2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Ngân hàng TMCP á Châu – chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong mạng lưới chi nhánh của ACB. Chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh theo giấy phép chấp thuận số 0016/GTC ngày 31/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 14/3/1994 .
ACB Hà Nội được đặt trụ sở ban đầu tại 184-186 Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng Hà Nội .
Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn giáp ranh giữa 2 quận Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng, thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh của chi nhánh. Một mặt, Chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ. Mặt khác, chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn như : ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng TMCP Châu á - Thái Bình Dương, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN ...
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng TMCP á Châu, chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên, khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của toàn hệ thống .
Trung tâm giao dịch địa ốc
Phòng hành
Phòng tín dụng và TTQT
Ban Giám đốc
Phòng thẻ
Phòng Western Union
Phòng kế toán
Phòng giao dịch Ngân quỹ
Các phòng giao
Đăng ký rao bán, thực hiện thanh toán mua bán nhà qua ngân hàng
Quản lý hành chính, tổ chức
Cho vay + các nghiệp vụ TTQT
Phát hành thẻ tín dụng, quản lý đại lý
Chi trả tiền chuyển từ nước ngoài về và chi trả kiều hối
Hạch toán kế toán nội bộ, bù trừ, liên ngân hàng , đầu tư tiền gửi trên thị trường tiền tệ
Nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán và thực hiện thanh toán
Huy động tiền gửi, thanh toán và cho vay
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Huy động vốn và cho vay : Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, nguồn vốn huy động của ACB Hà Nội liên tục tăng trưởng và đạt mức trên 90% tổng nguồn vốn mặc dù lãi suất huy động của ACB Hà Nội thấp hơn lãi suất huy động cùng loại của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cho vay của ACB Hà nội. Dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng qua các năm chủ yếu tập trung vào khối các DNNN và các doanh nghiệp liên doanh.
Các dịch vụ trung gian khác : Cùng với huy động vốn và cho vay, các hoạt động trung gian khác của ACB Hà Nội cũng phát triển khá mạnh như: thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chi trả kiều hối, Western Union, dịch vụ địa ốc. Ngân hàng đã chú ý đến công tác tiếp thị cũng như đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Công nghệ: Từ tháng 9/2002, ACB Hà nội đã chính thức chuyển đổi đưa hệ thống quản trị nghiệp vụ Ngân hàng TCBS (The Complete Banking Solution) vào sử dụng. Với TCBS đã góp phần giúp ACB Hà Nội có điều kiện tổ chức tốt việc phục vụ khách hàng. Khách hàng có thể gửi tiền một nơi và giao dịch tại bất cứ chi nhánh nào trong hệ thống ACB.
Hoạt động kinh doanh của ACB Hà Nội được mô tả cụ thể thông qua Biểu 2.1, Biểu 2.2 và Biểu 2.3
Biểu 2.1. tình hình huy động vốn tại ngân hàng Tmcp á châu hà nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | Kế hoạch 2004 | TH04/K H04 | TH04/T H03 | |
1 | Phân theo đối tượng | 764.595 | 774.430 | 790.820 | 819.020 | 96,56% | 102,12% |
Từ dân cư | 593705 | 641.201 | 610.573 | 631.200 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác marketing tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội - 1
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác marketing tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội - 2
- Marketing Tham Vào Giải Quyết Các Vấn Đề Kinh Tế Cơ Bản Của Hoạt Động Kinh Doanh.
- Thực Trạng Hoạt Động Thực Hiện Chính Sách Giá Cả Tại Acb Hà Nội
- Thực Trạng Thực Hiện Biện Pháp Cải Tiến Sản Phẩm Dịch Vụ Cung Ứng Tại Acb Hà Nội.
- Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Công Tác Marketing Tại Acb Hà Nội.
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
96,73% | 95,22% | ||||||
Từ các tổ chức kinh tế | 170890 | 133.229 | 180.247 | 187.820 | 95,97% | 135,29% | |
2 | Phân theo nguyên tệ | 764.595 | 774.430 | 790.820 | 819.020 | 96,56% | 102,12% |
VNĐ | 335.429 | 375.680 | 325.190 | 337.000 | 96,50% | 86,56% | |
USD quy đổi ra VNĐ | 469.166 | 398.750 | 465.630 | 482.020 | 96,60% | 116,77% |
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt đông kinh doanh của ACB Hà Nội từ 2002 đến 2004 biểu 2.2. TìNH HìNH CHO VAY TạI NHTMCP á CHÂU Hà NộI
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | |
Tổng dư nợ | 255.521 | 349.353 | 342.188 |
Trong đó: | |||
1. Phân theo thời gian | |||
Vay ngắn hạn | 63.312 | 91.175 | 88.798 |
Vay trung dài hạn | 192.209 | 258.178 | 253.390 |
2. Phân theo loại tiền | |||
VNĐ | 107.483 | 89.247 | 126.918 |
USD quy ra VND | 148.038 | 260.106 | 215.270 |
3. Phân theo thành phần kinh tế | |||
DNNN | 134.214 | 181.189 | 168.596 |
Công ty cổ phần, TNHH | 68.419 | 78.682 | 73.055 |
Doanh nghiệp tư nhân | 6 | 43 | 30 |
Liên doanh | 13.299 | 37.130 | 41.713 |
500 | 329 | 485 | |
Đối tượng khác | 39.083 | 51.980 | 58.309 |
Doanh nghiệp nước ngoài
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt đông kinh doanh của ACB Hà Nội từ 2002 đến 2004. biểu 2.3. Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu | Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | |
1 | Tổng thu nhập | 44.807 | 59.145 | 66.721 |
Thu về hoạt động tín dụng | 37.573 | 39.159 | 48.339 | |
Thu về dịch vụ thanh toán ngân quỹ | 4.627 | 17.209 | 15.270 | |
Thu từ hoạt động khác | 355 | 906 | 974 | |
Các khoản thu nhập bất thương | 2.252 | 1.871 | 2.138 | |
2 | Tổng chi phí | 33.086 | 43.673 | 45.337 |
3 | Lợi nhuận trước thuế | 11.721 | 15.472 | 21.384 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt đông kinh doanh của ACB Hà Nội từ 2002 đến 2004.
2.2. Thực trạng về hoạt động Marketing tại ACB Hà Nội
2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing
2.2.1.1. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing tại ACB Hà Nội
Tại ACB nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing do phòng Marketing đảm nhiệm. ACB là một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên thành lập một phòng chuyên trách về Marketing thuộc hội sở. Phòng Marketing ACB được đặt trong khối phát triển kinh doanh hội sở do một giám đốc khối lãnh đạo.
Khối phát triển kinh doanh của ACB được cơ cấu như sau:
Khối Giám đốc | |||||
Phòng Marketing | Phòng phát triển kênh phân phối | Phòng phát triển sản phẩm |
Phòng Marketing ACB được cơ cấu tổ chức như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Bp Quảng cáo
Bp nghiên cứu thị trường, KH
Bp Quan hệ công chúng
Bp IT Marketing
Hiện tại, phòng Marketing ACB được tạm chia làm 2 bộ phận để dễ hoạt động: Phòng Marketing ở Hà Nội và phòng Marketing ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing: bao gồm các báo cáo gửi ban lãnh đạo về những nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của ACB Hà Nội và của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, các báo cáo khảo sát thị trường Hà Nội, các báo cáo về diễn biến tình hình kinh tế chung, các biến động trong nền kinh tế và dự đoán xu thế diễn biến tiếp theo. Đặc biệt trong các thời điểm mà ACB Hà Nội có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới thường thăm dò ý kiến khách hàng để xem xét mức độ thích ứng với thị trường Hà Nội của sản phẩm dịch vụ đó, xem xét người dân Hà Nội có biết đến các sản phẩm dịch vụ đó hay chưa, xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Hơn nữa, khi mở một chi nhánh mới hay một phòng giao dịch mới ở Hà Nội, phòng Marketing thực hiện nghiên cứu thị trường và môi trường marketing chi tiết đến Quận/Huyện nơi dự định đặt phòng giao dịch hay chi nhánh ACB ở đó, nội dung nghiên cứu bao gồm: qui mô dân số, khu dân cư sinh sống, thu nhập của dân cư, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, các trung tâm, viện, trường, bệnh viện…, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: số lượng ngân hàng, qui mô, đặc điểm, vị trí, uy tín, chất lượng
dịch vụ của các ngân hàng đó. Nhưng nhìn chung, các nội dung của báo cáo như: phân tích về diễn biến thị trường, dự báo cơ hội kinh doanh…còn ở mức độ sơ sài.
2.2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đã áp dụng tại ACB Hà Nội
Hiện tại cả hai phương pháp nghiên cứu thị trường đó là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp đều được phòng Marketing thực hiện trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ở ACB Hà Nội bao gồm báo chí, mạng Internet,… thông tin từ các nguồn này, thường được phòng Marketing dùng để viết báo cáo trình ban lãnh đạo một số vấn đề nổi bật trong kