Kết Quả Bài Tập Được Viết Dưới Dạng Bài “Thu Hoạch” Của Nhóm, Nộp Cho Giáo Viên Bộ Môn.

— Giáo sinh chọn bậc học và trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đặt vào vị trí phù hợp của sơ đồ “khống” (sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân) Xem tư liệu.

— Giáo sinh thiết lập quan hệ giữa các bậc học, trường học bằng kí hiệu đã cho

Xem tư liệu.

— Giáo sinh mô tả ngắn chức năng của từng bậc học, trường học.

— Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, so sánh với sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân trong giáo trình hoặc trên giấy khổ lớn hay màn hình.


Hoạt động 4 : Thực hành. Làm việc theo nhóm đề tài : “Giáo dục tiểu học phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh như thế nào ?” (1,5 tiết)

Hình thức : Bài tập thực hành, làm việc theo nhóm, thời gian tính cho bài tập là 1,5 tiết. Gợi ý mang tính hỗ trợ

1. Về nội dung cần lưu ý :

— Làm rõ các khái niệm công cụ như “năng khiếu”, “năng lực”, “trí thông minh”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

— Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh tiểu học.

— Thực tế phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh tiểu học trong những năm qua.

2. Tài liệu tham khảo thêm :

— Từ điển Tâm lí học (tr.160, 161).

— Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, NXBĐHSP, 1998, tr.113, 114.

— Trần Trọng Thuỷ, Tâm lí học, NXBGD, 1999, tr.70, 71.

— Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, NXBĐHQGHN, 2003, tr.178,179.

— Nguyễn Kế Hào, Sự phát triển trí tuệ của học sinh đầu tuổi học, NXBGD,1985, tr.18-21.

3. Kết quả bài tập được viết dưới dạng bài “thu hoạch” của nhóm, nộp cho giáo viên bộ môn.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động

Hoạt động 1

— Những nhận xét được rút ra từ các quan điểm giáo dục :

+ Khẳng định quan hệ biện chứng giữa xã hội kinh tế con người và sự phát triển giữa chúng.

+ Trong một quá trình thống nhất, giáo dục phục vụ cho cả con người và kinh tế xã hội.

+ Sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển con người luôn vừa là nguyên nhân, điều kiện và là hệ quả của nhau trong một quá trình.

+ Một đất nước phát triển, ngoài việc phát triển về kinh tế còn phải phát triển con người sự phát triển bền vững.

Vậy, mục đích của giáo dục là nhắm vào sự phát triển con người ? Hay là nhắm vào sự phát triển kinh tế ? Hay nhắm vào sự phát triển cả hai ?

Hoạt động 2

— Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề xêmina là làm rõ các vấn đề : nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển toàn diện nhân cách.

— Một số điều kiện cần trao đổi khi chuẩn bị chủ đề xêmina :

+ Tài liệu tham khảo : 1/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, NXBST HN 1991 ; 2/ Luật giáo dục, NXBCTQG HN 2002 ; 3/ Văn kiện hội nghị lần thứ hai, BCHTƯ khoá VIII, NXBCTQG Hà Nội 1997; 4/ Phạm Minh Hạc, vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, chương trình KHCN cấp nhà nước KX07 1994.

+ Hướng thực hiện chủ đề (thu thập thông tin lí luận kết hợp với thông tin thực tế liên quan đến các mục tiêu. Ví dụ số liệu về trình độ học vấn của một xã, một phường; hướng đào tạo nhân lực ở một khu của địa bàn dân cư; quy trình tuyển chọn; nội dung bồi dưỡng và sử dụng đầu ra của các trường năng khiếu).

Hoạt động 3

Một số vấn đề mà giáo sinh cần phát hiện, làm rõ, khắc sâu và các gợi ý :

1. Tình hình phổ cập giáo dục của các tỉnh thành hiện nay đang được tiến hành như thế nào? (nhận thức, tiến độ và cách tiến hành ?); Quy mô và chất lượng ?

Gợi ý : Phải xem kế hoạch thực hiện và hoàn thành phổ cập giáo dục như là những công trình khoa học đòi hỏi ở chúng ta những luận chứng kinh tế xã hội và kĩ thuật; không nên đồng nhất giản đơn việc phổ cập giáo dục với việc “nâng cao dân trí”.

2. Tăng đầu tư cho giáo dục là để phát triển tối đa quy mô của giáo dục. Có đúng như vậy không ?

Gợi ý : Cần lưu ý tăng đầu tư cho giáo dục không phải để tận lực phát triển giáo dục mà là nhằm đảm bảo thực hiện một chất lượng tốt trên một quy mô phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.

3. Bạn hãy giải thích thêm “đa dạng hoá các loại hình trường học” là như thế nào ? Nói rõ xu thế phát triển của các loại trường bán công ?

Gợi ý :

— Quy mô phát triển của hệ thống trường bán công và dân lập phụ thuộc vào khả năng cho con đi học của các bậc cha mẹ, mà điều này lại phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Trên đà phát triển của xã hội, trong tương lai hệ thống trường này sẽ thu hẹp lại phù hợp với sự phát triển của hệ thống trường công. Song hệ thống trường này sẽ vẫn còn cần thiết ít nhất trong nhiều năm nữa.

— Quy mô giáo dục phát triển đòi hỏi phải điều chỉnh, cắt giảm và bổ sung chương trình giáo dục hiện hành. Việc sửa đổi này không được làm một cách “kinh viện” xa thực tế và không phải chỉ đặt ra cho phần mềm mà cả phần cứng của mọi chương trình giáo dục. Nhà nước phải có ngay những biện pháp huy động những giáo viên giỏi và các nhà khoa học để có thể có những sách giáo khoa tốt viết theo chương trình quy định.

4. Thực trạng tuyển chọn, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay

đã hợp lí chưa ?

Gợi ý :

— Tuyển chọn chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (chưa cân đối giữa đào đạo cán bộ khoa học với công nhân kĩ thuật).

— Đào tạo chưa đảm bảo chất lượng cao, chưa đáp ứng thị trường sử dụng sức lao

động.

— Sử dụng chưa đúng chuyên ngành đào tạo, chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho những người lao động được đào tạo ở trình độ cao v.v.

5. Tại sao vấn đề bồi dưỡng nhân tài lại mang tính xã hội hoá cao ?

Gợi ý : Liên quan trước hết đến gia đình, sau đó là các trường năng khiếu và các trường đại học và cao đẳng. Giáo dục phổ thông chỉ làm nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng phần nào năng khiếu.

6. Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài có quan hệ với nhau

như thế nào?

Gợi ý :

— Đều nhắm đến hai mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người.

— Nâng cao dân trí là nền tảng để đào tạo nhân lực, nhưng đào tạo nhân lực cũng góp phần nâng cao dân trí.

— Nâng cao dân trí cho phép chúng ta có nhiều cơ hội để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

7. Cấu trúc nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gồm những thành tố nào ?

Gợi ý :

— Tri thức (làm chủ tri thức khoa học cả 3 phương diện : sự kiện; quan hệ bản chất và phương pháp tiếp cận; tư duy sáng tạo).

— Kĩ năng thực hành giỏi.

— Thái độ với bản thân (có sức khoẻ, tính tích cực cá nhân, kỉ luật, đạo đức trong sáng), với lao động đời sống xã hội (có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, kỉ luật và có ý thức cộng đồng) và với tổ quốc, dân tộc (trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, kiên cường bảo vệ và xây dựng tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

8. Ba thành tố thuộc cấu trúc nhân cách con người Việt Nam có quan hệ với nhau như thế nào ?

Gợi ý :

— Thống nhất trong một con người.

— Tri thức phải đi đến hình thành các kĩ năng tương ứng mới có khả năng thực hành, tác động vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

— Tri thức khoa học, kĩ năng nghề phải gắn với thái độ tích cực xây dựng cuộc sống, tham gia vào công cuộc đổi mới xã hội, qua đó học hỏi thêm những tri thức và kĩ năng mới.

Tư liệu

* Quan niệm về một xã hội phát triển trong giai đoạn hiện nay

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, sự tăng trưởng kinh tế (tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP) là phát triển, và thước đo phát triển của một quốc gia này so với quốc gia khác. Còn con người chỉ được coi là một loại “vốn”, một loại công cụ để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tương tự như “vốn tài nguyên” v.v.

Nhưng trên thực tế, sự tăng trưởng kinh tế (những quốc gia giàu có) nhưng tuổi thọ, trình độ học vấn của dân cư rất thấp, còn tỉ lệ chết của trẻ em lại khá cao.

Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tư tưởng “con người và sự phát triển con người là mục tiêu quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội” đã trở nên khá phổ biến và được ủng hộ rộng rãi.

* Các thành tố tham gia vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân

Sự tương tác giữa 5 phạm trù như sau : Management : Quản lí

Manpower* : Nhân lực

Money : Tài lực

Material : Vật lực nguyên liệu Machinoequyment : Vật lực máy móc

* Một số tư tưởng về “phát triển toàn diện con người” qua các giai đoạn xã hội

Tư tưởng phát triển toàn diện, hài hoà con người đã được đề ra trước khi Chủ nghĩa Mác ra đời. Tuy nhiên họ không vạch ra con đường để thực hiện, không gắn với nhu cầu, kết quả của sự phát triển xã hội. Ví dụ :

Chiếm hữu nô lệ : Con người mà giáo dục phải vươn tới :

— Phát triển hài hoà vẻ đẹp tinh thần và thể chất bằng cách cho con người tiếp xúc với nghệ thuật, nền văn hoá tinh thần và tập luyện thể dục.

Đầu Trung cổ : Tư tưởng con người hài hoà bị cấm vì người ta tôn thờ chủ nghĩa khổ hạnh, cấm dục và hạn chế các nhu cầu tinh thần.

Phục hưng : Tư tưởng con người hài hoà lại thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục

nhân văn chủ nghĩa.

— Sùng bái vẻ đẹp thân thể.

— Kêu gọi thưởng thức nghệ thuật âm nhạc, văn chương.

Mác và ăngghen :

— Mục tiêu vĩ đại của công cuộc xây dựng CSCN gắn liền với việc thực hiện ước mơ của loài người là phát triển toàn bộ sự phong phú của bản chất con người và tài năng sáng tạo của con người.

— Con người phát triển toàn diện là sự thống nhất giữa giáo dục trí tuệ và phát triển thể lực, kết hợp với giáo dục kĩ thuật và sự tham gia của thanh niên vào hoạt động lao động sản xuất [10, 79].

— Quan điểm trên không ngụ ý :

+ Sự phát triển như nhau ở tất cả mọi người.

+ Phát triển hết thảy những mầm mống và năng lực.

Lênin : Phản đối cách giải thích bóp méo khái niệm “phát triển toàn diện khác phát triển ngang giá trị”.

— Phát triển toàn diện chỉ :

+ Tạo ra những điều kiện như nhau cho tất cả mọi người trong đó tài năng, năng lực của mọi người có khả năng bộc lộ và phát huy.

+ Tài năng, năng lực của mỗi người khác nhau và có thể được kết hợp rất đa dạng.

Lênin đã nói : Nhà trường phải là công cụ phát triển toàn diện và phát hiện mọi tài năng tiềm ẩn trong con người.

* Các thành tố trong hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục mầm non : Nhà trẻ, Mẫu giáo. Giáo dục tiểu học.

Giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục trung học phổ thông.

Giáo dục nghề nghiệp : Dạy nghề (1 2 năm), Trung học chuyên nghiệp (1 2

năm), Trung học chuyên nghiệp (3 4 năm).

Giáo dục đại học : Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 6 năm).

Giáo dục sau đại học : Đào tạo thạc sĩ (2 năm), Đào tạo tiến sĩ (2 4 năm).

Sơ đồ khung hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam


Chủ đề 5 Giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học Hoạt động 1 1

Chủ đề 5

Giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học

Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa giáo dục tiểu học với các bậc học khác (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 1

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách của con người.

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công và dân lập. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành. Các hoạt động giáo dục của trường tiểu học bao gồm hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2010 là phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản ban đầu để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước.

Giáo dục tiểu học sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của giáo dục mầm non và giúp cho trẻ em có được những năng lực, sức khoẻ và phẩm chất để có thể học lên bậc học trung học cơ sở và tham gia các hoạt động xã hội vừa sức với các em.

Nhiệm vụ của hoạt động 1

Xác định vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học, phân tích mối quan hệ giữa giáo dục tiểu học với các bậc học khác.

Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh làm việc cá nhân.

— Đọc tài liệu : Giáo dục họccủa Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng (Chương 4), Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010.

— Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 1.

— Lấy ví dụ về mối quan hệ của giáo dục tiểu học với giáo dục mầm non và trung học cơ sở.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm nhỏ về vai trò của giáo dục tiểu học.

Nhiệm vụ 3 : Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

— Trả lời trên phiếu học tập và phiếu kiểm tra.

— Nêu các câu hỏi nhóm chưa giải quyết được để tập thể lớp hoặc giáo viên giải

đáp.

— Nhận xét kết quả tự học và thảo luận nhóm, tự rút kinh nghiệm cho quá trình tự học.

— Hệ thống hoá, khái quát hoá, mở rộng thông tin và định hướng, xây dựng kế hoạch tự học.

Đánh giá hoạt động 1

Câu hỏi 1 : Trình bày vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học.

Câu hỏi 2 : Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục tiểu học và các bậc học khác. Bài tập : Tìm hiểu những khó khăn trong học tập của một học sinh lớp 6 và chỉ ra những nguyên nhân do thiếu sót từ khi học tiểu học.

Hoạt động 2 :Tìm hiểu ý nghĩa và những yêu cầu của phổ cập giáo dục tiểu học ở Việt Nam (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 2

1. Khái niệm phổ cập giáo dục

Phổ cập giáo dục là thực hiện giáo dục bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi trên phạm vi toàn quốc nhằm đạt đến trình độ dân trí nhất định để đáp ứng các nhu cầu phát triển và tiến bộ xã hội. Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và hiện nay đang tích cực thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, bậc tiểu học đang phấn đấu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Luật phổ cập giáo dục tiểu học ở Việt Nam đã nêu ra : Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, công dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỉ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.

2. ý nghĩa của phổ cập giáo dục tiểu học

Việc thực hiện thành công phổ cập giáo dục tiểu học đã tạo ra điều kiện thực tế và tiền đề cho việc nâng cao dân trí và tạo ra cơ sở ban đầu cho việc giáo dục liên tục, suốt đời của mỗi công dân trong tương lai.

Tất cả trẻ em đều đến trường và được học theo chương trình phổ cập giáo dục sẽ tạo nên cơ sở ban đầu cho quá trình đào tạo người công dân gương mẫu, người lao động có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cao, phù hợp, thích ứng được với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội và khoa học công nghệ.

Phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học luôn gắn

liền với sự phát triển của cộng đồng dân cư, định hướng đúng đắn cho tương lai sẽ góp phần cải tạo và phát triển văn hoá cộng đồng, lối sống và truyền thống; là tiền đề quan trọng để xây dựng Việt Nam với mục tiêu : dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục tiểu học là bậc học thấp nhất của hệ thống giáo dục quốc dân có thể thực hiện cho 100 % dân cư sẽ đặt nền móng cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cá nhân, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

3. Những yêu cầu đối với việc phổ cập giáo dục tiểu học

Ngày đăng: 03/11/2023