Phân Tích Các Chỉ Tiêu Khái Quát Về Tình Hình Tài Chính


số lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ lệ lớn, trình độ cao đẳng – trung cấp chỉ chiếm khoảng từ 21,28% đến 29,79%. Số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lao đồng nam trong các năm của kỳ khảo sát. So sánh giữa số lao động gián tiếp với số lao động trực tiếp thì ta thấy tỷ lệ lao động trực tiếp luôn lớn hơn lao động gián tiếp.

Tỷ suất sinh lời của lao động.

Tỷ suất sinh lời của lao động cao nhất là năm 2016 với 102,56 triệu đồng/lao động và con số này giảm đều qua các năm từ 2016 đến 2019. Tỷ suất sinh lời của năm 2017 giảm còn 91,20 triệu đồng/lao động, năm 2018 là 60,50 triệu đồng/lao động và năm 2019 là 46,77 triệu đồng/lao động. Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ suất sinh lời của lao động tăng lên 76,53 triệu đồng/lao động. Đây là một dấu hiệu khá tốt đối với DN.

Sức sản xuất của lao động.

Sức sản xuất của lao động sụt giảm đáng kể ở giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Sức sản xuất của lao động năm 2016 là 6.052,05 triệu đồng/lao động nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 5.011,64 triệu đồng/lao động. Như vậy, so sánh sức lao động giữa năm 2017 với năm 2016 thì sức lao động của DN đã giảm 1.040,41 triệu đồng/lao động. Sang đến năm 2018 thì sức lao động của công ty tiếp tục giảm, giảm xuống còn 3.895,07 triệu đồng/lao động, tức là giảm 1.116,57 triệu đồng/lao động so với năm 2017. Ngược với xu hướng trên, sức lao động của năm 2019 đã tăng lên thành 4.433,25 triệu đồng/lao động. Và con số này của năm 2020 là 8.037,59 triệu đồng/lao động, tức là tăng 81,30% so với năm 2019. Như vậy, sức sản xuất của lao động năm 2020 đã tăng, kết quả này được xem là xu hướng tích cực của DN vì năng suất lao động của DN đã tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động của DN sẽ tăng.


2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

Bảng 2. 8: Một số chỉ tiêu tài chính khác của Onecorp giai đoạn 2016 – 2020




STT


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Hệ số thanh toán tổng quát

Lần

1,35

1,35

1,37

1,47

1,25

2

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Lần

1,34

1,34

1,37

1,47

1,23

3

Hệ số thanh toán nhanh

Lần

1,03

0,98

0,92

0,91

0,96

4

Hệ số thanh toán lãi vay

Lần

1,01

0,89

1,04

4,78

5,22


5

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu


Lần


2,85


2,85


2,68


2,12


4,01


6

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản


Lần


0,26


0,26


0,27


0,32


0,20

7

Số vòng quay hàng tồn kho

Vòng

4,22

4,13

3,00

3,10

5,57


8

Số ngày của vòng quay hàng tồn kho


Vòng


85,40


87,07


119,89


116,02


64,68

9

Số vòng quay nợ phải thu

Vòng

2,48

1,74

1,74

2,36

3,03


10

Số ngày của vòng quay nợ phải thu


Ngày


145,19


207,34


206,97


152,43


118,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 - 10

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu tại Onecorp)

(1) Các hệ số thanh toán

+ Hệ số thanh toán tổng quát.

Qua bảng số liệu, ta thấy Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đều lớn hơn 1, cụ thể: Hệ số thanh toán tổng quát từ năm 2016 đến năm 2020 lần lượt là: 1,35 – 1,35 – 1,37 – 1,47 – 1,25. Xét về mặt lý thuyết, điều đó cho thấy Onecorp có thể sử dụng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ


ngắn hạn cũng như dài hạn. Tuy nhiên, xét về thực tế, hệ số trên tương đối thấp đối với DN. Bởi để có thể đảm bảo DN hoạt động bền vững mà không ảnh hưởng bởi áp lực thanh toán thì số này thanh toán tổng quát phải từ 2 trở lên.

Xét sự biến động trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thì ta thấy Hệ số thanh toán tổng quát tăng từ năm 2016 đến năm 2019 và giảm vào năm 2020. Cụ thể:

Năm 2017 so với năm 2016 thì Hệ số thanh toán tổng quát vẫn giữ nguyên mức 1,35 lần, năm 2018 so với năm 2017 thì Hệ số thanh toán tổng quát đã tăng lên thành 1,37 lần, năm 2019 so với năm 2018 thì Hệ số thanh toán tổng quát tăng tiếp lên thành 1,47 lần, năm 2020 so với năm 2019 thì Hệ số thanh toán tổng quát giảm xuống còn 1,25 lần. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty tăng thể hiện tính thanh khoản của công ty tăng và ngược lại, đây là dấu hiệu khá tốt đối với DN nhưng đến năm 2020 thì lại là dấu hiệu không tốt .

