84
lành mạnh trong nhà hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa các nhân viên trong nhà hàng và giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong Resort. Từ đó, nhân viên có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
- Các nhà quản trị Resort và nhà hàng nên thường xuyên thăm hỏi, động viên nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, luôn tạo điều kiện, giúp đỡ để họ có thể an tâm làm việc, gắn bó lâu dài với nhà hàng.
- Trước mỗi ca làm việc, trưởng bộ phận nên tập trung tất cả nhân viên lại, bàn giao những công việc chưa hoàn thành của ca trước, những công việc sắp tới, những điều cần lưu ý. Ðồng thời phải phê bình, nhắc nhở những lỗi mà nhân viên ca trước đã mắc phải, yêu cầu mọi người rút kinh nghiệm và nhân viên mắc lỗi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, trưởng bộ phận cũng cần phải khen ngợi những nhân viên làm tốt nhiệm vụ của ca trước để mọi người học hỏi và phát huy.
- Bên cạnh đó, đề ra những tiêu chí để các nhân viên tự chấm điểm cho nhau tạo động lực cho các nhân viên nỗ lực phấn đấu trong công việc, tạo được không khí thi đua trong nhà hàng, không có những xung đột, mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra giữa đội ngũ nhân viên.
- Nhân viên còn phải dựa vào ý kiến của khách hàng để nhận xét về thái độ làm việc, kỹ năng nghiệp vụ, v.v. vì khách hàng là người đánh giá công minh nhất đối với mỗi nhân viên. Để từ đó có những quyết định khen, thưởng, thăng tiến chính xác nhất.
Cơ hội thăng tiến
Chẳng có nhân viên nào lại thích làm một công việc và ở mãi một vị trí suốt nhiều năm như thế cả. Ai cũng muốn được cống hiến và công nhận năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Chính vì vậy, các nhà quản lý tại nhà hàng, khách sạn nên cung cấp các cơ hội thăng tiến cho ứng viên để họ biết được mục tiêu và vị trí mình sẽ đạt được trong tương lai nếu làm tốt và nỗ lực theo đuổi. Bằng cách này, mọi người đều có mục tiêu để phấn đấu, giúp hiệu suất và chất lượng công việc ngày càng tốt hơn. Cụ thể là:
- Thiết lập cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, chặt chẽ, thể hiện được vị trí, vai trò của từng chức vụ trong nhà hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Nhân Tố Cá Nhân Người Lao Động (Cnnld)
- Kiểm Định Giả Định Phương Sai Của Sai Số (Phần Ư) Không Đổi
- Tổng Hợp Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết H 1 , H 2 , H 3 , H 4 , H 5
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy - 14
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy - 15
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
85
- Cần có những tiêu chuẩn cụ thể, rò ràng về việc cấp bậc thăng tiến cụ thể của nhân viên, nhằm đảm bảo rằng nhân viên được thăng tiến là xứng đáng với công sức họ bỏ ra, chính xác và công bằng.
Công tác đào tạo và phát triển nhân sự
- Một số nhân viên nhà hàng chưa có chứng chỉ về nghiệp vụ và chưa được đào tạo trình độ chuyên môn. Vì vậy, nhà hàng nên mở thêm các lớp bồi ưỡng hàng năm về nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Ðặc biệt, về thói quen và khẩu vị ăn uống của khách cho bộ phận bàn, bar. Bên cạnh đó, nhà hàng cần đầu tư thêm thời gian cũng như kinh phí, quan tâm, giúp đỡ để cho nhân viên theo học các khóa học, các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Với những nhân viên đã qua đào tạo đại học thì cũng cần khuyến khích đầu tư thêm để họ có thể học thêm một văn bằng nữa hoặc chuơng trình sau đại học. Như vậy, có thể làm tốt hơn nữa công việc và có thể trở thành đội ngũ chuyên gia xuất sắc sau này.
- Cần chú trọng hơn đến công tác huấn luyện nhân viên mới được tuyển dụng vào nhà hàng, luôn theo sát, hướng dẫn, kèm cặp dể họ có thể nắm bắt nhanh công việc.
- Tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng của mình, động viên, giúp đỡ và có nhiều chính sách ưu đãi làm cho nhân viên ham học hỏi hơn, sáng tạo hơn.
3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Muốn tìm được nhân sự tài năng đã khó, làm sao để giữ chân họ lại càng khó hơn? Vì vậy Resort vẫn luôn có chiến lược đúng đắn để thu hút và giữ chân nhân tài.
- Đối với tình hình khu vực Hội An, Đà Nẵng đang phát triển nhanh về ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn: Resort Le Belhamy tin rằng với thời gian 13 năm kinh nghiệm của mình, trải qua bao nhiêu khó khăn, sóng gió để có được sự phát triển thịnh vượng, thì giờ đây Resort đủ bản lĩnh để chống chọi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về kinh doanh khách sạn hiện nay. Đồng thời Resort cũng luôn có những định hướng cụ thể, rò ràng về sự phát triển ngắn hạn và dài hạn trong thời gian sắp tới. Chính những điều đó cho nhân viên thấy được nền móng vững chắc và niềm tin để gắn bó lâu dài với Resort. Bởi nhân viên tại nhà hàng Le Champa nói
86
riêng và Resort Le Belhay có tuổi đời không quá trẻ, nên trong họ đều mong muốn có sự ổn định nhất định về sự nghiệp của mình.
- Để chuẩn bị bước ra biển lớn AEC bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người. Resort & Spa Le Belhamy nói riêng cần tự hiểu rò bản thân, phân tích những điểm mạnh và điểm cần cải thiện về nhu cầu lao động; có chiến lược nhân sự hợp lý để có thể tối đa hóa những cơ hội AEC nhưng vẫn bảo đảm ưu thế cạnh tranh. Resort cần đầu tư vào quản trị nguồn nhân lực, nâng cao các chương trình đào tạo để cấp lãnh đạo và quản lý mở rộng tầm nhìn khi gia nhập AEC.
Cần cung cấp kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tay nghề cao, đồng thời động viên cho nhân viên và đặc biệt đào tạo nâng cao ngoại ngữ trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, sao cho phù hợp với tình hình trong và ngoài quốc gia.
3.6 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp nhằm chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất: Phạm vi lấy mẫu là nhân viên làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy. Nên số lượng nhân viên tại nhà hàng, bar và bộ phận bếp chỉ có 88 người, số lượng mẫu như vậy còn khá ít không đủ so với ung lượng mẫu cần thiết để phục vụ nghiên cứu. Vậy nên tác giả phải xin ý kiến từ GVHD và khảo sát thêm những nhân viên thuộc bộ phận khác đang làm việc tại Resort & Spa Le Belhamy, do vậy việc lấy mẫu được thực hiện có tính đại diện chưa cao. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất (Phương pháp lấy mẫu thuận tiện) với kích thước mẫu chưa nhiều (170 mẫu). Trong trường hợp có thể mở rộng phạm vi lấy mẫu ở tất cả nhân viên đang làm việc tại khu vực Hội An – Đà Nẵng với kích thước mẫu lớn hơn thì khả năng kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn.
Mặt khác, nghiên cứu này chỉ mới nghiên cứu động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy mà chưa thực hiện cho các khách sạn trên địa bàn Hội An – Đà Nẵng.
Thứ hai: Tác giả chỉ mới nghiên cứu 4 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy chứ chưa nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng khác tác động đến động lực làm việc và đây cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài. Vì vậy, các nhân tố khám
phá trong nghiên cứu này chưa tác động hoàn toàn đến động lực làm việc của người lao động nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy (Chỉ số R Square là 67.1%).
Trong trường hợp có điều kiện để thực hiện nghiên cứu tiếp theo thì tác giả sẽ mở rộng phạm vi địa bàn, nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhìn chung, nguồn lao động của nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy đã đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm một cách thấp nhất. Đồng thời, việc hoàn thiện hiệu quả tạo động lực cho nhân viên một cách tốt nhất thì đòi hỏi Ban quản trị Le Belhamy nhà hàng phải có sự phân tích, tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại, từ đó có thể đưa ra những chính sách đồng bộ nhằm cải thiện. Qua đó cũng rút ra được những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng động lực làm việc cho người lao động trên cơ sở các thông tin về hoạt động quản trị của Resort & Spa Le Belhamy, cùng định hướng phát triển kinh doanh của Công ty, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy”. Một số vấn đề quan trọng được đúc kết và trình bày trong luận văn, bao gồm những vấn đề sau:
Lý luận chung về động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.
Thực trạng động lực làm việc của nhân viên tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy thông qua việc phân tích tác động của các yếu tố uy trì, động viên đến động lực làm việc.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy động lực của người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy ảnh hưởng thông qua các yếu tố: Cá nhân người lao động (beta = 0.10 ), đặc điểm công việc (beta =0.202), đặc điểm tổ chức (beta = 0.638), môi trường bên ngoài (beta = 0.089).
Tác giả đã tìm ra các hạn chế cơ bản tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà hàng Le Champa và đồng thời chỉ rò những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho nhân viên tại nhà hàng. Hy vọng những giải pháp đưa ra trong đề tài sẽ giúp nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy nâng cao được động lực làm việc cho nhân viên, trở thành công cụ hữu hiệu giúp ích cho hoạt động quản trị của Resort.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình
TS. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Tài chính.
PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Hoàng Thị Lan Hương (2014), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và TS. Nguyễn Vân Điềm(2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB ĐH Kinh tế Quốc ân.
PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.S Nguyễn Văn Điềm (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội Hà Nội.
PGS. TS Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP. HCM.
Nguyễn Tấn Thịnh (2008), Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung và Lê Quang Khôi Nguồn (2010), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Phương Đông.
PGS. TS Đỗ Văn Phức (2004), Sách Tâm lý trong quản lý kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Hữu Lam (2014), Sách Hành vi tổ chức, NXB Lao động – xã hội. PGS. TS Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lưc , NXB ĐH Kinh tế quốc dân
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Sách Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
Lê Quang Hùng (2016), Giáo trình Phân tích dữ liệu trong kinh doanh, NXB Kinh tế TP. HCM.
Khóa luận/ chuyên đề/ luận văn/ luận án
Huỳnh Thị Kim Mai (2016), “Bản chất của động lực làm việc”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, TP. HCM.
Nguyễn Thị Hoàng Diễm (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, TP. HCM.
Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet
Ths. Tạ Thị Hồng Hạnh, “Mô hình so sánh nhu cầu của Maslow và thuyết ERG của Al erfer”. Nguồn: Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa, ngày truy cập: 25/06/2017. “Sự phát triển u lịch – nhà hàng – khách sạn khu vực Đà Nẵng, Hội An”. Nguồn: https://dranahotel.com/tin-tuc/du-lich-da-nang/8753_thi-truong-du-lich-da-nang- dang-phat-trien-vuot-bac.html, ngày truy cập: 20/06/2017.
“Hội nhập ASEAN”. Nguồn: http://www.doimoi.org/detailsnews/1894/343/cong- dong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html, ngày truy cập: 20/ 06/ 2017.
Và các tài liệu tham khảo từ Resort & Spa Le Belhamy
PHỤ LỤC 01
DÀN BÀI THẢO LUẬN DÀNH CHO THẢO LUẬN NHÓM
PHẦN GIỚI THIỆU
Kính chào quý Anh/ chị.
Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học ngành Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Le Champa – Resort Spa Le Belhamy”. Tôi muốn tìm hiểu xem yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy. Mọi ý kiến thẳng thắn của Anh/Chị đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm nào là đúng hay sai mà tất cả thông tin đều hữu ích. Rất mong nhận được sự thảo luận nhiệt tình của Anh/Chị.
A. Mục tiêu của cuộc thảo luận là mọi người cùng tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy.
Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động khi làm việc tại nhà hàng Le Champa – Resort & Spa Le Belhamy sẽ được đánh giá bằng thang đo Likert – 5 mức độ: Hoàn toàn không hài lòng – Không hài lòng – Bình thường – Hài lòng – Hoàn toàn hài lòng.
I/ Cá nhân người lao động (CNNLD)
Dưới đây là những phát biểu đánh giá về Cá nhân người lao động, xin anh/ chị vui lòng cho biết:
- Theo anh/ chị có những phát biểu nào còn chưa rò nghĩa, khó hiểu?
- Anh/ chị sẽ thay đổi, điều chỉnh phát biểu như thế nào để cho rò ràng và dễ hiểu hơn?
- Anh/ chị có bổ sung thêm những phát biểu nào khác về Cá nhân người lao động không? Và những phát biểu đó được diễn đạt như thế nào?
1. Anh/ chị có niềm đam mê, yêu thích công việc hiện tại.
2. Anh/ chị có kỹ năng lắng nghe, giao tiếp và học hỏi khi tiếp xúc với môi trường làm việc.