sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì đó là tài sản chung”.
Ví dụ: Sau khi kết hôn với chị H, anh K đã bán chiếc xe máy của mình có trước khi kết hôn để thêm tiền vào xây một ngôi nhà trên mảnh đất được cha mẹ anh cho riêng anh dùng làm chỗ ở chung cho hai vợ chồng. Như vậy, anh K đã tự nguyện nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh (có được trước khi kết hôn) vào tài sản chung của vợ chồng (góp vào để xây ngôi nhà chung). Việc nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh K vào tài sản chung được coi là sự mặc nhiên vì số tiền bán được chiếc xe đã dùng vào mục đích chung của gia đình. Tuy nhiên, nếu anh K muốn nhập tài sản riêng là mảnh đất do cha mẹ anh cho riêng hoặc mua trước khi kết hôn vào tài sản chung của vợ chồng thì phải lập văn bản và làm các thủ tục pháp lý có liên quan. Việc anh dùng mảnh đất này để xây ngôi nhà chung cho vợ chồng không mặc nhiên được coi là nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Anh K muốn chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của mình thì phải xuất trình chứng cứ, nếu không chứng minh được thì tùy từng trường hợp, Tòa án có thể suy đoán đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của anh K.
Như vậy, so với các văn bản pháp luật trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một điểm mới là nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ chồng, một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối tài sản chung. Quy định tại khoản 3 điều 27 Luật HN&GĐ chỉ thiết lập một suy đoán, không khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc này đã phần nào đảm bảo được sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình và của vợ chồng.
“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng” (khoản 2 điều 27 Luật HN&GĐ). Ngoài ra,
Luật HN&GĐ còn quy định tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung được quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ, Điều 217 và Điều 219 BLDS.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định tương đối cụ thể về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản. Những tài sản mà vợ, chồng không chứng minh được là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
1.1.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng
Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, toàn bộ tài sản do vợ, chồng có được hoặc tạo ra trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 1986 được ban hành vào thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, lần đầu tiên ghi nhận vợ chồng có tài sản riêng tại Điều 16. Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định chế độ sở hữu riêng của vợ, chồng cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất khi áp dụng vào thực tế.
Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 1
- Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 2
- Một Số Nguyên Tắc Cơ Bản Định Hướng Việc Giải Quyết Tranh Chấp Về Tài Sản Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
- Ý Nghĩa Của Việc Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
- Tranh Chấp Giữa Vợ Chồng Về Các Nghĩa Vụ Tài Sản Phát Sinh Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”.
Tài sản riêng của vợ, chồng được xác lập dựa vào thời điểm tài sản đó phát sinh trước khi kết hôn; sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng và trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa vào các căn cứ sau:
- Là tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn:
Thông qua lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác, mỗi người có thể tạo ra một khối tài sản hoặc có được tài sản thông qua các giao dịch dân sự trước khi kết hôn. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ. Những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình. Vì vậy, vợ chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh trước khi kết hôn dựa trên các căn cứ được quy định từ Điều 233 đến Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu đối với thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp…
Quy định tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ chồng đã bảo vệ được quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ pháp lý bảo đảm tài sản riêng của vợ chồng khi giải quyết tranh chấp trên thực tế; đồng thời phù hợp với quy định quyền sở hữu riêng của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
- Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Những tài sản này không do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mà được định đoạt bởi ý chí của chủ sở hữu. Việc pháp luật quy định những tài sản này thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về việc chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thường do những người thân thuộc, bạn bè của mỗi bên cho vợ, chồng được hưởng giá trị tài sản đó. Đó có thể là những tài sản do cha, mẹ cho riêng con trong
ngày cưới, cha mẹ một bên khi chết để lại di chúc cho con mình là người vợ, chồng được hưởng … Những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997 thì “đồ dùng là vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, hoạt động hằng ngày”; còn “tư trang là các thứ quý giá đi theo người của một cá nhân”.
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người đều cần có những đồ dùng phù hợp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công việc chuyên môn của mình. Ví dụ như quần áo, giày dép, sách vở phục vụ cho việc học tập … Vì vậy, pháp luật quy định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống. Đây là một trong những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với các luật trước đó. Quy định này là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống bởi mọi cá nhân đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc thường ngày của bản thân. Vì vậy, quy định này đảm bảo được quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng.
Tuy nhiên, từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực cho đến nay vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích và hướng dẫn cụ thể trường hợp này. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao, những đồ dùng, tư trang cá nhân cũng rất phong phú và có giá trị. Việc xem xét những trường hợp này gặp những khó khăn nhất định và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để việc giải quyết được thống nhất, đáp ứng quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
- Những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Xuất phát từ thực tế cuộc sống, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung. Theo đó, điều 30 Luật HN&GĐ quy định “trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy, phần tài sản chung đã được chia riêng cho mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của người đó. Những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản riêng được chia là tài sản riêng của vợ, chồng. “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” [29].
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ tài sản riêng của vợ, chồng còn có những tài sản mà vợ, chồng có được khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
1.1.3. Xác định các nghĩa vụ tài sản chung, nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống chung, bên cạnh việc tạo lập tài sản nhằm đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt của gia đình; vợ, chồng còn phát sinh các nghĩa vụ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Việc xác định các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng và quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch với vợ chồng.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác”. Tại Điều 280 BLDS quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá,
thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác”.
Nghĩa vụ về tài sản là một trong những nghĩa vụ dân sự mà đối tượng thực hiện nghĩa vụ là tài sản và bên có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc giấy tờ có giá cho bên có quyền. Xem xét về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn là việc xem xét về các giao dịch dân sự mà vợ chồng đã ký kết với người khác cũng như các khoản nợ mà vợ chồng có nghĩa vụ thanh toán cho bên có quyền trong thời hạn do các bên thỏa thuận. Vì vậy, việc xác định nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ chung của vợ chồng và nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng là một trong những vấn đề cần được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng. Các nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng có thể phát sinh từ giao dịch dân sự mà vợ chồng ký kết trong thời kỳ hôn nhân. Các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng có thể là nghĩa vụ riêng hoặc nghĩa vụ chung.
* Căn cứ xác định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được xác định trên những căn cứ sau:
- Giao dịch có sự thỏa thuận của vợ chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận thực hiện giao dịch. Sự thỏa thuận thể hiện ở việc cả hai vợ chồng cùng xác lập, thực hiện giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 28 Luật HN&GĐ thì nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng là những nghĩa vụ sau: thực hiện mục đích chung, phục vụ cho lợi ích chung của gia đình; đáp ứng các nhiệm vụ chung của vợ chồng và phục vụ hoạt động kinh doanh chung của vợ chồng.
Những nghĩa vụ này được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng khi có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của vợ chồng. Sự thỏa thuận ý chí của vợ chồng còn bao hàm cả trường hợp một bên vợ hoặc chồng ủy quyền cho bên kia thực hiện giao dịch theo quy định tại Điều 24 Luật HN&GĐ.
- Giao dịch phát sinh từ trách nhiệm liên đới của vợ chồng.
Khi không có sự thỏa thuận ý chí của vợ chồng nhưng vẫn phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng đối với trường hợp quy định tại Điều 25 Luật HN&GĐ: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.
Giao dịch hợp pháp là những giao dịch đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 122 BLDS. Nghĩa là người tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự nguyện tham gia giao dịch, đặc biệt mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm các điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Nhu cầu thiết yếu của gia đình là những nhu cầu có tính chất thường xuyên như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, việc học hành của con trẻ... Ngoài ra, những nhu cầu có tính chất cấp thời, cấp bách như việc sửa chữa nhà do bão, lũ, hỏa hoạn, chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình … cũng được xem là những nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Tuy nhiên, lợi ích của gia đình phải luôn được đặt trong lợi ích của cộng đồng và xã hội. Điều đó có nghĩa là giao dịch của vợ, chồng được xác định vì lợi ích chung của gia đình, trước hết giao dịch đó phải được thực hiện phù hợp với pháp luật và phù hợp với cách ứng xử giữa người với người trong quan hệ xã hội.
Thông thường, đối với những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày trong gia đình, pháp luật không bắt buộc cả vợ và chồng cùng xác lập giao dịch hoặc khi giao dịch phải hỏi ý kiến người kia. Tuy nhiên, do mục đích giao dịch là để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình, nghĩa là cả gia đình đều thụ hưởng từ giao dịch đó, nên cả vợ và
chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc tiếp tục thực hiện giao dịch, vì đó là trách nhiệm chung của vợ và chồng. Nghĩa vụ liên đới được hiểu là vợ chồng phải cùng nhau thực hiện. Đối với các hợp đồng mà một bên ký kết với người khác thì cả hai vợ chồng phải tạo điều kiện cho hợp đồng được thực hiện. Ví dụ: người vợ viết giấy vay của ông A số tiền 1.000.000đ để nộp tiền học cho con. Trường hợp này, người vợ vay tiền nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình là lo cho con cái trong việc học hành nên cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm trả nợ cho ông A. Trách nhiệm liên đới phát sinh đòi hỏi nghĩa vụ tài sản phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Nếu tài sản chung không đủ thì vợ, chồng có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng.
“Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ). Nếu xác định được các khoản nợ đang có tranh chấp là nợ chung của vợ chồng thì cả hai vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới trả nợ. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng. Nếu một bên có tài sản riêng thì có thể thanh toán bằng tài sản riêng trong trường hợp tài sản chung không đủ.
* Căn cứ xác định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng
“Các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” (điều 6 BLTTDS). Do đó, khi tranh chấp xảy ra, Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp hoặc thu thập dựa vào mục đích của người thực hiện hành vi và sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc làm phát sinh nghĩa vụ tài sản để xác định nghĩa vụ về tài sản là nghĩa vụ chung hay riêng của vợ, chồng.
Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được hiểu là các nghĩa vụ phát sinh không vì lợi ích của gia đình; nghĩa vụ của một bên vợ hoặc chồng thực