Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 19

nền đất, được lợp bằng cói và rạ, mỗi mái nhà nặng hơn hai tấn, dày từ 1m-1,2m, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Qua thời gian, mái bổi xẹp dần xuống, nhưng vẫn rất bền, chịu đựng được sức tàn phá của gió biển. Những căn nhà mái bổi ở Giao Xuân có tuổi thọ hàng trăm năm và được người dân rất giữ gìn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Người Giao Xuân cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách, khách ăn ngủ ngay tại nhà dân, nếu may mắn, bạn có thể được nghỉ tại một trong những căn nhà mái bổi này.

- Nhà thờ Phương Chính (Hải Hậu):


Nhà thờ giáo xứ Phương Chính xã Hải Triều huyện Hải Hậu Là nhà thờ lớn 1


Nhà thờ giáo xứ Phương Chính, xã Hải Triều, huyện Hải Hậu


Là nhà thờ lớn của giáo xứ Phương Chính, xã Hải Triều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam

Định. Nhà thờ được xây dựng mới năm 1998, mang phong cách Roccoco Đông Dương.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Giáo xứ Phương Chính trước lấy tên là giáo xứ Hạ Trại, thành lập năm 1910. Năm 1936, Đức Giám mục Hồ Ngọc Cẩn đổi tên thành giáo xứ Phương Chính. Năm 1945, nhà thờ Đức mẹ hồn xác lên trôi được xây từ năm 1900 bị biển xâm thực, phải chuyển lên phía Bắc của làng

MỤC LỤC 6


CÁC LỄ HỘI


- Lễ hội Cà Kheo:


Đây là lễ hội lớn thuộc hai huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Từ xa xưa, những cư dân vùng biển nói chung và ngư dân vùng biển tỉnh Nam Định nói riêng đã sáng tạo các công cụ sản xuất để khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ biển. Từ chỗ dùng te- sào để dun, hớt, tép moi, cá nhỏ gần bờ, để ra được xa hơn, sâu hơn, cư dân ven biển đã tạo ra dụng cụ để đi gọi là cà kheo.



Múa kà kheo trong Ngày hội truyền thống tại huyện hải Hậu Cà kheo làm bằng tre 2

-

Múa kà kheo trong Ngày hội truyền thống tại huyện hải Hậu


Cà kheo làm bằng tre già, thẳng, đặc, chịu lực tốt, có đường kính 4-5cm, mỗi

đoạn kheo dài từ 1-3m, có chỗ đặt chân và nén kheo. Nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo và phải có độ co dãn để tránh làm trầy xước kheo chân. Người đi kheo dựa vào nước để lấy thăng bằng. Càng ra xa hơn, sâu hơn thì nối dài thêm kheo. Có người nối kheo dài đến 9-10m. Cùng với thời gian, những đôi cà kheo gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất của ngư dân ven biển của tỉnh Nam Định.

Nghệ thuật biểu diễn cà kheo là bản sắc văn hoá riêng của người dân quê biển Hải

Hậu, Nghĩa Hưng. Nghệ thuật biểu diễn cà kheo đã và đang được công chúng trong

nước, nước ngoài yêu thích và trở thành loại hình nghệ thuật dân gia độc đáo trong kho

tàng nghệ thuật phong phú của dân tộc.


- Lễ hội đền Trần:


Hình ảnh lễ hội đền Trần Đền Thiên Trường đền Cố Trạch chùa Phổ Minh 3


Hình ảnh lễ hội đền Trần


Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích lịch sử văn hoá Trần nổi tiếng, tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần. Quần thể di tích này được gọi chung là Đền Trần. Trong đó, đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời hậu Lê. Đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.


Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại - lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại.

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành đặc biệt là ngành văn hoá - thông tin tỉnh Nam Định đã cố gắng gìn giữ và phát triển những nét văn hoá đặc trưng nhất của mỗi lễ hội truyền thống. Mảnh đất Nam Định tự hào là nơi "mạch nguồn dân tộc", đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn, khí phách của "cha" và "mẹ" nhân gian. Để mỗi dịp lễ hội, nhân dân cả nước lại được nồng nhiệt đón chào về với mảnh đất này bởi những người dân Nam Định chân thành và hiếu khách.

- Lễ hội Phủ Dầy:



Hình ảnh lễ hội Phủ Dầy Quần thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20 đền phủ 4


Hình ảnh lễ hội Phủ Dầy


Quần thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20 đền, phủ, chùa, lăng,... nằm trải đều trong một không gian đẹp với cảnh quan thiên nhiên phong phú, có núi có sông xen giữa ruộng đồng màu mỡ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Di tích Phủ Dầy đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá theo Quyết định số 09/QĐ-VH ngày 21-2-1975.


Hàng năm, khách thập phương về Phủ Dầy rất đông, mong được trút bỏ mọi lo toan của cuộc đời, để vơi đi mọi ưu tư, phiền muộn, hướng tâm hồn đến cái chân, thiện,

mĩ. Không chỉ vậy, về với Lễ hội Phủ Dầy, khách thập phương còn được tận mắt tham quan và chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo do bàn tay và khối óc tài hoa của cha ông ta để lại trên mảnh đất văn hiến - nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố địa lý - lịch sử - văn hoá để phát tích, tồn tại và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu. Kiến trúc ở Phủ Dầy hội tụ những nét đặc sắc, độc đáo của kiến trúc dân tộc cùng nhiều cổ vật quý như đồ thờ tự, văn bia, sắc phong,... Phủ Dầy được bắt đầu xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 -1671). Sau nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, bổ sung, mở rộng, nâng cấp, đến nay đã trở thành một quần thể điện đài hoàn chỉnh, tương xứng với vị thế của tín ngưỡng thờ Mẫu, với lòng ngưỡng vọng Mẫu Liễu Hạnh của du khách thập phương trong mỗi chuyến du lịch tâm linh về với Phủ Dầy.


Về với lễ hội Phủ Dầy, du khách còn được hoà mình trong cảnh sắc thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình mà không phải nơi nào cũng có. Vì thế, từ lâu, Phủ Dầy đã trở thành một trong những danh lam thắng cảnh bậc nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các di tích, danh thắng của tỉnh Nam Định. Lễ hội Phủ Dầy trở thành điểm đến của thiên niên kỷ mới, của du lịch tâm linh ở Việt Nam. Trong khung cảnh đất trời mông lung huyền ảo, tâm linh của con người như muốn hoà vào cái linh thiêng huyền diệu của bốn miền vũ trụ hội tụ nơi đây và con người như cảm nhận được cái thiện tâm trong mình. Chính lòng thành tâm đó như tiếp thêm nguồn lực tinh thần, giúp con người vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và vươn lên không ngừng.


Về với lễ hội Phủ Dầy, mỗi du khách còn có dịp phát tâm công đức vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn, vĩnh hằng trong tâm thức thờ Mẫu của người dân đất Việt. Về với lễ hội Phủ Dầy là cơ hội để du khách tham gia vào không gian văn hóa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và sắc thái văn hoá của địa phương. Đó cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.


Lễ hội Phủ Dầy được mở từ ngày mồng ba đến ngày mồng tám tháng ba. Trong những ngày mở hội, Phủ Dầy khép kín và đan xen các hoạt động lễ - hội, hội - lễ. Một trong những đặc trưng nổi bật của các hoạt động lễ là tế và rước thỉnh kinh, lễ rước nước, lễ rước đuốc,...

MỤC LỤC 7


ĐẶC SẢN VUNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH


- Bánh Nhãn Hải Hậu: Tên gọi bánh nhãn là do dân gian đặt, vì thấy nó tròn và màu bánh giống màu quả nhãn. Thứ nữa là do dân gian cũng muốn nâng giá trị của món quà quê này, chất lượng của bánh ngon và quý, nên gọi nó giống tên một loại quả quý đó có thời kỳ dựng để tiến vua là quả nhãn.


Hình ảnh bánh nhãn Hải Hậu Gạo Tám Hải Hậu Nam định nổi tiếng là đất 5


Hình ảnh bánh nhãn Hải Hậu


- Gạo Tám Hải Hậu: Nam định nổi tiếng là đất của hội hè, chùa, phủ và có nhiều đặc sản từ nông nghiệp. Một trong số những sản vật nổi tiếng đó là gạo tám xoan Hải Hậu. Hải hậu nằm ở vùng trũng ven biển, có con sông lớn Ninh Cơ quanh năm bồi đắp phù sa với những cánh đồng rộng thẳng cánh có bay, những bãi bồi ngút màu xanh của hoa màu, cây cối. Đặc điểm đồng ruộng của Hải Hậu là luôn săm sắp nước, rất phù hợp, thuận tiện với việc cấy trồng. Cũng ví vậy, nơi đây là nguồn cội của nhiều loại gạo ngon của miền Bắc.

Hình ảnh gạo tám thơn Hải Hậu Đặc biệt làng nghề nước mắm Sa Châu xã Giao 6


Hình ảnh gạo tám thơn Hải Hậu


- Đặc biệt làng nghề nước mắm Sa Châu - xã Giao Châu nổi tiếng với các loại mắm ngon với trên 100 hộ tham gia sản xuất, chế biến; sản lượng bình quân đạt 450.000- 500.000 lít nước mắm/năm.


Hình ảnh sản xuất nướn mắm ở xã Giao Châu Làng làm muối Văn Lý làm đồng 7


Hình ảnh sản xuất nướn mắm ở xã Giao Châu


- Làng làm muối Văn Lý làm đồng muối phụ thuộc vào nắng mưa, nhưng những diêm dân ở cánh đồng muối Văn Lý, huyện Hải Hậu (Nam Định) vẫn gắn bó với nghề khi mặt trời nhô lên cũng là lúc diêm dân nơi đây bắt đầu công việc của ngày mới. Để làm được ra hạt muối, phải trông chờ vào nắng. Nắng càng to cho sản lượng càng nhiều và ngược lại nếu không có nắng thì không có muối. Cánh đồng

muối nằm cạnh biển và sát ngay dưới chân đê. Nước được lấy từ biển vào qua các con kênh. Tưới nước lên mặt sân phơi cát, lượng nước này sẽ bốc hơi, khi đó cát có tác dụng như một hệ thống lọc cho hơi nước bay qua và giữ lại các tinh thể muối. Cát sau khi phơi được thu gọn cho vào bể lọc.


Cánh đồng muối Văn Lý huyện Hải Hậu Trong quá trình đó nếu có trận mưa sẽ 8


Cánh đồng muối Văn Lý huyện Hải Hậu


Trong quá trình đó nếu có trận mưa sẽ thành "công dã tràng". Nước mặn nồng độ cao thu từ việc lọc cát được diêm dân đổ lên các ruộng phơi. Diêm dân phải dự đoán trong ngày sẽ có nắng to hay yếu làm căn cứ để đổ nước lên ruộng nhiều hay ít. Vào khoảng 15h đến 16h chiều, muối kết tinh lại nổi trên bề mặt ruộng, đó là lúc sản phẩm được thu hoạch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023