Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 12

xuất dệt may nhỏ lẻ, là vệ tinh cho các công ty may mặc lớn. Cụ thể, như người viết đã trình bày ở chương II, hiện nay hệ thống máy móc trang thiết bị ở các làng nghề truyền thống đang rất lạc hậu, kém hiệu quả, trong khi các hộ sản xuất thủ công ở đây không đủ điều kiện nhập khẩu máy móc tốt năng suất lao động cao nhưng giá thành cũng rất đắt đỏ từ nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu sản xuất máy móc cho các đối tượng tiêu thụ này.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu rộng rãi đơn vị mình với các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tích cực tham gia vào trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, luôn lấy chất lượng và giao hàng đúng hạn làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong ngành và trong lĩnh vực dệt may.

5)Phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cũng nên tạo ra mối liên kết trong ngành, cụ thể, cùng hợp tác phát triển một số lĩnh vực trong ngành. Đặc biệt các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nên có sự liên kết, hỗ trợ nhau cùng tham gia cung ứng sản phẩm cho một đơn hàng lớn, không nên giành giật đơn hàng về doanh nghiệp mình bằng việc hạ thấp giá sản phẩm, vừa gây bất lợi cho doanh nghiệp, vừa gây bất lợi cho toàn ngành.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề với các hộ gia đình sản xuất thủ công, các doanh nghiệp nên liên kết, hợp tác với các cơ sở sản xuất này để có thể giải quyết các lô hàng lớn, kịp tiến độ giao hàng. Như vậy, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có thể trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trong ngành.

6)Nâng cao quản lý doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có một đội ngũ quản trị giỏi với phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hợp lý. Đặc biệt đội ngũ quản lý, nhất là các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước cần có một tinh thần kinh doanh mạnh mẽ trước các khó khăn, thay đổi của thị trường, không nên xem

công việc hiện thời chỉ là vị trí công tác tạm thời trước khi luân chuyển sang vị trí công tác khác hoặc về hưu. Như vậy, đối với đội ngũ quản lý, các doanh nghiệp cần giao quyền lợi và trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể cho họ. Có các chính sách thưởng phạt đúng đắn, kịp thời.

Đối với biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, khi xoá bỏ hạn ngạch, có thể các nước sẽ bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng các biện pháp tinh vi hơn như các qui định khắt khe về môi trường, lao động. Do đó, các doanh nghiệp không những áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9000 mà cần áp dụng cả ISO14000 và SA8000 để sản phẩm của doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đứng vũng và phát triển trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng một mạng lưới thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý doanh nghiệp.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, đang trong giai đoạn tạo dựng hình hài nhưng lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế là ngành dệt may Việt Nam. Có thể nói, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may có vai trò tạo lực đẩy để ngành công nghiệp dệt may có thể phát triển nhanh, phát triển mạnh và phát triển bền vững. Trong những năm qua, vì các điều kiện khách quan và chủ quan mà Việt Nam hầu như chưa có ngành công nghiệp dệt may, điều này đã gây ra một tác động hết sức sâu sắc đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy ngành dệt may đã không ngừng lớn mạnh, luôn thuộc nhóm 2 ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nhưng đây cũng là một trong những ngành có thế đứng “chông chênh” nhất khi kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là từ gia công (chiếm 70-80% kim ngạch xuất khẩu) và phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (80- 90%). Do đó, tìm kiếm các giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn hiện nay, bởi đây cũng chính là chìa khoá để ngành dệt may có thể cất cánh trong tương lai không xa.

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 12

Trong khoá luận này, để giải quyết vấn đề về giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may em đã đưa ra 02 nhóm giải pháp cụ thể với hai chủ thể chính là Chính phủ và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Đó là các giải pháp về các yếu tố đầu vào; yếu tố cạnh tranh, thị trường; về liên kết hoá sản xuất, về nhân lực… Chính phủ cũng như các doanh nghiệp không nên đầu tư tràn lan mà đầu tư vào các dự án có trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.

Phát triển thành công và bền vững ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là yếu tố chủ chốt để củng cố và thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Với chiến lược và định hướng phát triển đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, với nỗ lực không bền bỉ của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may Việt Nam, việc đề xuất và thực hiện tốt các giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam sẽ góp phần tạo dựng một ngành công nghiệp phụ trợ vững mạnh, là lực đẩy cho ngành công nghiệp dệt may cất cánh.

Để hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này, em đã nỗ lực hết mình để tìm tòi, nghiên cứu, đào sâu suy ngẫm vấn đề được đặt ra trong khoá luận. Em hy vọng, khoá luận là một đóng góp thiết thực về mặt nghiên cứu đối với việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các độc giả để em có thể hoàn thiện hơn nữa nghiên cứu của mình trong tương lai


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức (2006), Những chỉ tiêu đánh giá hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, Viện những vấn đề phát triển (VIDS).

2. TS.Đinh Phi Hồ (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê.

3. ThS.Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí công nghiệp kỳ 1, tháng 8/2007.

4. Kyoshiro Ichikawa (2004), Xây dựng và tăng cường công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, Cục xúc tiến ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội.

5. TS.Nguyễn Công Liêm, Nguyễn Mạnh Hà, Đi tìm lời giải cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong kỳ chiến lược tới, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tê - xã hội, Số 19 (7.2007).

6. Trương Thanh Long (2006), Phát triển nguyên liệu dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường đại học ngoại thương Hà Nội.

7. Trường Đại học ngoại thương, GS,TS.Bùi Xuân Lưu-PGS,TS.Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

8. Nguyên Minh (2004), Bỏ hạn ngạch cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, Báo Người Lao Động, 6/12/2004.

9. Hồ Nga (2007), Kêu gọi đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí công nghiệp kỳ 1, tháng 1/2007.

10.Niên giám Tổng cục Thống kê 2000,2001,2002,2003,2004,2005,2006. 11.Từ Nguyên (2007), Dệt may qua mặt dầu khí, Thời báo Kinh tế, số

tháng 9/2007.

12.PGS.TS.Đặng Văn Phan, PGS.TS.Nguyễn Kim Hồng (2006) Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nhà xuất bản Giáo dục.

13.Nguyễn Văn Tạo (2005), Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế, Đại học thương mại, Hà Nội.

14.Bộ giáo dục và đào tạo, Viện Đại học mở Hà Nội, GS.Tôn Tích Thạch (1994), Kinh tế phát triển, Hà Nội.

15.Phương Thảo (2007), Làm gì để phát triển ngành bông Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp số 1, tháng 4/2007.

16.Thomas L.Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây ôliu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

17.Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, Hà Nội.

18.Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4năm 2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiên lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Trọng (2007), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngang tầm chiến lược, Tạp chí Công nghiệp số 1, tháng 4/2007.

20.Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia (2007), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, Tuần tin Kinh tế-Xã hội,số 2 ngày 8/3/2007

21.Nguyễn Thanh Vân (2005), Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường dệt may Việt Nam đến năm 2010, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

22.Bùi Thị Hải Yến (2006), Giáo trình Địa lý kinh tế- xã hội thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục.

23.www.agtex.com.vn, Dệt may hậu WTO nâng đẳng cấp và thương hiệu, (30/6/2006).

HTTP://WWW.AGTEX.COM.VN/VN/NEWS.PHP?ID_GROUP=54&I D=146&PAGENUM=11

24.www.cpv.org.vn, Tìm hiểu mô hình công nghiệp hoá mới của Trung Quốc.

25.www.cpv.org.vn, Năm 2010: Ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10-12 tỷ USD, (24/9/2007)

26.www.dddn.com.vn, Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định, (22/11/2006).

27.www.globalvaluechains.org, Chuỗi giá trị toàn cầu, (20/9/2007) http://www.globalvaluechains.org/concepts.html28.www.gso.gov.vn, Website của Tổng cục Thống kê. (20/9/2007)

29.www.hotrodoanhnghiep.gov.vn, Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, hiện trạng và giải pháp, (16/6/2005)

HTTP://WWW.HOTRODOANHNGHIEP.GOV.VN/DEFAULT.ASPX?T ABID=554&IDMID=9&ITEMID=5235

30.www.hptrade.com.vn, Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất, (8/8/2007)

http://www.hptrade.com.vn/news/kinhtr/20070810069187847831.www.moi.gov.vn, 4 lĩnh vực được ưu tiên phát triển công nghiệp phụ

trợ, (17/11/2005).

HTTP://WWW.MOI.GOV.VN/BFORUM/DETAIL.ASP?CAT=13&ID=1 266

32.www.thongtindubao.gov.vn, Ngành dệt may chuẩn bị gì cho hội nhập?

Chân cao, chân thấp! (25/8/2005).

HTTP://WWW.THONGTINDUBAO.GOV.VN/DEFAULT.ASPX?MOD

=NEWS&CAT=80&NID=4363

33.www.thongtindubao.gov.vn, Vào WTO dệt may vẫn chưa thể cất cánh.

34.www.tintuc.timnhanh.com, Hội nhập WTO ngành dệt may phải chuyển đổi về chất,(19/6/2007)

HTTP://TINTUC.TIMNHANH.COM/KINH_TE/20070903/35A6565E/w

ww.tuoitre.com.vn

35.www.tuoitre.com.vn, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ,

HTTP://WWW.TUOITRE.COM.VN/TIANYON/INDEX.ASPX?ARTICL EID=214196&CHANNELID=11

36.www.vdf.org.vn, Báo cáo điều tra về tình tình công nghịêp phụ trợ tại Việt Nam,(4/5/2004).

http://www.vdf.org.vn/industry/Slreport(Vietnamese).doc37.www.vnexpress.net, Hà Vy, Công nghiệp phụ trợ, cơ hội cho các nhà

đầu tư, (12/10/2005).

HTTP://VNEXPRESS.NET/VIETNAM/KINH- DOANH/2005/08/3B9E19E5/

38.www.vi.wikipedia.org, Từ điển Bách khoa toàn thư. 39.www.vietnamnet.com.vn, Doanh nghiệp dệt may Việt Nam những

thách thức khi gia nhập WTO, (22/9/2006).

40.www.vietnamnet.com.vn, Hậu WTO-Bangadesh và ngành dệt may, (7/10/2006).

41.www.vietnamnet.com.vn, Phong Lan, Công nghiệp chủ lực lâm nguy .

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí