Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 2

muốn giải quyết phần nào những vướng mắc trên nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam.‌

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế độ tài sản của vợ chồng và việc giải quyết tranh chấp về tài sản trong các vụ án hôn nhân gia đình đã được một số nhà khoa học nghiên cứu, đề cập đến như sách chuyên khảo “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Cừ; sách chuyên khảo “Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng” của TS Phùng Trung Tập... Đồng thời, cũng có một số luận văn cao học đã và đang nghiên cứu về vấn đề tài sản của vợ chồng như: Nguyễn Thị Thanh Xuân “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn”, Nguyễn Thị Hạnh “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”. Vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã được đề cập, nghiên cứu khá nhiều ở những mức độ khác nhau, song việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thì chưa có công trình nào và đây là công trình đầu tiên, do đó không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và cơ sở áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại địa phương thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, tìm hiểu những điểm bất cập, vướng mắc, một số quan điểm áp dụng pháp luật chưa thống nhất, đề xuất

một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn.‌‌

Để đạt được các mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án.

- Thứ hai, nghiên cứu các căn cứ pháp lý xác định tài sản tranh chấp khi ly hôn và các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

- Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật khi xét xử tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam qua một số vụ án cụ thể, từ đó tìm hiểu các vướng mắc, bất cập còn tồn tại và đề xuất hướng hoàn thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản khác có liên quan.

Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 2

- Các bản án, quyết định đã được xét xử tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn từ năm 2001 đến nay (từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, thống kê … đánh giá thực tiễn xét xử qua các bản án cụ thể tại TAND huyện Điện Bàn.

6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối khoa học, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ 2000 qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài còn tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại địa phương, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả xét xử của TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại TAND huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn xét xử và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Chương 1‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN


1.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 là hình thức chế độ cộng đồng tạo sản, theo đó, tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, vợ chồng còn có quyền có tài sản riêng. Việc quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng và xác định tài sản chung, tài sản riêng của một bên vợ, chồng là căn cứ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong gia đình, đồng thời là cơ sở giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

1.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để cuộc sống chung của vợ chồng được tồn tại là việc tạo lập tài sản để nuôi sống gia đình. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng được các nhà làm luật quan tâm và quy định tương đối đầy đủ, cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo việc áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi hơn so với Luật HN&GĐ năm 1986.

Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản

chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.

Như vậy, căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng dựa trên hai cơ sở là “thời kỳ hôn nhân” và “nguồn gốc tài sản”. “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (khoản 7 điều 8 Luật HN&GĐ 2000). Việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được tạo thành từ các nguồn gốc sau:

- Những tài sản do vợ chồng tạo ra:

Hành vi tạo ra tài sản là một trong những chức năng chính để nuôi sống gia đình. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sức trong việc tạo lập tài sản để duy trì cuộc sống và đảm bảo cho gia đình tồn tại. Hành vi tạo ra tài sản là việc vợ chồng tạo ra tài sản bằng chính sức lao động của mình dựa trên công việc, chuyên môn của mình. Vợ chồng có thể trực tiếp tạo ra tài sản như gieo mạ lấy thóc, nuôi cá, đóng giường, tủ … hoặc thông qua các hợp đồng cụ thể với người khác như mua nhà, xe… nhằm đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình.

Những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật nước ta dưới chế độ cũ cũng quy định những tài sản do vợ chồng “tạo mãi” trong thời gian hôn thú sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng.

- Các thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó. Thu nhập hợp pháp của vợ chồng là việc hưởng thành quả lao động

do tham gia lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tính chất nghề nghiệp, công việc, chuyên môn mà vợ chồng thực hiện. Tài sản chung từ thu nhập hợp pháp của vợ chồng thường là tiền lương, tiền công lao động, tài sản thu được qua hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi…, lợi nhuận thu được thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng sổ xố mà vợ, chồng có được hoặc những tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu (Điều 239); đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240); đối với vật do người khác đánh rơi, bị bỏ quên (Điều 241); đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc (Điều 242, 243); đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244) … trong thời kỳ hôn nhân [32]. Đặc điểm của loại tài sản này là không có yếu tố đền bù khi xác lập quyền sở hữu và không do vợ chồng trực tiếp quản lý trước khi xác lập sở hữu.

- Những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung

Việc xác lập loại tài sản này phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu hoặc do pháp luật quy định về thừa kế. Khi xác lập hợp đồng tặng cho chung hoặc di chúc để lại tài sản chung cho vợ chồng, chủ sở hữu không có sự phân biệt kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Nếu có sự xác định tỷ lệ tài sản cho mỗi bên vợ, chồng thì phần tài sản đó sẽ thuộc tài sản riêng của mỗi bên theo tỷ lệ được thừa kế, tặng cho. Trong trường hợp người tặng cho vợ chồng tài sản hoặc để lại tài sản theo di chúc cho vợ chồng mà định đoạt trước phần quyền sở hữu của mỗi bên vợ chồng đối với khối tài sản đó thì khối tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng, nhưng là tài sản chung theo phần.

Trường hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung hai vợ chồng nhưng lại xác

định kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng hoặc vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, hai bên vợ chồng được hưởng theo suất bằng nhau thì về nguyên tắc, phần tài sản mà mỗi bên được hưởng là tài sản riêng và chỉ thuộc tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

“Trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản được thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng” [10, tr.157].

- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Nghị định 70/CP quy định:

+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất này có thể là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng.

+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng.

+ Đối với quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung thì được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ.

+ Trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba thì quyền nhận thế chấp đất cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn do

được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc thừa kế chung từ người khác thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

- Những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng.

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững thì việc phát triển kinh tế, tạo lập tài sản của vợ chồng được các bên chú trọng. Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng, việc xác định rạch ròi tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mỗi bên ít được quan tâm, coi trọng. Vợ chồng thường có xu hướng sử dụng các tài sản có được vào mục đích chung của gia đình, giới hạn giữa tài sản chung và riêng không có sự phân biệt rõ ràng. Các bên thường có xu hướng nhập phần tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo đời sống của gia đình. Pháp luật ghi nhận việc thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của mỗi đương sự, giữa vợ và chồng có thể thỏa thuận tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng và tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể mặc nhiên hoặc được thỏa thuận bằng văn bản.

Một khi vợ chồng có mâu thuẫn về tình cảm thì yếu tố tài sản cũng được các bên đem ra so đo, tính toán với nhau. Do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản mà việc xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng và đâu là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng gặp nhiều khó khăn. Có trường hợp tài sản riêng của một bên được sử dụng nhằm đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng, giữa tài sản chung và tài sản riêng có sự chuyển hóa, trộn lẫn với nhau dẫn đến khó xác định chính xác. Vì vậy, Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ đã dự liệu: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí