Mức Độ Thực Hiện Hành Động Chấp Hành Quy Định Về Sử Dụng Điện Thoại, Thiết Bị Âm Thanh (Trừ Thiết Bị Trợ Thính) Của Thanh Niên

TT

Số liệu ở bảng 4.12 (số liệu chi tiết ở bảng 24, Phụ lục 3) cho thấy:

Hành động chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ về tốc độ khi lái xe máy của thanh niên ở mức độ cao. Tuy nhiên, trong đó, hành động giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm hoặc dừng lại trong một số trường hợp theo quy định chỉ ở mức trung bình (có 55,7% thanh niên hiếm khi và thỉnh thoảng mới thực hiện hành động đó).

Kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 99% cho thấy: có sự khác biệt về mức độ hành động chấp hành quy định về tốc độ của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông khi so sánh theo các biến số: giới tính, khu vực, nghề nghiệp và kinh nghiệm tai nạn. Theo đó, nữ giới có mức độ chấp hành cao hơn hẳn so với nam giới; thanh niên nội thành có mức độ chấp hành cao hơn thanh niên ngoại thành; thanh niên công chức có mức độ chấp hành cao nhất, rồi đến thanh niên sinh viên và thanh niên khu dân cư; thanh niên có kinh nghiệm tai nạn có mức độ chấp hành cao hơn thanh niên chưa có kinh nghiệm tai nạn; thanh niên chưa có kinh nghiệm lái xe có mức độ chấp hành cao hơn thanh niên có kinh nghiệm lái xe.

Trong khi thảo luận nhóm, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài vi phạm về tốc độ tối đa cho phép, thì lái xe ở tốc độ không phù hợp hoặc không giảm tốc độ trong nhiều tình huống giao thông như: không tuân thủ biển cảnh báo nguy hiểm, khi tầm nhìn bị hạn chế (bởi phương tiện khác hoặc công trình, cây cối,…xung quanh) khi qua nơi giao nhau cùng mức, đường vòng hoặc quanh co, khi qua khu vực có trường học,…là nguyên nhân của nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan chức năng lại chưa có bất kì biện pháp nào ngăn chặn, xử lý những hành vi

trên của người tham gia giao thông nói chung và thanh niên nói riêng, mà chỉ mới tập trung xử phạt những trường hợp vi phạm tốc độ tối đa cho phép.

Đồng chí Đ.Đ.T cho biết: “Hiện nay, công cụ, phương tiện kỹ thuật có thể phát hiện được những trường hợp lái xe đi với tốc độ chưa phù hợp. Tuy nhiên, trong các văn bản hiện hành chưa đưa ra những chế tài cụ thể đối với các lỗi đó, vì thế cảnh sát giao thông chưa có đủ căn cứ xử phạt hành vi vi phạm” (Đồng chí Đ.Đ.T, nam, cảnh sát giao thông, khu vực quận Đống Đa).

* Hành động chấp hành quy định về sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính):

Bảng 4.13. Mức độ thực hiện hành động chấp hành quy định về sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) của thanh niên

khi lái xe máy tham gia giao thông


TT

Hành động

Điểm

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1.

Không sử dụng điện thoại di động khi lái xe

2,17

0,72

2.

Không sử dụng thiết bị âm thanh (như sử dụng

tai nghe để nghe nhạc, radio…) khi lái xe

1,70

0,69


Chung

1,94

0,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 282 trang tài liệu này.

Hành vi tham gia giao thông đường bộ của thanh niên - 17

Số liệu ở bảng 4.13 (số liệu chi tiết ở bảng 25, Phụ lục 3) cho thấy:

Hành động chấp hành quy định về sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông ở mức độ rất thấp. Trong đó, đáng chú ý, có 64% thanh niên trả lời hiếm khi hoặc chưa bao giờ chấp hành quy định về sử dụng điện thoại và có tới 86,9% thanh niên có hành động tương tự đối với việc chấp hành quy định về sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi lái xe máy.

Tại các cuộc thảo luận nhóm, nhiều ý kiến của thanh niên khẳng định rằng: việc sử dụng điện thoại, đeo tai nghe nhạc khi đang lái xe máy là rất phổ biến; chỉ trừ một số bạn nữ thường để điện thoại trong túi xách và để ở cốp xe thì coi như không sử dụng để nhận cuộc gọi hoặc đọc tin nhắn, nhưng thỉnh thoảng có thể vẫn vừa sử dụng điện thoại để thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin cho người khác, vừa điều khiển xe. Hoặc do đường đông, đang ùn tắc, bản thân đang ở trong tình huống giao thông nguy hiểm, việc sử dụng điện thoại có thể bị trì hoãn, tạm thời chưa thực hiện. Còn việc vừa đeo tai nghe nhạc vừa lái xe, nếu muốn, thanh niên chắc chắn sẽ thực hiện hành động đó. Có thanh niên cho

rằng, cảnh sát giao thông nhiều lần thấy họ sử dụng điện thoại hoặc đeo tai nghe nhưng chưa bao giờ nhắc nhở, xử phạt.

Kết quả quan sát ở khu vực cổng trường và nơi lân cận, cũng như quan sát ngoài đường phố, việc sử dụng điện thoại hoặc đeo tai nghe không hiếm, dường như thanh niên hoàn toàn làm theo ý muốn chứ không hề e dè hoặc gặp bất cứ trở ngại nào trong khi thực hiện hành động đó.

Như vậy, dù đã có quy định cấm sử dụng điện thoại hoặc thiết bị âm thanh trong khi lái xe máy, nhưng trong thực tế, thanh niên vẫn vi phạm quy định một cách phổ biến, coi như chưa hề có quy định cấm nào. Hành động này không quá khó quan sát bằng mắt thường hoặc thông qua camera giao thông, nhưng chưa được các cơ quan chức năng quan tâm tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt; từ đó làm cho hành động đó được lặp đi lặp lại ở thanh niên mà không có bất cứ sự trở ngại nào nên lâu dần thành thói quen xấu, có nguy cơ, rủi ro tai nạn cao.

* Hành động chấp hành quy định về tín hiệu đèn giao thông:

Bảng 4.14. Mức độ thực hiện hành động chấp hành quy định về tín hiệu đèn giao thông của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông

TT

Hành động

Điểm

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1.

Dừng lại trước vạch dừng khi có tín hiệu đèn vàng,

trừ khi đã đi quá vạch dừng

3,17

0,43

2.

Dừng lại trước vạch dừng khi có tín hiệu đèn đỏ

4,40

0,64


Chung

3,79

0,44

Số liệu ở bảng 4.14 (số liệu chi tiết ở bảng 26, Phụ lục 3) cho thấy:

Hành động chấp hành tín hiệu đèn giao thông của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông ở mức độ cao. Trong đó, hành động chấp hành tín hiệu đèn đỏ được thanh niên thực hiện ở mức độ rất cao (có tới 91,9% thanh niên thường xuyên và luôn luôn chấp hành); còn hành động chấp hành tín hiệu đèn vàng chỉ được thanh niên thực hiện ở mức độ trung bình (có tới 84,7% thanh niên thỉnh thoảng mới chấp hành).

Phỏng vấn nhanh bác Đ.V.H, được biết: “Chuyện vượt đèn đỏ là rất nhiều, thuộc đủ mọi thành phần, nam nữ, lứa tuổi khác nhau. Sinh viên, học sinh vượt đèn đỏ cũng không t, còn vượt đèn vàng thì thường xuyên. Nhiều nhất là sáng sớm hoặc đêm muộn,

nhất là khi không có cảnh sát giao thông” (Bác Đ.V.H, nam, 62 tuổi, bán hàng gần CĐTMDLHN).

Kết quả thảo luận nhóm ghi nhận nhiều ý kiến khá giống nhau của thanh niên, giúp lý giải cho những số liệu trên. Theo đó, thanh niên cho rằng hành động vượt đèn đỏ khi đi xe máy diễn ra thường xuyên ở một bộ phận thanh niên; còn vượt đèn vàng diễn ra phổ biến hơn, nhất là ở những giao lộ không có cảnh sát giao thông kiểm soát hoặc vào những thời điểm sáng sớm, đêm muộn vắng người, thậm chí cả trong giờ cao điểm ở khu vực nội thành. Nam giới thường đi xe ở tốc độ cao hơn nữ giới nên khi từ đèn xanh chuyển sang đèn vàng, họ thường có xu hướng tăng tốc vượt qua; trong khi đó, nữ giới thường đi tốc độ thấp hơn nam giới, họ dễ dàng hơn trong việc dừng lại khi gặp tín hiệu đèn vàng. Thanh niên công chức có nhận thức về luật cao hơn, có thái độ tích cực hơn; đồng thời, họ cũng thể hiện sự gương mẫu hơn trong chấp hành quy định của luật giao thông, do đó, họ có mức độ chấp hành tín hiệu đèn giao thông cao hơn. Đèn t n hiệu giao thông được lắp đặt phổ biến tại nhiều giao lộ trong khu vực nội thành, đồng thời, ở đó thường có lực lượng chức năng túc trực, kiểm soát hơn, cho nên đã tạo ra t nh răn đe chung và thanh niên nhận thức được điều đó; do vậy, thanh niên khu vực nội thành có mức độ chấp hành đèn t n hiệu giao thông cao hơn thanh niên ngoại thành.

* Hành động chấp hành quy định về chuyển hướng xe:

Bảng 4.15. Mức độ thực hiện hành động chấp hành quy định

về chuyển hướng xe của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông

T T

Hành động

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

1.

Có tín hiệu báo trước hướng rẽ

4,15

0,68

2.

Không chuyển hướng đột ngột

3,27

0,67

3.

Giảm tốc độ khi chuyển hướng

3,69

0,69

4.

Nhường đường cho phương tiện và người đi bộ theo quy định

3,21

0,56

5.

Đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người, phương

tiện khác

4,13

0,69

6.

Không quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ

qua đường

2,58

0,66


Chung

3,56

0,45

Số liệu ở bảng 4.15 (số liệu chi tiết ở bảng 27, Phụ lục 3) cho thấy:

Hành động chấp hành quy định về chuyển hướng xe của thanh niên khi lái xe máy tham gia giao thông ở mức độ trung bình. Trong đó, đáng chú ý là hành động “Có tín hiệu báo trước hướng rẽ” và “Đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người, phương tiện khác” được thanh niên thực hiện ở mức độ rất cao (lần lượt có 84,1% và 82,6% thanh niên thường xuyên và luôn luôn chấp hành); trong khi hành động “Không quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường” được thanh niên thực hiện ở mức rất thấp (có tới 92,3% thanh niên thỉnh thoảng hoặc hiếm khi chấp hành).

Kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 99% cho thấy: Có sự khác biệt về mức độ hành động chấp hành quy định chuyển hướng xe khi so sánh theo biến số giới tính và khu vực. Cụ thể là:

- Nữ giới có mức độ chấp hành cao hơn nam giới ở các hành động: “Có t n hiệu báo trước hướng rẽ”; “Không chuyển hướng đột ngột”; “Không quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường”; “Đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người, phương tiện khác”; “Nhường đường cho phương tiện và người đi bộ theo quy định”. Nhưng nữ giới có mức độ chấp hành thấp hơn nam giới ở hành động “Giảm tốc độ khi chuyển hướng”. Điều này được thanh niên giải thích do nữ giới thường đi ở tốc độ chậm, nên khi chuyển hướng không cần phải giảm thêm tốc độ.

- Thanh niên khu vực nội thành có mức độ chấp hành cao hơn thanh niên khu vực ngoại thành ở các hành động: “Có t n hiệu báo trước hướng rẽ”, “Không chuyển hướng đột ngột”, “Giảm tốc độ khi chuyển hướng”. Thanh niên khu vực ngoại thành có mức độ chấp hành cao hơn thanh niên khu vực nội thành ở các hành động còn lại.

Kết quả các cuộc thảo luận nhóm, nhiều thanh niên cho rằng: do nhận thức về quy định chuyển hướng xe của nhiều thanh niên còn hạn chế, cho nên một số quy định về chuyển hướng xe không được thực hiện đúng. Hơn nữa, có những nguyên nhân khách quan khiến cho mức độ hành động chấp hành quy định này chưa cao, như: đường nội thành thường đông đúc, do đó, để nhường đường cho người và phương tiện khác trong khi chuyển hướng là khó khả thi, không biết khi nào mới có thể chuyển hướng được. Hay việc không quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường cũng khó khăn nếu đường quá đông đúc.

(ii) Biểu hiện hành động khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của thanh niên khi lái xe máy

* Hành động của thanh niên khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trong quá trình lái xe máy, bị phát hiện bởi lực lượng chức năng:

Bảng 4.16. Hành động của thanh niên khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trong quá trình lái xe máy, bị phát hiện bởi lực lượng chức năng

TT

Hành động

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn


1.

Tìm cách tránh né để không bị lực lượng chức năng bắt phạt


3,39


0,83

2.

Dừng xe và tìm cách xin xỏ để không bị phạt

3,33

0,86


3.

Chối cãi, không chấp hành các hình thức xử lý của lực lượng chức năng


3,24


0,57


4.

Chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh dừng xe và hình thức xử phạt


3,25


0,59

5.

Hành động khác

3,28

0,68


Chung

3,30

0,54

Số liệu ở bảng 4.16 (số liệu chi tiết ở bảng 28, Phụ lục 3) cho thấy:

Hành động của thanh niên khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trong quá trình lái xe máy, khi bị phát hiện bởi lực lượng chức năng ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là thanh niên chưa chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh dừng xe và công tác xử lí của cơ quan chức năng khi bị phát hiện vi phạm luật giao thông, trong đó, có 18,7% thanh niên hiếm khi hoặc chưa bao giờ chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh dừng xe và hình thức xử phạt.

Kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 99% cho thấy: Có sự khác biệt về mức độ thực hiện hành động khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trong quá trình lái xe máy sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện khi so sánh theo biến số giới tính và khu vực. Theo đó, nữ giới chấp hành hiệu lệnh dừng xe và công tác xử lí của cơ quan chức năng tốt hơn nam giới; thanh niên nội thành chấp hành tốt hơn thanh niên ngoại thành.

Đồng chí N.Q.N cho biết: “Phản ứng đầu tiên của một số người đi xe máy vi phạm luật giao thông, nhất là nam giới, khi bị cảnh sát giao thông phát hiện, ra hiệu hoặc mới chuẩn bị ra hiệu dừng xe tìm cách tránh né như quay đầu xe, đi vào đường ngược chiều, thậm ch có hành động nguy hiểm như đi tốc độ cao vượt qua chốt kiểm soát của cảnh sát giao thông; cá biệt, có trường hợp lái xe đâm thẳng vào cảnh sát giao

thông đang làm nhiệm vụ…Còn phổ biến là dừng xe, sau đó xin xỏ hoặc nhiều trường hợp chối cãi không công nhận lỗi đã vi phạm, hoặc gọi điện thoại nhờ người thân xin giúp. Với chứng cứ rõ ràng mà chúng tôi đưa ra hoặc giải thích kỹ cho họ về lỗi vi phạm, phần lớn người vi phạm sau đó đã nhận ra lỗi và chấp hành hình thức xử phạt của chúng tôi” (Đồng chí N.Q.N, nam, cảnh sát giao thông, khu vực quận Thanh Xuân).

Đồng chí N.V.M cho biết: “Ở nông thôn, nhiều thanh niên khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thường vi phạm các lỗi, như: không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ tối đa cho phép, vượt xe không đúng quy định, chở quá số người quy định, chuyển hướng không bật xi-nhan, đi sai phần đường,…Phần lớn họ đều biết luật nhưng cố tình vi phạm luật. Cho nên khi nhìn thấy cảnh sát giao thông có tín hiệu dừng xe là họ biết ngay do vi phạm lỗi gì và sẽ bị xử lý. Vì thế, nếu có điều kiện tránh né, đối phó họ sẽ thực hiện ngay, nhất là nam giới, như: quay xe chạy chiều ngược lại, dừng xe để người không đội mũ hoặc giảm bớt người ngồi trên xe xuống rồi mới đi tiếp, sau đó quay lại đón người vừa xuống,…Tuy nhiên, do lường trước những hành động như vậy, để đảm bảo an toàn cho người khác và ch nh người vi phạm cũng như đảm bảo việc xử lý nghiêm túc, chúng tôi thường bố tr người trên một đoạn đường dài nên đa số đều chấp nhận dừng xe, nhưng sau đó thì tìm mọi lý do để biện minh cho sai phạm của mình, rồi tìm cách xin xỏ để không bị xử lý hoặc xử lý ở mức độ nhẹ hơn,…; chỉ một số là chối cãi, nhất định không chịu ký vào biên bản xử lý” (Đồng chí N.V.M, nam, cảnh sát giao thông, khu vực huyện Thanh Oai).

Trong khi thảo luận nhóm, nhiều thanh niên cho rằng, khi bị phát hiện vi phạm luật giao thông, đa số thanh niên chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng sau đó tìm nại nhiều lý do xin xỏ hoặc nhờ người xin xỏ để mong được bỏ qua; một số thanh niên có phản ứng mạnh, chối cãi, không công nhận lỗi mình vi phạm, đòi xem chứng cứ vi phạm từ phía cảnh sát giao thông, không chịu ký vào biên bản xử phạt. Chỉ có một bộ phận nhỏ có hành động liều lĩnh, coi thường an toàn tính mạng của bản thân và người khác, coi thường pháp luật khi có hành động không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông, trong khi đó, lại không có hình ảnh hoặc có hình ảnh nhưng xe không chính chủ, nên rất khó cho công tác phạt nguội.

* Hành động của thanh niên khi thấy người khác có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ:

Bảng 4.17. Hành động của thanh niên khi thấy người khác có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

T T


Hành động

Mức độ thực hiện hành động (%)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Chưa

bao giờ

Hiếm

khi

Thỉnh

thoảng

Thường

xuyên

Luôn

luôn

1.

Phản ứng gay gắt,

quyết liệt

75,3

22,3

2,4

0,0

0,0

1,27

0,50

2.

Góp ý, nhắc nhở nhẹ

nhàng

0,0

82,5

16,8

0,7

0,0

2,18

0,40

3.

Không có hành động

0,0

0,9

21,4

46,9

30,8

4,08

0,74

4.

Hành động khác

14,8

50,2

34,1

0,9

0,0

2,21

0,69


Chung






2,43

0,45

Số liệu ở bảng 4.17 cho thấy:

Hành động của thanh niên khi thấy người khác có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ ở mức độ rất thấp (có tới 77,7% thanh niên thường xuyên và luôn luôn không có hành động góp ý, nhắc nhở hoặc phản ứng gì trước những hành vi vi phạm luật giao thông của người khác.

Trong các cuộc thảo luận nhóm, nhiều ý kiến của thanh niên cho rằng: Trong khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, có thể quan sát thấy rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông, nhưng phản ứng phổ biến là im lặng, không có hành động gì cụ thể, bởi rất ngại va chạm, phiền hà. Đôi khi, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng nếu thấy người khác quên không tắt đèn xi-nhan; quên không gạt chân chống lên;…Có ý kiến cho rằng, việc hướng dẫn, nhắc nhở và bắt phạt người vi phạm luật giao thông là của cảnh sát giao thông, chứ bản thân không có trách nhiệm làm việc đó nên thường không có hành động gì. Một số ý kiến cho biết, trong những tình huống giao thông mà hành vi vi phạm luật giao thông của người khác có liên quan trực tiếp đến bản thân, thậm chí xảy ra va chạm xe, thì hành động của một số thanh niên rất quyết liệt, thậm chí dẫn đến ẩu đả.

Tóm lại, mức độ biểu hiện hành động bên ngoài của hành vi tham gia giao thông đường bộ của thanh niên rất đa dạng, thể hiện cả ở hành vi chấp hành và hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Có sự khác nhau về mức độ chấp hành luật giao thông khi so sánh theo các biến số giới tính, khu vực, nghề nghiệp và các biến số khác ở những hành động cụ thể.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022