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020 tương tự như Hệ số thanh toán tổng quát, tức là đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy trong giai đoạn khảo sát, công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình, điều này tạo cho DN rất có uy tín đối với đối tác.

+ Hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán nhanh của DN trong giai đoạn khảo sát này chỉ có năm 2016 là lớn hơn 1, cụ thể là 1,03; còn từ năm 2017 đến năm 2020, hệ số thanh toán nhanh của DN đều nhỏ hơn 1, cụ thể: Năm 2017 là: 0,98, năm 2018 là: 0,92, năm 2019 là: 0,91, năm 2020 là: 0,96. Đây là một dấu hiệu không tốt của công ty bởi nếu khi nào cần vốn nhanh để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì DN không đảm bảo được. Xét về sự biến độ thì ta thấy chỉ


1.6

1.4

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

tiêu này không có sự biến động nhiều giữa các năm, các con số này đều gần với 1.



Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1.35

1.35

1.37

1.47

1.25

1.34

1.34

1.37

1.47

1.23

1.03

0.98

0.92

0.91

0.96


Sơ đồ 2. 7: Biểu đồ biểu diễn hệ số thanh toán của Onecorp giai

đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu tại Onecorp)

(2) Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2016 đến năm 2020 lần lượt là 1,01 – 0,89 – 1,04 – 4,78 – 5,22. Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2017 nhỏ hơn 1, điều này cho thấy năm này, công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hơn nữa năm 2017 công ty phải trả lãi cho các khoản vay ngắn hạn ngân hàng phát sinh trong cuối năm 2016. Các năm còn lại trong kỳ khảo sát đều có hệ số thanh toán lãi vay lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.


(3) Hệ số nợ trên vốn sở hữu

Hệ số nợ trên vốn sở hữu giảm liên tục từ năm 2016 đến năm 2019 và tăng vào năm 2020. Hệ số này dùng để so sánh mối quan hệ tương quan giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN. Năm 2016 và 2017, hệ số nợ trên vốn sở hữu bằng nhau là 2.85, năm 2018 giảm xuống còn 2.68, năm 2019 giảm tiếp còn 2.12 và năm 2020 tăng lên 4.01 – cao nhất trong 5 năm khảo sát.

(4) Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Số liệu cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính hay nói cách khác là mức độ độc lập về mặt tài chính của DN là rất thấp. Năm 2016 và năm 2017, trong tổng tài sản của DN, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26%, năm 2018, tăng lên 27%, sang năm 2019 tăng lên thành 32% và năm 2020, giảm xuống còn 20%. Như vậy, mức độ của Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm cho thấy mức độ độc lập về tài chính của DN ngày một tăng nhẹ và chỉ giảm vào năm 2020.

(5) Các chỉ tiêu hoạt động

+ Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay hàng tồn kho.

Do đặc thù là DN thương mại kinh doanh trong lĩnh vực CNTT nên số vòng quay hàng tồn kho tương đối thấp. Số vòng quay của hàng tồn kho giảm từ năm 2016 đến năm 2018 kéo theo số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Ngược lại, năm 2019 và năm 2020, số vòng quay của hàng tồn kho tăng lên làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho năm 2016 là 4,22 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 85,40 ngày/vòng. Năm 2017, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 4,13 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 87,07 ngày/vòng. Năm 2018, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 3 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 119,89


ngày/vòng. Năm 2019, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 3,10 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 116,02 ngày/vòng. Năm 2020 có số vòng quay hàng tồn kho cao nhất là 5,57 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 64,68 ngày/vòng. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, hàng tồn kho tăng đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó gây ra hiện tượng ứ đọng vốn, giảm HQKD của DN. Tuy nhiên, năm 2019 và năm 2020, hiện tượng ứ đọng hàng tồn kho đã được khắc phục, đây là dấu hiệu tốt cho DN trong năm tiếp theo.

+ Số vòng quay nợ phải thu và số ngày của vòng quay nợ phải thu.

Số vòng quay nợ phải thu cũng có biến động tương tự số vòng quay hàng tồn kho, cụ thể: giảm từ năm 2016 đến năm 2018 kéo theo số ngày của một vòng quay nợ phải thu tăng lên. Năm 2017 và năm 2018 số vòng quay nợ phải thu là 1,74 vòng/năm, cho thấy khả năng thu hồi vốn của DN là không hiệu quả. DN vị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều trong khi DN thiếu vốn nên phải đi vay bên ngoài, điều này làm cho HQKD của DN giảm xuống. Năm 2019 và năm 2020, số vòng quay nợ phải thu tăng lên lần lượt là 2,36 vòng/năm và 3,03 vòng/năm, số ngày một vòng quay nợ phải thu lần lượt là 152,43 ngày/vòng và 118,63 ngày/vòng. Điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của DN đã tốt lên, đây là dấu hiệu tốt trong việc thu hồi vốn của DN. Đặc thù của Onecorp là DN chuyên thực hiện các dự án triển khai lắp đặt hệ thống CNTT cho các Bộ, Ban, Ngành, Ngân hàng,… vì vậy tiến độ thanh toán của các chủ đầu tư này tương đối chậm, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn của DN.


2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1

Trong giai đoạn nghiên cứu, HQKD của Onecorp chưa thực sự tốt. HQKD của DN chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN có thể được chia thành hai nhóm đó là: nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài DN và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong DN.

2.3.1. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố con người là nhân tố quan trọng, là yếu tố hàng đầu đảm bảo thành công, quyết định HQKD của Onecorp. Là một DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, vì vậy, Onecorp chú trọng đến quá trình tuyển dụng. Để trở thành nhân viên chính thức của Công ty, ứng viên phải tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên và đáp ứng được các yêu cầu của Công ty. Công ty cũng tổ chức những đợt đào tạo bồi dưỡng nội bộ và cho phép nhân viên tham gia vào các khoá đào tạo của các Hãng đối tác và tham gia thi các chứng chỉ quốc tế cùng với chế độ đãi ngộ phù hợp, hấp dẫn, Onecorp đã thu hút được rất nhiều nhân sự ứng tuyển. Nguồn nhân lực với trình độ cao, có chuyên môn, có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc, sử dụng thành thạo máy móc trang thiết bị làm gia tăng năng suất, tác động trực tiếp đến HQKD của Công ty.

Sau nhân tố con người, nhân tố vốn cũng ảnh hưởng lớn đến HĐKD của DN. Mặc dù qua 5 năm khảo sát, Công ty đã có những điều chỉnh tăng vốn điều lệ cần thiết, tuy nhiên công ty vẫn trong tình trạng thiếu vốn lưu động trong những năm gần đây. Vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn tài chính cho các HĐKD, Công ty đã vay vốn cả ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Tiên Phong và từ các cá nhân. Hàng năm, Công ty phải trích ra một khoản chi phí để thanh toán lãi cho các khoản vay này.


Trình độ quản trị DN cũng là một nhân tố quyết định HQKD của DN. Hội đồng quản trị của Onecorp luôn hoàn thành trách nhiệm của người quản lý thông qua việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đã được thông qua. Công ty đã chi đạo có kế hoạch giữ vững thị trường, thị phần và đẩy mạnh những sản phẩm mới, tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo. Đội ngũ các nhà quản trị đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo đều là những người có trình độ chuyên môn cao (đều tốt nghiệp Đại học trở lên), có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Ngoài ra, họ đều có tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng công ty nói chung và trong việc thực hiện các nhiệm vụ cá nhân đã được giao. Hơn nữa, đội ngũ các nhà quản trị xác định rõ mục tiêu, định hướng nhiệm vụ của Công ty từ đó thiết lập cũng như nhân sự cho các bộ phận hợp lý, khoa học, phát huy tối đa thế mạnh của từng cá nhân trong Công ty.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, các DN vị ảnh hưởng rất nhiều nên cạnh tranh nhau xảy ra gay gắt. Tuy nhiên, Onecorp không phải là một đơn vị sản xuất vì vậy Công ty chưa áp dụng công nghệ và tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào HĐKD của mình.

2.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ HĐKD của Onecorp. Từ một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành CTCP và tháng 06 năm 2008 trở thành công ty đại chúng, chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì vậy, Onecorp chịu ảnh hưởng và điều chỉnh của các Luật, Nghị định, Thông tư,… liên quan đến CTCP, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật cạnh tranh và chống độc quyền tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho Onecorp trong các HĐKD của mình. Onecorp tuân thủ các chính sách thuế, hạch toán đầy đủ và nộp nghĩa vụ thuế theo đúng quy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí