khu giải trí cho cán bộ công nhân trong công ty hoặc tổ chức các đợt đi nghỉ mát... tức là phải chú ý tới lợi ích của người lao động.
Tạo ra đội ngũ cán bộ tổ chức giỏi, nâng cao tay nghề công nhân
viên.
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kho tàng và công tác bảo quản hàng hoá.
Vai trò của kho đối với sản xuất kinh doanh thể hiện ở chỗ:
Kho là nơi thực hiện các kế hoạch nhập, xuất vật tư hàng hoá.
hoạch dự
trữ
vật tư
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên - 1
- Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên - 2
- Thực Trạng Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Tnhh Thành Tuyên
- Tổng Hợp Tình Hình Nguồn Vốn Qua 3 Năm 2011, 2012, 2013
- Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Đánh Giá Tinh Hình Tiêu Thụ Của Công Ty Bảng 2.11: Chỉ Tiêu Cơ Bản Đánh Giá Tình Hình Tiêu Thụ Công Ty
- Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên - 6
Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.
hàng hoá, kế
hoá..
Kho là nơi bảo quản, bảo vệ tốt số lượng và chất lượng vật tư hàng
Kho là nơi thực hiện việc điều hoà vật tư, góp phần thực hiện cân
đối cung cầu.
Do vậy, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở kho bãi hiện tại
của Công ty sẽ giúp Công ty giảm được chi phí kinh doanh, hạ giá thành
sản phẩm, bảo quản tốt hàng hoá tránh hư hỏng. Hiện nay Công ty đang tiến hành tổ chức lại mạng lưới kho hàng để kho thông thoáng hơn, giúp cho việc sắp xếp hàng hoá khoa học, tránh được ẩm, giữ được chất lượng sản phẩm.
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thành Tuyên
3.3.1. Điều kiện về
xây dựng hoàn thiện hệ
thống pháp luật, chính
sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất kinh doanh.
Một điều hiển nhiên là các doanh nghiệp không thể sản xuất kinh
doanh có hiệu quả nếu không có một môi trường kinh doanh công bằng và thuận lợi. Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố trong đó hệ thống
pháp luật và chính sách của nhà nước là quan trọng nhất.
Nghị
quyết 8 Ban chấp hành Trung
ương khoá VII đã coi việc cải
cách kinh tế
là nhiệm vụ
quan trọng đặc biệt. Đó là một yêu cầu khách
quan của việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật và các chính sách
của nhà nước đang dần được hoàn chỉnh, đặc biệt là luật đầu tư nước
ngoài vào Việt nam cũng đang được sửa đổi nhiều lần để phù hợp với tình hình hiện nay và kích thích được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Điều đó là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của Công ty. Tuy vậy,
nhìn chung các chính sách của Việt nam hiện nay vẫn còn thiếu sự đồng
bộ, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài vẫn có sự phân biệt đối xử. Do vậy, nhà nước cần có sự điều chỉnh lại cho phù hợp nhằm tạo ra sự cạnh tranh thực sự công bằng giữa các doanh nghiệp.
3.3.2. Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ.
Để có thể phát triển sản xuất nhằm cỉa tiến cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần có sự thay đổi về công nghệ sao cho phù hợp với trình độ và sự phát triển chung của thế giới. Chỉ có áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại Công ty mới có thể đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm và có chỗ đứng ổn định trên thị trường.
Với sự quan tâm thoả đáng trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, hiện
nay Công ty có khả trong và ngoài Tỉnh.
năng mở
rộng và vươn xa hơn trong kinh doanh cả
3.3.3. Điều kiện về cán bộ, công nhân kỹ thuật.
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố nêu trên.
các biện pháp đó có phát huy được tác dụng hay không là phụ thuộc rất lớn vào trình độ những cán bộ kỹ sư, công nhân, cán bộ quản lý đang công tác tại Công ty. Do vậy, công tác đào tạo phải luôn được lãnh đạo Công ty quan
tâm giải quyết. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong công ty phải
được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó Công ty nên cử một số cán bộ
trẻ
có năng lực sang học tập tại nước ngoài để
tiếp thu kinh nghiệm về
phục vụ cho Công ty.
3.3.4. Điều kiện về vốn.
Để sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và nhu cầu thay
đổi thiết bị
máy móc hiện đại, Công ty cần có đủ
vốn. Nó là nguồn lực
quan trọng để phát huy tài năng lãnh đạo của doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện các chính sách và chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết các quá trình và quan hệ kinh tế. Vốn kinh doanh của Công ty là yếu tố về giá trị. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bảo toàn vốn và
tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Do vậy, trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải có tích luỹ nội bộ. Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì đó là hiện
tượng mất vốn. Sự thiệt hại dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản; tức là vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả hoặc vốn không được đầu tư đúng lúc, đúng chỗ hoặc sự quản lý yếu kém của Ban lãnh đạo Công ty.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong cơ
chế
thị
trường. Chỉ
khi nào công tác này được thực hiện tốt thì doanh
nghiệp mới có thể thực hiện được các mục tiêu của mình đề ra. Kết quả của công tác tiêu thụ sẽ phản ánh được những nỗ lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng tới tất cả các mặt khác trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sẽ đảm bảo cho
doanh nghiệp có lợi nhuận để từ đó tích luỹ và tiến hành tái sản xuất mở rộng.
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, công ty TNHH Thành Tuyên đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong nền kinh
tế thị trường. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng lên trong những năm
qua. Nhưng tỷ lệ lợi nhuận và mức doanh thu trên một đồng vốn vẫn
còn thấp, công ty vẫn gặp không ít khó khăn và còn tồn tại nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ. Đây không chỉ là vấn đề của riêng công ty TNHH Thành Tuyên mà còn là vấn đề chung của đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đòi hỏi cần phải được khắc phục và có những biện pháp để giải quyết. Những phương hướng và giải pháp
được đề
xuất trong báo cáo này xuất phát từ
sự phân tích hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên. Với mong muốn
phần nào giúp công ty tháo gỡ được những khó khăn của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác tiêu thụ sản phẩm, trong tương lai, công ty cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này theo hướng có hệ thống, có hoạch định và chiến lược cụ thể.
Vì thời gian và trình độ có hạn, do đó bài viết chỉ có thể đề cập đến một số ý kiến trên, có thể chỉ mang tính lý thuyết và không trách khỏi thiếu sót em mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn trong khoa .
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Lê Thị Hồng người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết bài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chiến lược và sách lược kinh doanh NXB Thống Kê.
Giáo trình Quản trị hoạt động thương mại NXB Giáo dục – 1996
Quản trị Marketing NXB Thống Kê
Giáo trình Thương mại doanh nghiệp NXB Thống Kê – 1998
Tài liệu nguồn từ
các phòng: Hành chính nhân sự, Kế
toán, Kinh
doanh của công ty TNHH Thành Tuyên
Website: http://diachivang.com/ctytnhhthanhtuyen
Website: tailieu.vn