Các Ppgd Được Sử Dụng Trong Quá Trình Giáo Dục Ở Tiểu Học

động chủ đạo của nhà giáo dục để trình bày bản chất của QTGD thể chất cho HS tiểu học.

+ Thực hiện QTGD thể chất thông qua việc tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao tiếp cho HS tiểu học.

+ Quan tâm giáo dục cả mặt nhận thức, thái độ và kĩ năng, kĩ xảo.

+ Chú ý tính vừa sức, đặc điểm tâm lí HS tiểu học.

Câu hỏi 3 : Cho ví dụ minh hoạ về việc giáo dục thể chất ở trường tiểu học

+ Ví dụ về hoạt động thể dục thể thao.

+ Ví dụ về giáo dục vệ sinh.

+ Ví dụ về giáo dục việc chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.

+ Nhận xét về mục đích yêu cầu, thuận lợi, khó khăn và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất cho HS tiểu học.

Bài tập : Tìm hiểu và giải quyết 2 tình huống sư phạm về GDTC ở tiểu học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

+ Sưu tầm 2 tình huống có vấn đề về giáo dục thể chất (có thể tham khảo sách báo).

+ Nêu ý kiến của bạn về việc giải quyết tình huống nói trên (nhận xét việc giải quyết tình huống hoặc nêu cách giải quyết tình huống mà bạn cho là phù hợp nhất).

Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 33

Hoạt động 4

Câu hỏi 1 : Trình bày bản chất của thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ.

+ Theo bản chất của quá trình giáo dục là quá trình chuyển hoá tích cực tự giác những yêu cầu chuẩn mực khách quan thành phẩm chất nhân cách HS dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục để trình bày bản chất của QTGD thẩm mĩ cho HS tiểu học.

+ Thực hiện QTGD thẩm mĩ thông qua việc tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao tiếp cho HS tiểu học.

+ Quan tâm giáo dục cả mặt nhận thức, tri giác cảm xúc và kĩ năng, kĩ xảo.

+ Chú ý tính nhạy cảm, vốn sống, đặc điểm tâm lí HS tiểu học.

Câu hỏi 2 : Phân tích vai trò, nhiệm vụ và các con đường giáo dục thẩm mĩ cho HS tiểu học.

+ Chỉ ra tác dụng của giáo dục thẩm mĩ ở trường tiểu học : Hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà, tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ ở lĩnh vực thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển nhân cách của trẻ, các mặt giáo dục khác như trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động.

+ Giúp cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về thẩm mĩ; có khả năng tri giác và cảm thụ cái đẹp, có thái độ tích cực đối với thẩm mĩ; có khả năng mang được cái đẹp vào cuộc sống và phát triển năng khiếu, năng lực sáng tạo thẩm mĩ.

Câu hỏi 3 : Cho ví dụ minh hoạ về việc GD thẩm mĩ ở trường tiểu học

+ Ví dụ về việc hình thành nhận thức, khả năng phân biệt, đánh giá thẩm mĩ.

+ Ví dụ về việc nâng cao tính nhạy cảm thẩm mĩ cho HS tiểu học thông qua dạy học các môn học hoặc qua việc tổ chức các hoạt động nghệ thuật.

+ Ví dụ về hình thành và tạo điều kiện cho HS mang được cái đẹp vào trong cuộc sống.

+ Nhận xét về mục đích yêu cầu, thuận lợi, khó khăn và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho HS tiểu học.

Bài tập : Nhận xét về những điều kiện giáo dục thẩm mĩ của trường tiểu học hiện nay

ở địa phương.

+ Nhận xét về các điều kiện vật chất : khó khăn và thuận lợi về vật chất của việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho HS tiểu học, đề xuất ý kiến để khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi nói trên.

+ Nhận xét về các điều kiện khác như : môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, khả năng của giáo viên, sự quan tâm của các lực lượng giáo dục và các nhân tố khác.

Chủ đề 4

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm phương pháp giáo dục (PPGD), (45 phút)

Thông tin cho hoạt động 1

1. Khái niệm chung về phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là những cách thức, biện pháp tác động của giáo viên đến học sinh, là những con đường hợp lí về mặt sư phạm để tổ chức cuộc sống cho học sinh, nhằm mục đích hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện thói quen, hành vi của con người mới về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động.v.v.

Phương pháp giáo dục là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh, được thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện các nội dung giáo dục để đạt được mục đích giáo dục.

+ Phương pháp giáo dục là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Nó có mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình giáo dục. Ví dụ : mục đích giáo dục, nội dung giáo dục v.v.

+ Phương pháp giáo dục thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh.

+ Tác động của giáo viên là tác động chủ đạo, còn tự giáo dục của học sinh được thực hiện dưới tác động chủ đạo của giáo viên.

2. Các PPGD được sử dụng trong quá trình giáo dục ở tiểu học

Nhóm 1 : Nhóm các phương pháp hình thành ý thức và tình cảm cá nhân.

Nhóm 2 : Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động để hình thành kinh nghiệm ứng xử và kĩ năng, kĩ xảo.

Nhóm 3 : Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử.

Mỗi nhóm phương pháp lại có nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng nhóm phương pháp giáo dục.


Nhiệm vụ của hoạt động 1

Phân tích khái niệm phương pháp giáo dục tiểu học.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt

động 1.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những đặc thù của PPGD tiểu học (nhóm 57 SV).

Nhiệm vụ 3 : So sánh phương pháp giáo dục với PP dạy học.

Đánh giá hoạt động 1

Câu hỏi 1 : Trình bày khái niệm PPGD?

Câu hỏi 2 : Phân tích đặc điểm chung và đặc điểm riêng của PPGD tiểu học.

Câu hỏi 3 : Từ các đặc điểm của PPGD tiểu học rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học

Bài tập : Phân loại các phương pháp giáo dục và chỉ ra bản chất của từng loại phương pháp.


Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhóm PPGD thuyết phục (45 phút)

Thông tin cho hoạt động 2

1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức và tình cảm cá nhân (phương pháp thuyết phục)

ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa tri thức và niềm tin cá nhân về những chuẩn mực đã được quy định.

Thuyết phục là phương pháp tác động trực tiếp đến nhận thức và tình cảm của HS thông qua việc phân tích, so sánh, dẫn chứng, kết luận, khiến cho người được giáo dục hiểu, đồng tình, chấp nhận, biết nhận xét, phân biệt, có tình cảm tích cực và mong muốn thể hiện trong cuộc sống.

Vấn đề cơ bản của thuyết phục là làm cho HS hình thành và chuyển biến về ý thức, tư tưởng, tình cảm, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết đến tin và có tình cảm, xúc cảm tích cực để hành động đúng.

Mục đích của phương pháp thuyết phục là làm cho HS chuyển biến về lí trí và tình cảm.

Vì vậy, muốn sử dụng phương pháp này được tốt cần phải lưu ý :

Các chủ đề đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống, tính lôgic và tính giáo dục.

Lựa chọn những dẫn chứng, sự kiện sinh động, hấp dẫn, phù hợp với kinh nghiệm, vốn hiểu biết của HS nhằm làm tăng thêm sức thuyết phục của lời nói.

Thái độ của nhà giáo dục phải tự tin, chân thành và thiện chí. Thuyết phục bao gồm các phương pháp cụ thể sau.

2. Các PPGD thuyết phục cụ thể

2.1. Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại là phương pháp trò chuyện, trao đổi giữa nhà giáo dục và HS, hoặc giữa các HS về các chủ đề đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và lao động, có tác dụng hình thành và củng cố nhận thức, tình cảm và niềm tin cho học sinh.

Có thể đàm thoại với một học sinh, một nhóm hay cả lớp. Trong thực tiễn giáo dục, đàm thoại được dùng rất phổ biến.

Đàm thoại gợi mở : Thông qua buổi đàm thoại, nhà giáo dục có thể dẫn dắt HS tìm hiểu các nội dung giáo dục.

Đàm thoại củng cố, hệ thống hoá : Qua đàm thoại, nhà giáo dục có thể mở rộng,

đào sâu, hệ thống hoá những điều đã nhận thức được cho HS.

Mục đích của đàm thoại nhằm lôi cuốn HS vào các sự kiện, các hiện tượng và tình huống trong cuộc sống; trên cơ sở đó mà hình thành ý thức và thái độ đúng đắn đối với hiện thực cuộc sống. Nội dung của đàm thoại càng gần với kinh nghiệm sống của HS thì càng có hiệu quả.

Việc sử dụng phương pháp đàm thoại cần đảm bảo các yêu cầu sau :

Xác định mục tiêu, yêu cầu đàm thoại.

Chuẩn bị những chủ đề sinh động, hấp dẫn, sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục.

Đề tài phải được thông báo trước để HS chuẩn bị đàm thoại.

Khi đàm thoại phải biết khêu gợi, tạo tình huống có vấn đề để lôi cuốn học sinh tham gia.

Cuối buổi đàm thoại nên hướng dẫn cho HS tự rút ra các kết luận, có đánh giá tổng kết để chốt lại những quan điểm, những giải pháp đúng đắn để học sinh hiểu đúng các vấn đề đàm thoại.

2.2. phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời nói, điệu bộ và nét mặt để kể lại, thuật lại một cách sinh động một câu chuyện nào đó có ý nghĩa giáo dục.

Phương pháp này có tác dụng đặc biệt đối với HS lứa tuổi nhỏ.

Qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của nhà giáo dục, có thể hình thành và phát triển được ở HS khả năng nhận thức thế giới xung quanh, tình cảm, xúc cảm tích cực và niềm tin đúng đắn. Học tập được những gương tốt và tránh được những gương xấu với óc phê phán, nhận xét và đánh giá.

Sử dụng phương pháp này cần lưu ý các điểm sau:

Lựa chọn những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, chứa đựng nhiều tình huống giáo dục cần thiết.

Khối lượng câu chuyện phải phù hợp với thời gian và đặc điểm tâm sinh lí, trình

độ nhận thức của HS.

Lời nói phải sinh động, diễn cảm, điệu bộ, giọng nói, nét mặt phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tình tiết của cốt truyện, gây được sự chú ý và những xúc cảm mạnh mẽ, sâu sắc ở HS.

Khi kể chuyện nên sử dụng kèm theo tranh ảnh để minh hoạ cho hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe.

Trong khi kể chuyện phải nêu bật được những chi tiết, những tình huống cơ bản của nội dung câu chuyện, giúp cho HS không bị phân tán chú ý vào những chi tiết vụn vặt, không phù hợp.

Cần phải theo dõi nét mặt, thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách kể chuyện.

Sau khi kể chuyện xong, có thể yêu cầu học sinh tóm tắt lại câu chuyện, nêu nhận xét về những vấn đề mà mình quan tâm giúp các em ghi nhớ được tốt hơn nội dung của truyện kể. Hoặc nêu lên một số câu hỏi hay những vấn đề cần thiết để học sinh dựa vào nội dung truyện kể mà trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận cần thiết và bổ ích.

2.3. Phương pháp giảng giải và khuyên răn

Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội đã được quy định, nhằm giúp cho HS hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung và quy tắc của việc thực hiện các chuẩn mực này. Nhờ đó mà HS có cơ hội để lĩnh hội một cách tích cực những chuẩn mực xã hội, hình thành được tình cảm, niềm tin để có thể tự giác thực hiện những chuẩn mực này với thái độ và động cơ đúng đắn.

Những lưu ý :

Chuẩn bị nội dung về những chuẩn mực nào đó để giảng giải phải đầy đủ, chính xác.

Khi giảng giải phải dùng lời nói rõ ràng, khúc chiết, không dài dòng, lan man.

Lập luận phải chính xác, lôgic, dễ hiểu.

Có thể minh hoạ bằng tranh ảnh, bằng những ví dụ thực tế, những gương điển hình gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh.

Cần phải thu hút HS tham gia vào quá trình giảng giải.

Nên tạo điều kiện để HS có thể liên hệ với thực tế, với bản thân.

2.4. Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp dựa trên cơ sở tâm lí hay bắt chước của người được giáo dục, nhất là trẻ em, dùng những tấm gương sáng của cá nhân hay tập thể để kích thích người được giáo dục học tập và làm theo.

Nêu gương là một phương pháp kích thích sư phạm có ý nghĩa giáo dục rất cao. Sức mạnh thuyết phục của phương pháp này là ở chỗ nó dựa vào tình cảm tích cực của học sinh đối với người đã có hành động mà học sinh cho là có giá trị, hoặc đối với chính hành động đó.

Thông thường, khi nói đến nêu gương thì có nghĩa là dùng những tấm gương sáng, gương chính diện để giáo dục học sinh. Ví dụ : gương các bạn học tốt, lao động giỏi, khắc phục khó khăn để vươn lên v.v.

Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này chúng ta cũng có thể dùng cả những tấm gương xấu, gương phản diện để giáo dục học sinh. Ví dụ : gương một học sinh lười học, chơi bời lêu lổng kết quả sẽ ra sao,...

Qua những gương xấu này nhà giáo dục có thể tạo điều kiện để người được giáo dục phân tích, đánh giá và trên cơ sở đó tránh được những hành vi sai lầm tương tự.

Điều cần nhấn mạnh khi nói đến phương pháp giáo dục này là tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đó là tấm gương của chính bản thân nhà giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục học sinh nhà giáo dục không chỉ nêu gương mà còn cần phải làm gương cho học sinh.

Phương pháp này có tác dụng không những phát triển được năng lực phê phán, đánh giá được hành vi của người khác để từ đó có thể rút ra những kết luận bổ ích mà còn giúp học sinh biết học tập, noi theo những gương tốt, tránh những hành vi xấu, đồng thời hình thành được cho học sinh niềm tin về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có được những hành vi phù hợp.

Song để phát huy được tác dụng của phương pháp này cần lưu ý :

Phải lựa chọn những tấm gương sáng, gương phản diện phù hợp với mục tiêu, mục đích giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. Nhưng khi sử dụng những gương phản diện nên lưu ý đến tác dụng phụ, không nên lạm dụng quá trong việc sử dụng gương phản diện.

Những gương được lựa chọn phải có tính khả thi để HS có thể học tập được.

Tạo điều kiện cho HS liên hệ với thực tế, nêu lên những tấm gương cần phải noi theo và những gương xấu cần phải phê phán.

Tạo điều kiện giúp cho HS tham gia phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận bổ ích.

Nêu gương cũng có thể có tác dụng thuyết phục, giúp cho học sinh có được hiểu biết, niềm tin và tình cảm đúng đắn.

Nhiệm vụ của hoạt động 2

Phân tích khái niệm và yêu cầu sử dụng phương pháp giáo dục thuyết phục ở tiểu học.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 2 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt

động 2.

Nhiệm vụ 2 : thảo luận nhóm về những đặc thù của PPGD thuyết phục ở

tiểu học (nhóm 5 7 SV).

Nhiệm vụ 3 : Tìm hiểu các tình huống giáo dục trong đó có sử dụng phương pháp thuyết phục.

Đánh giá hoạt động 2

Câu hỏi 1 : Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD thuyết phục.

Câu hỏi 2 : Phân tích bản chất của các PPGD thuyết phục ở tiểu học.

Câu hỏi 3 : Từ các bản chất của PPGD thuyết phục rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD ở trường tiểu học.

Bài tập : Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD thuyết phục ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục để nêu rõ việc sử dụng PP thuyết phục ở tiểu học.

Hoạt động 3 :Tìm hiểu nhóm PPGD tổ chức hoạt động (45 phút)

Thông tin cho hoạt động 3

1. Khái niệm về nhóm PPGD tổ chức hoạt động

Các phẩm chất nhân cách của HS thường được thể hiện bằng hành vi và đặc biệt là thói quen hành vi. Vì vậy, trong quá trình giáo dục cần phải vận dụng nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn để giáo dục HS tiểu học. Nhóm này gồm có các phương pháp sau :

Phương pháp giao công việc.

Phương pháp tập luyện.

Phương pháp rèn luyện.

2. Các PPGD tổ chức hoạt động

2.1. Phương pháp giao việc

Là phương pháp lôi cuốn HS vào các hoạt động đa dạng với những công việc cụ thể, với những nghĩa vụ xã hội nhất định. Qua đó, HS sẽ có điều kiện để thể hiện những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và hình thành được các hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao.

Khi giao việc cho học sinh cần lưu ý mấy điểm sau :

Chọn công việc phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023