Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


DƯƠNG THÀNH TRUNG


GIáO DụC PHáP LUậT CHO ĐồNG BàO DÂN TộC KHMER ở VùNG ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG, VIệT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

HÀ NỘI - 2016


Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


DƯƠNG THÀNH TRUNG


GIáO DụC PHáP LUậT CHO ĐồNG BàO DÂN TộC KHMER ở VùNG ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG, VIệT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH ĐỨC THẢO


HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học trình bày trong bản luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, tư liệu trích dẫn trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Dương Thành Trung

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 15

1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đề tài và những vấn đề

đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG

BÀO DÂN TỘC KHMER 24

2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer 24

2.2. Các thành tố của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng

đồng bằng sông Cửu Long 32

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 44

2.4. Giáo dục pháp luật tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

đối với giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng

sông Cửu Long 57

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 69

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình vi phạm pháp luật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có ảnh hưởng đến giáo dục

pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer 69

3.2. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 78

3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 99

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG, VIỆT NAM 107

4.1. Các quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở

vùng đồng bằng sông Cửu Long 107

4.2. Các giải pháp bảo đảm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở

vùng đồng bằng sông Cửu Long 115

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 162

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


BCV :

CBCC :

ĐBDT :

ĐBSCL :

DTTS :

GDPL :

HĐND :

HĐPH :

MTTQ : PBGDPL :

QPPL :

TTV :

UBND :

XHCN :

XHH :

Báo cáo viên

Cán bộ, công chức

Đồng bào dân tộc

Đồng bằng sông Cửu Long Dân tộc thiểu số

Giáo dục pháp luật Hội đồng nhân dân Hội đồng phối hợp Mặt trận Tổ quốc

Phổ biến, giáo dục pháp luật Quy phạm pháp luật

Tuyên truyền viên Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa

Xã hội học


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Muốn xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN thì bên cạnh việc xây dựng, ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, điều quan trọng hơn là phải đưa pháp luật vào thực tế xã hội để mọi thành viên trong xã hội, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), hiểu được những nguyên tắc, quy định pháp luật; từ đó, sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cộng đồng và của mỗi người dân. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam luôn luôn đặt pháp luật ở vị trí thượng tôn, yêu cầu mọi công dân phải sống, làm việc theo pháp luật; đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho các tầng lớp nhân dân nhằm trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật.

Đồng bào dân tộc (ĐBDT) Khmer là một bộ phận cấu thành hữu cơ của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cư trú tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải rộng trên phạm vi cả 13 tỉnh thuộc khu vực này. ĐBSCL nằm ở cực Nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về mặt địa chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước: phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Dân tộc Khmer là một trong số những dân tộc có dân số tương đối đông, có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với sự phong phú về phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo và lễ nghi. Trong những năm qua, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ĐBDT Khmer đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, trình độ dân trí nói chung, trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật nói riêng của ĐBDT Khmer còn tương đối thấp. Thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật khiến cho ĐBDT Khmer gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền con người, thực hành và phát huy các quyền dân chủ, trong tiếp cận các chương trình mục tiêu, chính sách pháp luật dành cho đồng bào DTTS,


trong sử dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của đồng bào. Tình trạng đó đã và đang là lực cản đối với ĐBDT Khmer trong hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, ở các vùng có đông ĐBDT Khmer thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, các thế lực thù địch vẫn có những âm mưu thâm độc, chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bằng chiêu bài “dân chủ - nhân quyền”, lợi dụng tình trạng trình độ hiểu biết pháp luật của ĐBDT Khmer còn thấp để tuyên truyền, kích động, tạo những nguyên cớ làm mất ổn định tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo... Hệ quả là vẫn còn hiện tượng một số người dân Khmer lén lút qua lại khu vực biên giới và bị các thế lực thù địch lợi dụng; từ đó, đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh giáo dục pháp luật (GDPL) cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL.

GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, làm hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho ĐBDT Khmer; giúp đồng bào hiểu rõ về các quyền con người, quyền công dân, về ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia...; góp phần bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội bằng pháp luật trong vùng. Tuy nhiên, công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trong những năm qua còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, từ việc xác định mục tiêu GDPL, xây dựng đội ngũ báo cáo viên (BCV), tuyên truyền viên (TTV) pháp luật, lựa chọn nội dung, phương pháp cho đến hình thức GDPL cho đối tượng này. Công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL tuy đã được chú trọng, nhưng chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên; còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu sự gắn kết nhịp nhàng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành có liên quan ở vùng ĐBSCL. Do vậy, chất lượng, hiệu quả của công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Tình hình nêu trên đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan hữu quan ở khu vực

ĐBSCL phải tăng cường hơn nữa công tác GDPL cho ĐBDT Khmer trên địa bàn,


trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật để giúp đồng bào nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, biết sử dụng pháp luật như là một phương tiện quan trọng để giải quyết những sự kiện, công việc có liên quan đến pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân, gia đình và cộng đồng. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 đã quy định về PBGDPL cho nhân dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo... [62, Đ. 17]. Điều đó nói lên sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào DTTS, trong đó có ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL. Vấn đề quan trọng hơn đang được đặt ra là làm thế nào, cần có những giải pháp gì để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL cho đồng bào DTTS, trong đó có ĐBDT Khmer, đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào.

Từ cách đặt vấn đề ở trên, tác giả đưa ra một số giả thiết nghiên cứu sau đây:

i) Giữa chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, khả năng sử dụng pháp luật để tiếp cận, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của ĐBDT Khmer có mối liên hệ nhân quả tất yếu với nhau; do đó: ii) Nếu thực hiện tốt GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL thì ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của họ sẽ nghiêm chỉnh hơn, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội xảy ra trong cộng đồng; giúp ĐBDT Khmer có khả năng tốt hơn trong việc sử dụng pháp luật để tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, iii) Thực hiện tốt GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Như vậy, việc GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL đang là một yêu cầu khách quan, có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSCL, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí