Chiến Lược Định Giá Để Đảm Bảo Thắng Thầu‌


Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một công việc hết sức tỷ mỉ, chính xác và yêu cầu thực hiện trong một thời gian hạn chế. Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí đầu tiên quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không. Do vậy, hồ sơ dự thầu phải được lập hết sức cẩn thận, chặt chẽ, đảm bảo tính thống nhất trong hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu của các công trình là khác nhau bởi vì còn phụ thuộc vào hồ sơ mời thầu yêu cầu nhưng thường có 3 phần chung là các thông tin chung về Công ty, biện pháp kỹ thuật thi công và giá thành công trình. Việc hoàn thiện kỹ năng lập hồ sơ dự thầu gồm 3 bước sau:

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ mời thầu:

Đây là khâu quan trọng có tính chất quyết định đến hồ sơ dự thầu. Bước này gồm các công việc cụ thể như sau:

­ Thông tin từ phía chủ đầu tư: Các thông tin từ phía chủ đầu tư được thu thập qua hồ sơ mời thầu. Đây là những thông tin quan trọng nhất liên quan đến gói thầu mà nhà thầu phải xử lý. Nhà thầu phải nghiên cứu, phân tích đầy đủ để tận dụng tối đa về các điều kiện thuận lợi khi thực hiện dự án và để đáp ứng cao nhất các yêu cầu chủ đầu tư đề ra. Trong bước này phải trả lời được các câu hỏi như: Địa điểm xây dựng công trình ở đâu? Quy mô gói thầu như thế nào? Nguồn vốn sử dụng? Tiến độ thi công? Các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt?...

­ Thu thập tài liệu từ địa bàn, địa phương xây dựng công trình: Nhà thầu phải nghiên cứu thực tế đặc điểm vị trí địa lý, hiện trường thi công, địa chất, địa hình, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện tự nhiên, điều kiện cung ứng nguyên, nhiên vật liệu tại chỗ, điều kiện cung cấp thầu phụ chuyên nghiệp và cung ứng lao động phổ thông, khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm và giá cả... Những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc thiết lập biện pháp tổ chức thi công và các giải pháp kỹ thuật, phương án cung cấp vật tư, xác lập giá dự thầu.

Thứ hai, hoàn thiện chất lượng phần hành chính pháp lý và phần hồ sơ kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu.

+) Phần hồ sơ hành chính, pháp lý: Đây là phần đầu tiên của hồ sơ dự thầu được chủ đầu tư đánh giá tư cách nhà thầu. Nhà thầu phải kê khai những


năng lực sẵn có theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu như: Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân nhà thầu, khả năng tài chính, khả năng huy động máy móc thiết bị, nhân lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đây là phần dễ thực hiện nhưng lại dễ bị thiếu sót nhất. Do vậy, nhà thầu phải lập hồ sơ về những năng lực cao nhất có thể đáp ứng để khi đấu thầu chỉ cần ra soát loại là có thể đưa vào hồ sơ nhằm giảm bớt thời gian và giảm sai sót. Ngoài ra, hình thức hồ sơ cũng rất quan trọng, đây là khâu đầu tiên gây ấn tượng tốt cho người chấm thầu.

+ Phần hồ sơ kỹ thuật: Căn cứ vào các thông tin thu thập về gói thầu, về

các điều kiện tại vùng xây dựng dự

án để

xây dựng hồ sơ dự

thầu phần kỹ

thuật. Khi xây dựng phần kỹ thuật nhà thầu phải thực hiện đầy đủ và hoàn chỉnh các khâu sau:

­ Lập mặt bằng tổ chức thi công: Với một sơ đồ tổ chức thi công hợp lý về bố trí lán trại, kho bãi tập kết vật liệu, máy móc, bãi sản xuất cấu kiện đúc sẵn, các hướng, các mũi thi công sẽ đảm bảo được tiến độ thi công và có cơ hội để giảm giá thành. Trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp việc bố trí mặt bằng tổ chức chi công thường bị thiếu sót các bản vẽ mặt bằng một số chi tiết về lán trại, nhà xưởng. Để đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ, bộ phận lập hồ sơ dự thầu cần lưu ý đến những chi tiết về bản vẽ có trong hồ sơ dự thầu.

­ Phương án sử

dụng máy móc: Đây là khâu có

ảnh hưởng đến chất

lượng và giá thành công trình. Ngoài việc phải đưa các máy móc thiết bị vào sản xuất theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhà thầu còn phải tính toán bổ sung thêm các máy móc thiết bị khác để đảm bảo sản xuất. Với các tính năng của các máy khác nhau sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm khác nhau và tiến độ thi công cũng khác nhau. Do vậy cần phải chọn tổ hợp máy đồng bộ về công suất, tính năng phù hợp, đảm bảo hoạt động tốt để tận dụng được hết công suất máy và đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đề ra.

­ Vật tư, vật liệu, nhân công: Đây là nhân tố có tính quyết định đến giá thành, chất lượng và tiến độ thi công công trình. Đối với các công trình xây dựng thì việc tìm kiếm các nguồn lực tại địa phương để đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm giá thành là một trong những yếu tố quan trọng. Dựa vào thông tin thu thập


được về nguồn vật tư, vật liệu và nhân công để lên phương án trực tiếp hay liên danh liên kết với các doanh nghiệp địa phương để cung cấp vật liệu hay khai thác, sản xuất, gia công tại chỗ các loại vật liệu chủ yếu (cát, đá, cấu kiện bê tông đúc sẵn...) tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thi công, giảm các khoản mục chi phí trong giá thành công tác xây lắp, giảm giá thành công trình xây dưng.

­ Bám sát hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công để vạch ra biện pháp thi công theo trình tự các phần việc và có tính khả thi cao. Cũng qua hồ sơ thiết kế kỹ thuật để có các giải pháp kỹ thuật thi công tại các điểm xung yếu. Biện pháp tổ chức thi công đóng vai trò rất quan trọng đến giá thành công trình. Nhiều công trình các nhà thầu hơn nhau là ở việc đưa ra được biện pháp thi công hợp lý. Để lựa chọn các biện pháp thi công cần so sánh các phương án thi công khác nhau với hao phí lao động, thời gian, chi phí của mỗi phương án. Vì vậy, để biện pháp thi công đưa ra vừa đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi và giá thành hạ, đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế, am hiểu các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội nơi thi công xây dựng công trình.

­ Qua biện pháp tổ chức thi công, phương án sử dụng máy móc thiết bị để đưa ra tiến độ thi công từng phần việc của toàn bộ công trình. Tiến độ thi công và biện pháp thi công có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ biện pháp thi công sẽ xây dựng được tiến độ thi công. Mặt khác từ tiến độ thi công định trước phải tìm biện pháp thi công thích hợp để đáp ứng được tiến độ đó. Trong hồ sơ mời thầu thường có qui định thưởng điểm kỹ thuật cho các nhà thầu hoàn thành sớm so với tiến độ qui định. Đây là một điểm quan trọng mà nhà thầu có thể tận dụng giành ưu thế về điểm kỹ thuật của mình.

­ Hồ sơ dự thầu phải nêu lên được các biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Tùy theo từng công trình cụ thể mà có biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên tắc mà công trình nào cũng phải đáp ứng đó là: Trang bị cho công nhân kiến thức về an toàn lao động, các thiết bị bảo hộ lao động, kiến thức về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Thứ ba, xây dựng các giải pháp tài chính, giá cả:


Việc xác định giá dự thầu là yếu tố quan trọng nhất mà tất cả các công ty xây dựng nói chung và Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường nói riêng đặc biệt chú ý, đó là sự cạnh tranh gay gắt về giá. Để thắng thầu không có cách nào khác là công ty phải có một chiến lược giá cụ thể để tranh thầu sao cho nó phải đủ để trang trải chi phí và bảo đảm mục tiêu lợi nhuận nhưng nó phải đủ nhỏ để khả năng trúng thầu là cao nhất. Để đạt được điều này trước tiên Công ty phải điều chỉnh lại cách tính giá dự toán xây lắp công trình. Cho đến nay việc chọn giá dự thầu của công ty vẫn sử dụng đơn giá địa phương. Trong nhiều trường hợp giá địa phương không phản ánh đúng sự biến đổi giá liên tục trên thị trường làm cho giá dự thầu của Công ty quá cao hoặc quá thấp dẫn đến trượt thầu hoặc thua lỗ

nếu trúng thầu. Để

khắc phục tình trạng giá dự

thầu quá thấp hoặc quá cao,

Công ty đưa ra giá dự thầu riêng của mình trên cơ sở điều chỉnh cách xác định đơn giá tổng hợp bằng cách cập nhật thường xuyên giá những nguyên vật liệu kịp thời nắm bắt những nguồn thông tin về giá. Muốn vậy đối với mỗi một công trình dự thầu Công ty cần phải:

­ Nghiên cứu kỹ đặc điểm công trình, đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình khu vực.

­ Nghiên cứu kỹ thị trường xây dựng, mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu tại công trình, địa phương, khu vực lân cận, mạng lưới giao thông vận tải.

­ Nghiên cứu kỹ nguồn lao động địa phương.

Ngoài việc giảm giá dự

thầu còn chủ

yếu dựa trên những nhân tố

bên

trong như khả năng tiết kiệm chi phí chung, chi phí máy thi công...

Tuy nhiên chiến lược giá của Công ty không nhất thiết lúc nào cũng là chiến lược giá thấp. Trường hợp những công trình yêu cầu chất lượng cao, đòi hỏi nhà thầu có kinh nghiệm... tùy vào đối thủ cạnh tranh mà Công ty có thể áp dụng chiến lược giá cao chất lượng cao.

3.2.5. Chiến lược định giá để đảm bảo thắng thầu‌

Trong hồ sơ dự thầu, ngoài bảng giá dự thầu tổng hợp thì chủ đầu tư bắt buộc nhà thầu phải có bảng phân tích đơn giá chi tiết kèm theo để chuyên gia


chấm thầu kiểm tra xem các hạng mục công việc có được xây dựng theo đúng định mức về vật tư, nhân công, máy thi công theo yêu cầu các quy định của Bộ Xây dựng ban hành hay không. Qua nghiên cứu các hồ sơ mời thầu xây dựng ở Việt Nam cũng như quốc tế hiện nay thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng để chủ đầu tư xem xét trúng thầu vẫn là giá dự thầu (Gdth). Giá dự thầu là tổng hợp đơn giá và khối lượng các hạng mục công việc trong toàn bộ dự án. Giá dự thầu có thể được tính theo công thức sau:


Trong đó:

Gdth

n

QI xDgi

i 1

Qi: là khối lượng hạng mục công việc i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở bảng tiên lượng được bóc ra từ bản vẽ thiết kế thi công.

Dgi: là đơn giá dự thầu hạng mục công việc thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng dựa trên bảng thông báo giá vật liệu theo thời điểm được ấn định trong hồ sơ mời thầu và dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể.

Hệ số rủi ro (Hrr)

Hệ số trược giá (Htgia)

Đơn giá dự thầu

(D )

gi

Chi phí chung (C)

Lãi dự kiến

n: số lượng hạng mục công việc cần thực hiện trong dự án. Cơ cấu Đơn giá dự thầu (Dgi) bao gồm các chi phí sau:


Chi phí trực tiếp (T)




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường - 13


(L)

Thuế giá trị gia tăng



­

­

­

­

(GTGT)

Ch­ i Cphhíi tprhựíctrực tiếp, ký hiệu là T, bao gồm:

t+iếCphki hphácí vật liệu, ký hiệu là VL

Chi ph

+ (TT) í nhân công, ký hiệu là NC

+ Chi phí máy thi công, ký hiệu là M


+ Chi phí trực tiếp khác, ký hiệu là TT


Cộng

T = VL + NC + M + TT

tất cả các chi phí, lãi, thuế ta được đơn giá dự thầu (Dgi). Đây chính

là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm

của bên mua sau khi đã xem xét các yếu tố về nghiệm và kỹ thuật.

mặt tiêu chuẩn năng lực kinh

Tuỳ theo tính chất phức tạp và thời gian thi công của dự án mà ta có thể tính thêm hệ số rủi ro (Hrr) hoặc hệ số trượt giá (Htgia). Lúc này đơn giá dự thầu sẽ được tính bằng công thức sau:

Dgi = Dgi (1+Hrr + Htgia)

Việc tính toán định mức hao phí và chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công phải dựa trên cơ sở thực tế hoặc kinh nghiệm thi công và khối lượng hạng mục công việc của từng bộ phận đã nêu trong hồ sơ thiết kế, đây là một trong những cơ sở quan trọng để nhà thầu dùng làm căn cứ để tăng hay giảm giá trong đấu thầu.

Kết lun:Nếu áp dụng các công thức để tính toán về vật liệu, nhân công, ca máy như đã trình bày, khi đưa ra giá dự thầu thì tất cả các nhà thầu sẽ có đơn giá như nhau và khó tạo ra được sự khác biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp nên đi sâu nghiên cứu các tiêu chuẩn của nước ngoài và các hệ số mà trong các cuộc đấu thầu quốc tế các nhà thầu nước ngoài đã đưa vào giá dự thầu của mình đó là: hệ số luân chuyển của vật liệu, hệ số chuyển từ thực tế kinh nghiệm thi công sang dự toán đồng thời cần phải xác định cấp bậc thợ cho từng loại công việc dựa theo biên chế tổ, nhóm đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình thi công và giá nhân công trên thị trường để từ đó xây dựng được đơn giá của riêng mình và tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

­ Xác định chi phí chung: Chi phí chung là các chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp nhưng nó đảm bảo thi công toàn bộ công trình.

­ Xác định thuế: Mức thuế được tính theo theo quy định của Nhà nước.

­ Xác định mức lãi: Được xác được căn cứ theo mục tiêu dự thầu, nhưng phải bảo đảm bù đắp được chi phí. Tức là:


Mức lãi dự kiến = Giá bán ­ Tổng chi phí phải luôn luôn 0

­ Xây dựng giá dự thầu:

Để giá thầu được xây dựng hợp lý cần phải xác định được mức giá tối đa và mức giá thối thiểu của công trình.

+ Giá tối đa (Gmax): Đây chính là mức giá trần mà chủ đầu tư đưa ra khi chào thầu.

+ Giá tối thiểu (Gmin): Đây là mức giá bảo đảm cho nhà thầu vừa đủ bù đắp các chi phí cơ bản như chi phí vật liệu, nhân công, xe máy và chi phí quản lý công trường.

+ Giá trúng thầu.

Thực tế hiện nay cho thấy giá trúng thầu không thể nào cao hơn giá trần (Gmax). Trong quá trình cạnh tranh thì các nhà thầu thường giảm giá đến mức có

thể được nhưng không thể thấp hơn giá thành (Gmin). Vì vậy, việc chọn giá bỏ

thầu vừa phải đảm bảo trúng thầu vừa có lợi nhuận. Nghĩa là giá bỏ thầu phải

nằm trong khoảng: Gmin

Gdt

Gmax

Trong quá trình cạnh tranh, tuỳ theo tình hình Công ty có thể linh hoạt đưa ra giá dự thầu theo các chính sách sau:

­ Chính sách giá cao: Công ty có thể áp dụng khi có công nghệ đặc biệt và độc quyền. Khi đó buộc các chủ đầu tư phải chấp nhận, tuy nhiên không thể vượt quá giá xét thầu (đối với các dự án nhà nước quản lý). Chính sách này có hạn chế là khi chỉ có một nhà thầu có đủ khả năng công nghệ.

­ Chính sách giá thấp: Công ty đưa ra mức giá thấp (với các điều kiện kỹ thuật tương đương) nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh hiện có và ngăn ngừa đối thủ cạnh tranh mới. Để thực hiện được chính sách này thì Công ty phải tận dụng các nguồn lực và thế mạnh để giảm chi phí. Công ty có thể lấy mức giá hoà vốn làm cận dưới để xác định giá dự thầu.

­ Chính sách giá linh hoạt theo thị trường: Công ty phải tuỳ thuộc vào tình hình của thị trường để đưa ra giá dự thầu hợp lý để đảm bảo thắng thầu. Chẳng


hạn khi nhu cầu đầu tư của xã hội, khi cầu về xây dựng giảm thì cần phải đưa ra giá dự thầu thấp để tạo công ăn việc làm cho người lao động và ngược lại.

­ Chính sách phân hóa sản phẩm: Thực hiện chính sách này khi xác định giá dự thầu thì Công ty cần phân biệt cho từng khu vực địa lý (vì tuỳ từng khu vực mà giá cả nguyên vật liệu khác nhau, điều kiện giao thông khác nhau, vận chuyển nguyên vật liệu, cung cấp vật tư khác nhau...) hoặc phân biệt theo kế hoạch hoặc theo mùa.

Nhà thầu lúc này tùy theo mục tiêu đấu thầu mà đưa ra giá như:

­ Lợi nhuận tối đa

­ Lợi nhuận trung bình

­ Lợi nhuận tối thiểu

­ Tạo công ăn việc làm

­ Xâm nhập thị trường mới

Đây là các cấp độ mục tiêu mà nhà thầu lập. Nếu gọi:

Gdti: là giá dự thầu ứng với từng cấp độ mục tiêu dự thầu (có 5 cấp độ nên i = 1÷5)

hi : là hệ số xác định giá dự thầu theo mục tiêu i (h≥1)

thì: Gdti = hi. Gban; trong đó: hi = Xi +1. Cách tính hi như sau: gọi Li: là lợi nhuận theo mục tiêu i

Xi: là tỷ suất lợi nhuận theo mục tiêu i (%). Ta có:

Xi Li Gban

Gdti Gban Gban

Gban(hi 1) Gban


hi 1


hay hi


Xi 1

Nhà thầu căn cứ vào từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, mức độ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh mà xác định mục tiêu dự thầu cho phù hợp theo công thức trên. Trong đó mức lợi nhuận được xác định theo từng cấp độ mục tiêu.

3.2.6. Xây dựng kỹ năng giám sát và đánh giá về tiến độ, nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng‌

Một công trình xây dựng hoàn thành – đó là sản phẩm, là công sức của cả một tập thể cán bộ, nhân viên, công nhân lao động. Sản phẩm đó thể hiện rõ hiệu quả chất lượng, trình độ quản lý, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022