Năng lực hành động : khả năng hành động có mục đích, có điều kiện, chủ động, tích cực.
Năng lực giao tiếp : khả năng thiết lập quan hệ với người khác.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu chương trình Con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá (KX 04), giai đoạn 1996 2000, do Hội đồng khoa học TƯ quản lí (do các tác giả Nguyễn Đức Bình, Phạm Minh Hạc chủ trì) thì cấu trúc nhân cách gồm các thành phần đạo đức chính trị, sự phát triển trí tuệ, sự phát triển thể chất, sự phát triển thẩm mĩ, năng lực hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra cấu trúc nhân cách bao gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lí : xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
Tóm lại, theo các quan điểm trên thì năng lực là một thành tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách, góp phần làm nên nhân cách người thầy giáo.
2. Cấu trúc nhân cách người thầy giáo
Các thành phần cốt lõi trong nhân cách của người giáo viên là phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm.
Thứ nhất : Thế giới quan khoa học, niềm tin và lí tưởng sư phạm, đạo đức cách mạng và trình độ văn hoá cao.
Thứ hai : Thái độ tích cực đối với hoạt động sư phạm, chí hướng và xu hướng sư phạm. Đây là phẩm chất nghề nghiệp thiết yếu của người giáo viên.
Thứ ba : Năng lực sư phạm.
Thứ tư : Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề sư phạm.
Bốn thành tố trên sẽ cùng với một số đặc điểm tâm lí đặc trưng của nhân cách về mặt trí tuệ, tình cảm và ý chí liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một tổng thể thống nhất, phù hợp với những yêu cầu của hoạt động sư phạm.
Nghiệp vụ sư phạm trong cấu trúc nhân cách của người thầy giáo bao gồm nghiệp vụ dạy học và giáo dục.
* Các nghiệp vụ dạy học bao gồm :
Thiết kế.
Lựa chọn tri thức.
Phân loại, phối hợp các phương pháp dạy học.
Nắm vững đối tượng.
Khả năng ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng.
Sử dụng các phương tiện dạy học.
Tổ chức, quản lí, điều khiển học sinh.
ứng xử nhanh, đúng các tình huống có vấn đề trong dạy học.
Thuyết phục học sinh.
Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
* Các nghiệp vụ giáo dục
Xây dựng kế hoạch.
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục.
Khả năng đối xử cá biệt.
Điều chỉnh hoạt động giáo dục.
Thuyết phục, cảm hoá học sinh.
Vận động, lôi cuốn, phối hợp giáo dục.
Xây dựng tập thể học sinh.
Giao tiếp, ứng xử sư phạm.
Nghiệp vụ dạy học và giáo dục thống nhất biện chứng cùng với các yếu tố khác trong nhân cách người thầy giáo.
Yêu cầu về mặt sức khoẻ : Giáo viên cần phải có sức khoẻ tốt thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.
Nhiệm vụ của hoạt động 3
Xác định các phẩm chất và năng lực của người giáo viên.
Nhiệm vụ 1 :
Giáo sinh trả lời câu hỏi : "Giáo viên tiểu học cần phải có những yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực để thực hiện có kết quả hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác ?".
Giáo sinh lấy các ví dụ về phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Nhiệm vụ 2 :
Thảo luận nhóm nhỏ về các phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học.
Nhiệm vụ 3 :
Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 3
Câu hỏi 1 : Trình bày các phẩm chất của người giáo viên.
Câu hỏi 2 : Nêu các năng lực sư phạm của người giáo viên.
Câu hỏi 3 : Phân biệt những yêu cầu về chuẩn nhân cách của người giáo viên ở các cấp học.
Câu hỏi 4 : Vì sao người giáo viên cần không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ
nghiệp vụ của mình ?
Bài tập : Tự nhận xét về nhân cách của bản thân.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu các biện pháp rèn luyện phẩm chất và năng lực của người giáo viên (60 phút).
Thông tin cho hoạt động 4
1. Giáo viên với việc nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của giáo viên là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp. Để xứng đáng là thầy giáo thì cần phải tự học và rèn luyện liên tục.
Quá trình đào tạo ở trường sư phạm mới chỉ mang lại cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng tối thiểu để dạy học và giáo dục. Muốn trở thành một thầy giáo giỏi thì phải vừa công tác vừa rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục, học tập đồng nghiệp và luôn luôn kiểm tra đánh giá bản thân nhằm không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách sư phạm.
Thế hệ trẻ ngày một khác, yêu cầu mới xuất hiện ngày càng nhiều và đòi hỏi cao, năm nay khác với năm trước, thì người giáo viên cũng phải không ngừng học tập, thay đổi bản thân cho phù hợp với yêu cầu mới.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người giáo viên :
Quá trình học tập và rèn luyện ở trường phổ thông với sự tiếp xúc, quan hệ trong môi trường nhà trường đã hình thành nên những phẩm chất và khả năng ban đầu của người sinh viên sư phạm trong tương lai.
Quá trình học tập, nghiên cứu, phấn đấu, rèn luyện theo mục tiêu và chương trình đào tạo người giáo viên ở các trường sư phạm.
+ Học các học phần chung với định hướng và làm cơ sở cho các học phần chuyên ngành sư phạm.
+ Nghiên cứu các học phần chuyên ngành sư phạm cơ bản và nâng cao.
+ Định hướng và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
+ Học tập kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên.
+ Thực hiện các học phần thực tế và thực tập sư phạm.
+ Tham gia các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động xã hội khác gắn với định hướng nghề sư phạm.
Quá trình công tác giảng dạy, giáo dục
+ Luôn luôn rút kinh nghiệm nghề nghiệp.
+ Tích cực rèn luyện hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm.
+ Tích cực tự học và tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên.
+ Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
+ Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp.
Nhiệm vụ của hoạt động 4
Xác định các biện pháp rèn luyện nhân cách người giáo viên.
Nhiệm vụ 1 :
Xem băng hình (Phần 2 Sinh hoạt tổ chuyên môn).
Sinh viên trả lời câu hỏi : "Hoạt động Sinh hoạt chuyên môn sau tiết dạy ở trên có tác dụng gì đối với người giáo viên tiểu học tương lai ?".
Đọc thông tin của hoạt động 4.
Nhiệm vụ 2 :
Thảo luận nhóm nhỏ về các biện pháp rèn luyện nhân cách của người giáo viên tiểu học.
Nhiệm vụ 3 :
ự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 4
Câu hỏi 1 : Trình bày các biện pháp rèn luyện phẩm chất của người giáo viên.
Câu hỏi 2 : Phân tích các năng lực sư phạm và cho ví dụ minh hoạ.
Câu hỏi 3 : Hướng phấn đấu của anh chị như thế nào để trở thành người giáo viên ? Bài tập 1 : Trao đổi với một giáo viên về phẩm chất và năng lực của người giáo viên. Bài tập 2 : Xây dựng kế hoạch rèn luyện của bản thân để trở thành người giáo viên.
Thông tin phản hồi cho hoạt động
Hoạt động 1
Câu hỏi 1 : Trình bày các đặc điểm của lao động sư phạm.
Mục đích của lao động sư phạm là phát triển mọi khả năng của học sinh, tái sản xuất sức lao động.
Đối tượng của lao động sư phạm là thế hệ trẻ có ý thức.
Công cụ của lao động sư phạm là tri thức, trí tuệ, tình cảm hay nói một cách khác là toàn bộ nhân cách của người giáo viên.
Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của người học đã được phát triển.
Môi trường của lao động sư phạm là các điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ cho hoạt động giáo dục và tự giáo dục của học sinh tiểu học .
Cho ví dụ minh hoạ.
Liên hệ thực tế ở trường tiểu học.
Câu hỏi 2 : Rút ra các kết luận cho việc thực hiện lao động sư phạm từ việc nghiên cứu các đặc điểm của lao động sư phạm.
Rút ra các kết luận riêng từ : mục đích, đối tượng, sản phẩm, công cụ, môi trường của lao động sư phạm. Cụ thể :
Giáo viên cần hiểu rõ học sinh về nhiều mặt.
Giáo viên cần phối hợp, thống nhất các tác động đến học sinh theo hướng tích cực.
Giáo viên cần khai thác, phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh, chuẩn bị cho họ khả năng tự giáo dục.
Giáo viên phải có năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đạo đức của người thầy.
Giáo viên không được phép tạo ra phế phẩm trong lao động sư phạm của mình.
Nêu ra những kết luận chung về nghề sư phạm nghề mang tính khoa học, tính nghệ thuật, tính nhân văn, tính sáng tạo và tính phức tạp, biện chứng.
Hướng phấn đấu của bản thân.
Câu hỏi 3 : Phân biệt những đặc thù của lao động sư phạm ở tiểu học và mẫu giáo, trung học cơ sở.
Phân biệt về mục đích, đối tượng, Sản phẩm, công cụ, môi trường của lao động sư phạm.
Cho ví dụ minh hoạ.
Nêu ra một số đề nghị cho giáo viên tiểu học.
Bài tập : Trao đổi với một giáo viên tiểu học về đặc điểm của lao động sư phạm ở tiểu học.
Chọn giáo viên trao đổi.
Liên hệ và thống nhất kế hoạch trao đổi.
Chuẩn bị câu hỏi và các phương tiện, điều kiện hỗ trợ.
Viết thu hoạch.
Hoạt động 2
Câu hỏi 1 : Trình bày vai trò của người giáo viên tiểu học.
Đào tạo, giáo dục con người mới, chuẩn bị người công dân, nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước.
Là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hoá giáo dục.
Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo được Luật giáo dục quy định là :
Nhà giáo giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Giáo viên tiểu học cần phát huy vai trò :
Người thiết kế
Tổ chức
Lãnh đạo, chỉ huy
Trọng tài, đánh giá.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010 đã nêu ra việc hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo để tạo điều kiện, động lực và phát huy hơn nữa vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục.
Câu hỏi 2 : Phân tích chức năng của người giáo viên.
Câu hỏi 3 : Người giáo viên tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào ?
Câu hỏi 4 : Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào để khuyến khích giáo viên phát huy vai trò của họ ?
Nêu một số chính sách về các trường sư phạm.
Lương của giáo viên.
Chính sách đối với giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nêu ra một số nhận xét và đề nghị.
TIỂU MÔĐUN 2 LÍ LUẬN DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Phân định rõ hệ thống kiến thức cơ bản của lí luận dạy học đại cương : bản chất, nhiệm vụ, động lực của quá trình dạy học.
– Phân tích được các đặc điểm của hoạt động dạy học ở bậc tiểu học.
– Giải thích được chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.
2. Kĩ năng
– Phân loại và sử dụng được các kĩ năng dạy học cơ bản và chuyên sâu : chuẩn bị giáo án, tổ chức quá trình dạy học, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.
– Sử dụng được các phương tiện kĩ thuật dạy học trong giảng dạy.
3. Thái độ
– Chủ động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên với phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường tiểu học.
– Biểu hiện sự say mê và thể hiện tình cảm yêu nghề dạy học.
II. Giới thiệu tiểu Môđun
Tên chủ đề | Số tiết | Trang số | |
1 | Quá trình dạy học ở tiểu học | 6 (4 / 2) | 102 |
2 | Nguyên tắc dạy học ở tiểu học | 4 (3 / 1) | 109 |
3 | Nội dung dạy học ở tiểu học | 4 (3 / 1) | 114 |
4 | Phương pháp dạy học ở tiểu học | 10 (8 / 2) | 123 |
5 | Hình thức tổ chức dạy học ở trường tiểu học | 6 (5 / 1) | 161 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò, Chức Năng Và Những Yêu Cầu Mới Đối Với Giáo Dục
- Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 11
- Vai Trò Của Nhà Giáo Trong Sự Nghiệp Giáo Dục Và Đào Tạo (Được Quy
- Các Quy Luật Cơ Bản Của Quá Trình Dạy Học Tiểu Học
- Nguyên Tắc Phát Huy Tính Chủ Động, Tính Tích Cực Và Sáng Tạo Của Học Sinh : Chủ Thể Tích Cực, Chủ Động Và Sáng Tạo.
- Định Nghĩa Về Phương Pháp Và Phương Pháp Dạy Học
Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.
III. Tài liệu và thiết bị phục vụ tiểu Môđun
1. Tài liệu học tập và tham khảo
1) Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới : chủ trương, thực hiện, đánh giá. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.
2) Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
3) Nguyễn Sinh Huy Nguyễn Hữu Dũng, Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
4) Đặng Vũ Hoạt Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
5) Nguyễn Kế Hào Nguyễn Hữu Dũng, Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
6) Roi Raja Singh, Giáo dục học cho thế kỉ XXI, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, 1994.
7) Hà Thế Ngữ Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987.
8) M.A Đanhilốp M.M Xcatkin, Lí luận dạy học của trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980.
9) B.Pêxipốp, Những cơ sở của lí luận dạy học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977.
2. Thiết bị, đồ dùng trực quan
– Phòng học đủ tiêu chuẩn.
– Máy xem băng hình, băng hình, băng tiếng.