngàn cánh đồng, đồng thời là tuyến giao thông đường thủy quan trọng của tỉnh Hậu Giang và Tp.Cần Thơ. Hậu Giang còn có KDL sinh thái rừng tràm chim Vị Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng…thu hút sự quan tâm của các du khách muốn tìm về với thiên nhiên. Thêm điểm thuận lợi khi phát triển du lịch Hậu Giang là hệ thống giao thông của tỉnh nói riêng và việc kết nối Hậu Giang với các tỉnh, thành khác trong khu vực đã phát triển khá tốt. Hậu Giang không còn là điểm đến cuối cùng trong Tiểu vùng Tây Sông Hậu khi QL 1 được nâng cấp; đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, Bốn Tổng - Một Ngàn hoàn thành; cầu Cái Tư, cầu Đoàn Kết nối liền với huyện Gò Quao và Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Không chỉ riêng tôi mà hầu hết các chuyên gia cũng đều nhận định rằng rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, là lợi thế ít địa phương nào trong vùng ĐBSCL có được. Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch được nhiều du khách nước ngoài quan tâm như du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn phát triển; trong đó hai khu vực sẽ đi tiên phong là vùng Khóm Cầu Đúc ở Hỏa Tiến (Tp.Vị Thanh) và Quýt đường Long Trị (huyện Long Mỹ). Du lịch sinh thái vốn là loại hình không mới nhưng rất thu hút du khách, nhất là du khách nước ngoài. Chính vì vậy chúng tôi rất tin tưởng Hậu Giang từ mô hình du lịch tiềm năng này sẽ có những sản phẩm du lịch ấn tượng dành cho du khách.Với việc tích cực khai thác tiềm năng sẵn có, du lịch Hậu Giang có sự "lột xác" đáng kể so với thời điểm mới thành lập tỉnh. Xin ông minh chứng cho thành công này bằng những số liệu cụ thể? Trên cơ sở khai thác những tiềm năng lợi thế sẵn có, sau hơn 10 năm chia tách, song hành cùng những thành tựu lớn trong phát triển KT - XH, ngành du lịch Hậu Giang cũng có nhiều khởi sắc thể hiện qua lượng du khách năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Cụ thể nếu như thời điểm mới chia tách, lượng du khách đến tỉnh là 90.563 lượt, doanh thu khoảng 1,7 tỷ đồng thì đến năm 2014 con số này đã nâng lên 293.000 lượt khách, doanh thu khoảng 44 tỷ đồng. Có được thành công này trước hết phải kể đến sự tập trung chỉ đạo xuyên suốt, quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự hỗ trợ từ Tổng Cục Du lịch; sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở ngành địa phương cũng như sự chủ động trong quản lý điều hành của lãnh đạo ngành đã giúp cho du lịch Hậu Giang từng bước hoàn thiện và ngày càng hấp dẫn du khách. Khách quan mà nói, ngành du lịch Hậu Giang có xuất phát điểm thấp so với các tỉnh thành trong khu vực dẫn đến nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là chưa hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn


du khách. Vì lẽ đó lượng du khách đến Hậu Giang thời gian qua mặc dù có tăng theo từng năm nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Vấn đề khắc phục những khó khăn, đưa du lịch Hậu Giang ngày một phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có đã trở thành nỗi trăn trở không chỉ của riêng tôi mà còn của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch.

Tóm lại, nếu so với Cà Mau, Sóc Trăng và Hậu Giang ngành du lịch Bạc Liêu không tệ. Bạc Liêu tự hào với những sản phẩm du lịch không kém gì so với ba tỉnh nhà bạn và hơn thế nữa Bạc Liêu có sản phẩm đặc thù chín là thế mạnh của tỉnh để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch trong tương lai. Chính vì vậy thời gian tới ngành du lịch sẽ tiếp tục phối hợp cùng các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng những sản phẩm du lịch theo hướng: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tín ngưỡng. Ngành cũng tập trung xây dựng các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm thu hút du khách; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho phát triển du lịch. Đồng thời tích cực kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án du lịch và phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch...trên địa bàn.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Du lịch trở thành một nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới. Sản phẩm du lịch có nhiều đặt tính đặc biệt đối với từng vùng, miền. Do đó, ngành Du lịch có sức cạnh tranh rất lớn, cạnh tranh giữa các đối thủ trong và ngoài nước. Để có một chiến lược phát triển Du lịch Bạc Liêu một cách toàn diện, tác giả chọn các công cụ chiến lược như: Ma trận SWOT, Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, Ma trận các yếu tố nội bộ IFE, Ma trận định lượng QSPM. Tất cả lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu chương 2 và 3.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí