Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - 2


cứu trước và sau can thiệp 90

Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện nồng độ Hemoglobin của trẻ em nghiên cứu 91

Bảng 3.22. Hiệu quả phòng bệnh và điều trị thiếu máu của trẻ em nghiên cứu 91

Bảng 3.23. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến phòng bệnh và điều trị thiếu máu của trẻ em nghiên cứu 92

Bảng 3.24. Sự thay chỉ số miễn dịch của trẻ em trước và sau can thiệp 93

Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu 94

Bảng 3.26. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em nghiên cứu trong điều tra ban đầu 95

Bảng 3.27. Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc tiêu chảy lần đầu 96

Bảng 3.28. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp 97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Bảng 3.29. Số đợt mắc tiêu chảy/trẻ trong thời gian can thiệp 98

Bảng 3.30. Số ngày mắc tiêu chảy/đợt trong thời gian can thiệp 99

Bảng 3.31. Số ngày mắc tiêu chảy/trẻ trong thời gian can thiệp 100

Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc mới tiêu chảy theo thời gian 100

Bảng 3.33. Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu

.........................................................................................................101

Bảng 3.34. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu từ khi can thiệp 102

Bảng 3.35. Số đợt mắc nhiễm khuNn hô hấp/trẻ trong thời gian nghiên cứu 103

Bảng 3.36. Số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp/đợt trong thời gian can thiệp 103

Bảng 3.37. Số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp/trẻ trong thời gian can thiệp 104

Bảng 3.38. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc mới nhiễm khuNn hô hấp theo thời gian 105

Bảng 4.1. Chỉ số Z-score của trẻ em trong một số nghiên cứu gần đây 109

Bảng 4.2. Tỷ lệ SDD của một số trẻ em dân tộc trong các nghiên cứu gần đây

.........................................................................................................113


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ em nghiên cứu theo dân tộc và khu vực sống 69

Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo trường mầm non..74 Biểu đồ 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo dân tộc 75

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo khu vực sống ...76 Biểu đồ 3.5. Mức thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu 87

Biểu đồ 3.6. Mức tăng nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu 94

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ theo dõi tình hình mới mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp

.........................................................................................................96

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc tiêu chảy lần

đầu tích lũy từ khi can thiệp 98

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ theo dõi tình hình hồi phục khi mắc tiêu chảy trong thời gian can thiệp 99

Biểu đồ 3.10. Theo dõi tình hình mới mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu từ khi can thiệp 101

Biểu đồ 3.11. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu tích lũy từ khi can thiệp 102

Biểu đồ 3.12. Tình hình hồi phục khi mắc nhiễm khuNn hô hấp trong thời gian can thiệp 104



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em 5

Hình 1.2. Phân bố trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi 2019 8

Hình 1.3. Xu hướng suy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2000-2019 9

Hình 1.4. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm năm 2019 10

Hình 1.5. Sự thay đổi tỷ lệ trẻ em thấp còi, gầy còm, thừa cân tại các quốc gia có mức thu nhập khác nhau giai đoạn 2000 – 2019 11

Hình 1.6. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trên thế giới 12

Hình 1.7. Tỷ lệ thiếu kẽm trên thế giới 13

Hình 1.8. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em trên thế giới 14

Hình 1.9. Sự thay đổi tỷ lệ và số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và thừa cân giai

đoạn 2000 – 2019 15

Hình 1.10. Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc 16

Hình 1.11. Tình trạng SDD thấp còi trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái năm 2018 17

Hình 1.12. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu máu giai đoạn 1995 - 2020 18

Hình 1.13. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi và trong sữa mẹ giai đoạn 2010 – 2020 19

Hình 1.14. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu kẽm giai đoạn 2010 – 2020 20

Hình 1.15. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Sơn La và trung bình của cả nước năm 2015 21

Hình 1.16. N hững ảnh hưởng đối lập của nhiễm khuNn đến nồng độ chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 29

Hình 1.17. Alpinia zerumbet 35

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 43

Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu 48

Hình 2.3. Sản phNm Bột lá Riềng ấm - Phòng thí nghiệm Makise Lifeup 58

Hình 2.4. Sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm 60


ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay, suy dinh dưỡng (SDD) vẫn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển. SDD bao gồm SDD protein - năng lượng (nhẹ cân, thấp còi, gầy còm), thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) và thừa cân, béo phì [1]. Khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành trên thế giới bị thừa cân, trong khi có 462 triệu người thiếu cân. Đặc biệt, SDD thường xảy ra ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. N ăm 2019, ước tính có khoảng 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi, gần 50 triệu trẻ gầy còm, 340 triệu trẻ thiếu VCDD [2] và 38,2 triệu trẻ bị thừa cân hoặc béo phì [3]. SDD gây rối loạn chức năng ruột làm giảm hấp thu, rối loạn điều hòa các chất dinh dưỡng và chuyển hóa, hệ thống miễn dịch đặc hiệu cũng như các cơ chế bảo vệ bNm sinh đều bị suy yếu. Điều đó dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài gồm suy giảm tăng trưởng thể chất và phát triển nhận thức [4]. Tình trạng SDD ở giai đoạn này không chỉ làm giảm khả năng vận động, giác quan, chức năng sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuNn, bệnh tật và tử vong của trẻ em. Hơn thế nữa, SDD còn làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất của người lao động, gây suy giảm sự phát triển kinh tế, là yếu tố cản trở tăng trưởng của mỗi quốc gia. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là hết sức quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 36-59 tháng tuổi. Đây là lứa tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen, khám phá môi trường mới và cũng tăng nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh và SDD.

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Liên hợp quốc đã đề xuất nhiều giải pháp như đảm bảo an ninh lương thực, bảo trợ xã hội và giáo dục, điều chỉnh hệ thống y tế, đảm bảo các chính sách thương mại và đầu tư cải thiện dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng, giám sát dinh dưỡng... trong đó, can thiệp bổ sung VCDD được đánh giá là một trong những giải pháp cấp bách nhất và tiết kiệm chi phí nhất [6], [7], [8]. Việc bổ sung VCDD có thể là bổ sung một VCDD đơn lẻ (axit folic, i-ốt, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B12 hoặc kẽm) hoặc bổ sung đa VCDD (≥3 VCDD), bổ sung sắt-axit folic hoặc VCDD vào trong thực phNm [6], [9]. Mặc dù một số can thiệp VCDD được báo cáo có tác động trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe như cải thiện tình trạng thiếu VCDD, giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi, cải thiện sự phát triển nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong [9], [10], [11]. Tuy nhiên, các kết quả thu


được từ các nghiên cứu can thiệp bổ sung VCDD còn chưa đồng nhất, có sự khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu khác nhau, một số tác động của VCDD đối với cơ thể, hiệu quả kết hợp tối ưu nhất của VCDD còn chưa được nghiên cứu đầy đủ [12]. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu về can thiệp bổ sung VCDD trên các đối tượng khác nhau để đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động của các VCDD ở những môi trường khác nhau giúp cơ thể trẻ em khỏe mạnh, phát triển tối đa tiềm năng cơ thể.

Các can thiệp dinh dưỡng còn được nghiên cứu theo hướng cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ em. Đã có nhiều loại thuốc, nhiều sản phNm dinh dưỡng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược thường có nhiều tác dụng không mong muốn, đôi khi có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Vì thế, xu hướng nghiên cứu, sử dụng các sản phNm có nguồn gốc tự nhiên và sàng lọc các sản phNm đó để tìm ra các hợp chất sinh học mới, ít độc tính hơn với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn đang ngày càng được ưu tiên. Riềng ấm (Alpinia zerumbet) một loài cây lâu năm, phát triển rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới được người dân nhiều nước sử dụng làm các món ăn cũng như làm thành nhiều bài thuốc dân gian [13], [14]. Với thành phần chủ yếu khoảng 20 polyphenol có hoạt tính sinh học cao như axit chlorogenic, axit ferulic, quercetin, epicatechin, catechin, kaempferol... nhiều nghiên cứu cho thấy cây Riềng ấm có tác dụng chống oxi hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính, chống viêm, giảm đau, kháng khuNn [15], [16], [17], [18], [19]. N hờ đặc điểm chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học giá trị, cây Riềng ấm được xem là một loại thần dược ở Okinawa, N hật Bản [20]. Vì thế, ngày càng có nhiều nghiên cứu xác định, phân lập, chiết xuất các hợp chất sinh học có trong cây Riềng ấm ứng dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình tìm hiểu về tác dụng của cây Riềng ấm lên sức khỏe của trẻ em.

Sơn La, một tỉnh nghèo miền núi Tây Bắc, có địa hình gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên. Sơn La có 12 dân tộc anh em (Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Mường, Dao, Lào, La Ha, Kháng, Hoa, Khơ Mú, Tày) cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% và đông nhất là đồng bào dân tộc Thái (54%). Đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn chưa được chú trọng và đảm bảo. Trong những năm gần đây, kinh tế, đời sống, các


dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục không ngừng được cải thiện song tình trạng thể lực của nguồn nhân lực Sơn La vẫn chưa được cải thiện nhiều [21]. Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi của tỉnh Sơn La vẫn ở mức cao trong khu vực Tây Bắc và so với toàn quốc: 21,3% SDD thể nhẹ cân; 34,3% SDD thể thấp còi và 15,7% thể gày còm (2015) [22]. Tình trạng SDD này gặp phổ biến ở trẻ em dân tộc thiểu số, trong đó có trẻ em dân tộc Thái. Vì thế, để góp phần giảm tỷ lệ SDD, giảm nguy cơ bệnh tật của trẻ em mầm non, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn cần có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác dụng của các biện pháp can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La”.

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu sau:

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái.

3. Đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên chỉ số miễn dịch IgG, IgM và nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Suy dinh dưỡng

1.1.1. Khái niệm

Các định nghĩa trước đây cho rằng, SDD là tình trạng cơ thể chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng, gây giảm năng lượng. Tất cả các chất dinh dưỡng đều có thể thiếu nhưng phổ biến nhất là thiếu protein và năng lượng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em [23]. SDD có ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời, từ bào thai đến người lớn tuổi, trong điều kiện được coi là “dinh dưỡng trong suốt vòng đời” [24].

Tuy nhiên, gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về SDD [1]: Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng năng lượng hoặc chất dinh dưỡng của cơ thể. N ó bao gồm các mức độ dinh dưỡng thiếu hoặc thừa khác nhau, dẫn đến những thay đổi về thành phần cơ thể, chức năng cơ thể và kết quả lâm sàng. N ói cách khác, suy dinh dưỡng là một thuật ngữ bao hàm tất cả các biểu hiện của dinh dưỡng kém và bao gồm từ đói cực độ và thiếu dinh dưỡng đến béo phì [25].

Thuật ngữ SDD bao gồm 2 nhóm tình trạng lớn. Một là “thiếu dinh dưỡng” - gồm thấp còi, gầy còm, nhẹ cân hoặc thiếu VCDD (thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng). Loại còn lại là thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống (như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư). Việc phát hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng và thừa cân, béo phì trong một đối tượng là khá phổ biến (như có thể vừa thừa cân vừa thiếu VCDD).

1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Khung khái niệm của Quỹ N hi đồng Liên hợp quốc (UN ICEF) về suy dinh hưỡng cho bà mẹ và trẻ em (hình 3.1) đã được quốc tế công nhận để hiểu rõ các yếu tố quyết định về suy dinh dưỡng. Khung chia thành 3 cấp độ: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân cơ bản [23].


Hình 1 1 Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em Nguồn 1


Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em

(Nguồn: UNICEF, 1997)

N guyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD là khNu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng và bệnh tật ở trẻ em.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí