Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BTTN: Bảo tồn thiên nhiên

BT: Bảo tồn

CBVC: Cán bộ viên chức

LĐHĐ: Lao động hợp đồng

DL: Du lịch

DLST: Du lịch sinh thái

DLST&GDMT: Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TNHHMTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên WTP: ức sẵn lòng chi trả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

VQG: Vườn quốc gia

UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 2

UBND: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp một số khái niệm về DLST 24

Bảng 2.1. Những điểm khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng...54 Bảng 2.2. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra khách 57

Bảng 2.2. Nội dung, câu hỏi nghiên cứu và các khoản mục điều tra HGD 59

Bảng 3.1. ột số chỉ tiêu về đa dạng sinh học tại các VQG 66

Bảng 3.2: Cơ cấu các nguồn thu từ khách du lịch năm 2009 74

Bảng 3. : Cơ cấu các nguồn kinh phí thường xuyên giai đoạn 2006-2009 của các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT 75

Bảng .4: Trình độ đội ngũ lao động VQG Cúc Phương năm 2011............... Bảng 3.5: Số lượng phòng nghỉ ở Trung tâm DLST&GDMT 90

Bảng 3.6: Đánh giá của khách du lịch du lịch VQG Cúc Phương 96

Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến người dân về ảnh hưởng của du lịch 99

Bảng 3.8: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch 102

Bảng 4.1: ức sẵn lòng trả thêm phí vào của VQG Cúc Phương 124

CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu du khách đến VQG Cúc Phương 94

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu độ tuổi của du khách………………....………...............9

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp của du khách 95

CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quản lý các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT 68

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quản lý các VQG trực thuộc các tỉnh 69

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức của các VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT 72

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức của các VQG trực thuộc các Tỉnh 72

Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức của VQG Cúc Phương 86

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu đồng quản lý tài nguyên rừng VQG 110

Sơ đồ 4.2: Mô hình phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG 114

Sơ đồ 4.3: Đề xuất mô hình tổ chức VQG – Phương án 1……………....…11 Sơ đồ 4.4: Đề xuất mô hình tổ chức VQG – phương án 2 119


CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch 16

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 52

Hình 4.1: Đường cầu WTP của khách đến VQG Cúc Phương 122


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới và thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý của các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những người có nhu cầu về vãn cảnh, khám phá thiên nhiên và tìm hiểu sự đa dạng hệ sinh thái, động thực vật cũng như tính độc đáo, đặc thù của văn hóa bản địa gắn liền với tài nguyên du lịch đó. Sự phát triển của DLST một mặt mang lại việc làm, thu nhập và lợi nhuận cho địa phương và quốc gia nhất là ở những vùng hẻo lánh, xa xôi, vùng nông thôn - nơi có những khu bảo tồn, phong cảnh thiên nhiên đẹp và nét văn hóa địa phương đặc thù; mặt khác vẫn bảo vệ được môi trường tự nhiên, sự đa dạng sinh học và văn hóa địa phương. Hơn thế, DLST góp phần quan trọng trong việc phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và các hoạt động giải trí. Vì thế, ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, DLST đã trở thành một loại hình kinh doanh có hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, bằng việc làm giảm sức ép đến sự khai thác nguồn tài nguyên cho nhu cầu dịch vụ du lịch của khách du lịch và dân cư địa phương.

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Ngày nay, DLST càng được quan tâm của các cấp, các ngành trong bối cảnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và càng trở nên quan trọng hơn khi du lịch trở thành chiến lược của quốc gia và được nhiều người biết đến.

Các Vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên khu (BTTN) là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động - thực vật đặc hữu, quý hiếm và có khả năng hấp dẫn du khách. Các cộng đồng dân cư địa phương sinh sống trong khu vực các VQG đều có những giá trị văn hóa bản địa độc đáo và mang những đặc sắc riêng đây là những thuận lợi cho việc phát triển loại hình DLST. Việt Nam có 0 VQG nằm rải rác trên phạm vi toàn quốc, trong đó 6 VQG trực thuộc Bộ


NN&PTNT quản lý và 24 VQG thuộc các tỉnh quản lý, với nhiều giá trị tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Đồng thời, phần lớn các VQG có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch đặc thù cho khách du lịch. Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại nguồn kinh phí cho VQG cũng như góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương, quảng bá các giá trị văn hóa bản địa tạo điều kiện duy trì và bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa; Các VQG cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trị khác. Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý các VQG.

Các VQG hiện nay được coi là một loại rừng và được quản lý theo quy chế của rừng đặc dụng chứ chưa được quan tâm đến khía cạnh là một loại tài nguyên du lịch. Hơn thế nữa, do các VQG hiện tại đang được quản lý nhằm mục tiêu chính là bảo tồn đa dạng sinh học nên đã hạn chế sự phát triển DLST, hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương trong việc khai thác tài nguyên DLST. ối quan hệ giữa Ban quản lý VQG (cơ quan chức năng được giao quản lý rừng) với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch chưa được thống nhất và chặt chẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch này. Do đó việc quản lý các VQG theo hướng là một loại tài nguyên rừng đơn thuần với chức năng bảo tồn sự đa dạng sinh học hay coi đây là một tài nguyên du lịch với chức năng kép là vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa khai thác DLST tạo thu nhập là một vấn đề cần phải làm rõ.

Các VQG có một giá trị về tài nguyên DLST rất lớn, nếu không khai thác thì đã bỏ phí nhưng nếu khai thác không hợp lý thì sẽ hủy hoại nguồn tài nguyên do đó cần phải có các mô hình, giải pháp quản lý và khai thác hợp lý làm sao khai thác được tối đa các giá trị kinh tế của tài nguyên đồng thời không tác động xấu tới các giá trị về sinh thái của nguồn tài nguyên này.


Từ kinh nghiệm quản lý VQG của một số nước trên thế giới cho thấy việc khai thác tài nguyên tại các VQG để phát triển DLST hợp lý đã đảm bảo được cả 2 mục tiêu là (i) Bảo tồn hệ sinh thái bền vững về môi trường và (ii) tạo thêm kinh phí hoạt động cho VQG, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo bền vững về kinh tế và xã hội.

Với 0 VQG Việt Nam nằm rải rác trên toàn quốc, do đó việc nghiên cứu tất cả các VQG là rất khó thực hiện. Hơn nữa, các VQG hiện tại đều được coi là Ban quản lý rừng đặc dụng và được điều chỉnh bằng những văn bản quy phạm pháp luật chung có liên quan; Chức năng, nhiệm vụ vủa các VQG hiện nay đều giống nhau; Các VQG chỉ khác nhau về độ dạng sinh học và quy mô diện tích. Từ những lý do trên cho thấy, có thể lựa chọn 1 điểm nghiên cứu để minh chứng cho các VQG còn tổng thể các VQG khác của Việt Nam được nghiên cứu dựa trên các tài liệu thứ cấp và việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. VQG Cúc Phương có thể nói là VQG đặc trưng cho các VQG tại Việt Nam và được chọn làm nghiên cứu điểm bởi: VQG Cúc Phương là VQG được thành lập đầu tiên tại Việt Nam; VQG Cúc Phương có diện tích tương đối lớn, nằm trên diện tích của tỉnh là Hòa Bình – Ninh Bình và Thanh Hóa với những giá trị về đa dạng sinh học điển hình, có nguồn tài nguyên DLST phong phú; VQG Cúc Phương đã có nghiên cứu và bắt đầu kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên VQG rất sớm; Số lượng khách du lịch đến VQG tương đối đông; VQG Cúc Phương nằm ở miền bắc nên thuận lợi và phù hợp với điều kiện nghiên cứu.

Từ thực tế nói trên, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)” là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Góp phần phát triển cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và quản lý DLST. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương nhằm đề xuất các giải pháp quản lý và các phương án khai thác DLST ở VQG Cúc Phương và các VQG Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.


3. Nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở hệ thống hóa để góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các VQG.

- Xác định được mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển bền vững cho các VQG,

- Đánh giá được thực trạng cơ chế và mô hình quản lý các VQG ở Việt Nam,

- Đánh giá được hiện trạng quản lý và khai thác DLST tại VQG Cúc Phương.

- Đề xuất được các giải pháp quản lý và các phương án khai thác DLST tại VQG Cúc Phương và các VQG ở VN định hướng giai đoạn 2010 – 2020.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu của luận án thì câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời là:

1. Giải pháp quản lý nào cho phép phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại các VQG của Việt Nam?

Để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi cần có sự tham gia của các bên liên quan trong việc quản lý và khai thác tài nguyên DLST do vậy để trả lời câu hỏi này, những vấn đề sau đây cần được tìm hiểu và nghiên cứu:

1.a. Những yếu tố nào thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào sự phát triển DLST tại các VQG?

1.b. Những yếu tố nào cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào sự phát triển DLST tại các VQG?

1.c. Những yếu tố nào thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch vào sự phát triển DLST tại các VQG?

1.d. Những yếu tố nào cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch vào sự phát triển DLST tại các VQG?

2. Vai trò cũng như việc tổ chức và cơ chế hoạt động cho Ban quản lý các VQG (Cơ quan chức năng được giao quản lý các khu rừng đặc dụng – nguồn tài nguyên DLST) như thế nào là hợp lý để vừa quản lý được tài nguyên rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học vừa khai thác được hiệu quả về DLST?


2.a. Các VQG ở Việt Nam hiện nay nên có sứ mệnh và tầm nhìn như thế nào? Để thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn đó thì việc quản lý nhà nước nên được tổ chức thế nào?

2.b. Hoạt động du lịch tại VQG như thế nào?

2.c. Thị trường khách du lịch của các VQG là ở đâu? Đối tượng khách du lịch chính của các VQG là ai?

2.d. Các tác động của khách du lịch đến phát triển bền vững của các VQG như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Du lịch và phát triển bền vững, du lịch sinh thái.

- Công tác quản lý các VQG hiện tại ở Việt Nam nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng.

- Hoạt động khai thác du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: nghiên cứu công tác quản lý VQG và hoạt động khai thác du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương 2006 - 2011

- Về không gian: tại VQG Cúc Phương và một số VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT.

5. Tổng quan nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

5.1. Tổng quan nghiên cứu

Trong thời gian thực hiện, luận án đã tiếp cận và tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước. Một số tác giả và công trình nghiên cứu cụ thể là:

5.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước

Yi-fong, Chen (2012)[66] trong “Du lịch sinh thái bản địa và phát triển xã hội ở vườn quốc gia Taroko và cộng đồng người San-Chan, Đài Loan” đã tìm hiểu tác động về mặt văn hóa xã hội của hoạt động du lịch mới được xây dựng tới bảo tồn văn hóa, xã hội và sinh thái. Tác giả đã kết luận rằng các nhóm khác nhau sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023