Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang - 14

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp nhằm hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh là một trong những định hướng và quan điểm trong về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp lâm nghiệp. Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu kinh doanh nhằm tạo ra một tình hình tài chính ổn định lành mạnh và đạt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất trên con đường hình thành và phát triển lớn mạnh tại Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi”, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra:

1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Làm rõ khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh; Đặc điểm cơ bản và sự cần thiết thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (gồm: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng thể; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử bộ phận, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho); Cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử kinh doanh của Công ty TNHH TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, gồm: Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng thể; Đánh giá hiệu quả sử bộ phận; Đánh giá khả năng thanh toán, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồng kho. Từ đó, đề tài đã chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn hiện nay của công ty. Cụ thể: Về kết quả: Trong 3 năm nghiên cứu 2017-2019 cho thấy: Doanh thu lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng; Tổng tài sản của Công ty tăng lên đáng kể qua các năm; Khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện; Việc sử dụng vốn, lao động của công ty có hiệu quả. Về hạn chế, khó khăn: Năng lực tự chủ tài chính của công ty chưa cao; Việc quản lý, sử dụng tài sản của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tổng tài sản chưa cao; Lợi nhuận và khả năng sinh lời còn thấp, của Công ty tăng chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực

phát triển; Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định còn thấp; Hình thức huy động vốn chưa phong phú; Bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh, hệ thống bán hàng còn đồ sộ, cần tinh giảm. Đồng thời, đề tài cũng đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh của công ty trong thời goan qua.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong thời gian tới, bao gồm: Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của công ty; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định; Đa dạng các hình thức huy động vốn; Nâng cao năng lực quản lý của Công ty; Phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh; Tổ chức quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty như Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi Nhà nước cần có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý và môi trường hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt có những cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Tuy nhiên hiện nay còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành lâm nghiệp. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi vẫn còn gặp nhiều các yếu tố bất lợi, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và cho Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi nói riêng Nhà nước cần xem xét điều chỉnh. Cụ thể:

- Về các chính sách hỗ trợ sản xuất và kinh doanh: Chính phủ cần rà soát để tập trung cho chính sách, tạo đột phá về một số nội dung như: Các chính sách hỗ trợ về sản xuất giống lâm nghiệp; Chính sách hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững (tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp chứng chỉ rừng); Tăng hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trồng rừng gỗ lớn; Bổ sung chính sách hỗ trợ về bảo vệ rừng đối với diện tích rừng sản xuất; Chính sách về miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các công ty lâm nghiệp (mở

rộng thời gian miễn tiền thuế); Các chính sách hỗ trợ về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động…

- Về tiếp cận vốn vay: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với vai trò là một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng của nhà nước, chính sách tiền tệ đang được thắt chặt đang phát huy được tác dụng như kinh tế vĩ mô dần ổn định, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nhà nước cần có những giải pháp giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả như công ty tiếp cận được nguồn vốn vay. Nhà nước nên cho phép các công ty lâm nghiệp được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng để liên doanh trong các dự hoặc thế chấp vay vốn để sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước cần làm tốt hơn nữa về việc ổn định giá cả thị trường, một số mặt hàng quan trọng như xăng dầu, phân bón…. Với các mặt hàng này nhà nước cần giữ ổn định giá bán và có lộ trình tăng giá hợp lý giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch trong sản xuất kinh doanh chủ động hơn.

- Nhà nước cần quy định và hướng dẫn, ban hành rõ ràng các chỉ tiêu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể xác định được giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị đất và rừng. Qua đó, có thể cổ phần hóa doanh nghiệp, thúc đẩy việc thu hút vốn, nâng cao hiệu quả SXKD của các công ty nông lâm nghiệp nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 244/ BTC ngày 31/12/2009 về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 0/3/2006 về chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp, Hà Nội.

3. Chính Phủ (2015), “Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020”, Hà Nội.

4. Chính Phủ (2018), Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 06/7/2018 của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hà Nội.

5. Chính Phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

6. Chính Phủ (2016), Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, Hà Nội.

7. Chính Phủ (2017), Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.

8. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (2019), Báo cáo tài chính các năm (2017), (2018) và (2019), Tuyên Quang.

9. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (2008), Đề án chuyển đổi Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang.

10. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (2019), Báo tình hình nhân sự công ty các năm (2017), (2018) và (2019), Tuyên Quang.

11. Nguyễn Văn Công (2013), Phân tích kinh doanh, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Công (2018), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. David Begg (1992), Kinh tế học, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Nhóm giảng viên Khoa Kinh tế học Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2007), Nhà Xuất Bản Thồng Kê, Hà Nội.

15. Phạm Văn Dược, Trần Phước (2010), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất Bản Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

16. Nguyễn Văn Đệ, Phạm Xuân Phương, Nguyễn Nghĩa Biên, Nguyễn Văn Tuấn (2009), Kinh tế Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Trần Đức Hiếu (2019), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp OPA P.E.R.T.R.O Hoàng Đức, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

19. Ngô Xuân Hoàng, Đồng Văn Đạt (2014), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Thái Nguyên.

20. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực,

Trường ĐH Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Bích Loan, Phạm Công Đoàn (2019), Giáo trình Quản trị học,

Trường ĐH Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt (2015), Giáo trình Quản trị chiến lược, Trường ĐH Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

23. Bùi Thị Minh Nguyệt, Lê Đình Hải, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Huế (2017), Giáo trình quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Phúc (2017), Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng Công ty Sông Đà, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh –dành cho sinh viên các Trường Đại học, cao đẳng khối Kinh tế, NXB Giáo dục Việt Nam.

26. Quốc hội (2014), Luật số: 68/2014/QH13, Hà Nội.

27. Đinh Văn Sơn, Vũ Xuân Dũng (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

Trường ĐH Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào (2012), “Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Đức Tuấn (2018), “Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hương Sơn”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

DANH SÁCH NHÂN SỰ THAM GIA PHỎNG VẤN



STT

Họ và tên

Chức vụ

Phòng ban

1

Ông Nguyễn Xuân Tùng

Phó giám đốc

Ban giám đốc

2

Ông Phạm Quang Linh

Trưởng phòng

Phòng Kế hoạch Kỹ

thuật

3

Bà Hà Thị Mai

Kế toán trưởng

Phòng kế toán tài chính

4

Bà Trần Ngọc Thu

Trưởng phòng

Phòng Lâm nghiệp

5

Ông Trịnh Tuấn Phong

Phó phòng

Phòng Lâm nghiệp

6

Ông Phạm Văn Sơn

Phó phòng

Phòng kế toán tài chính

7

Bà Nguyễn Thị Hà

Phó phòng

Phòng Kế hoạch Kỹ

thuật

8

Ông Trần Tuấn Ngọc

Trưởng phòng

Phòng Kinh doanh

9

Ông Nguyễn Tuấn Anh

Phó phòng

Phòng Kinh doanh

10

Bà Đỗ Thị Liên

Trưởng phòng

Phòng tổ chức, hành

chính

11

Bà Phùng Thúy Hạnh

Phó phòng

Phòng tổ chức, hành

chính

12

Ông Trương Xuân Thịnh

Phó phòng

Phòng Kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang - 14

Câu hỏi phỏng vấn sâu:

1. Theo đánh giá của Anh/Chị những thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là gì ?

2. Theo đánh giá của Anh/Chị trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay, những hạn chế khó khăn là gì ? Những hạn chế đó cụ thể như thế nào ?

3. Theo Anh/Chị nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty hiện là gì ?

4. Theo các Anh Chị các nhân tố sau đây tác động như thế nào đến sản xuất kinh doanh của công ty:

(1) Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

(2) Nhà cung cấp và giá cả của nguyên vật liệu

(3) Kinh tế - xã hội của địa phương

(4) Các chính sách hỗ trợ của nhà nước

(5) Điều kiện giao thông vận tải

(6) Khách hàng của công ty

(7) Năng lực lãnh đạo của lãnh đạo

(8) Bộ máy quản lý

(9) Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

5. Theo Anh/Chị để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trong những năm tới công ty nên áp dụng các biện pháp gì? Áp dụng các biện pháp đó như thế nào?

6. Theo Anh/Chị để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì nhà nước nên có những hỗ trợ gì đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp ?

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí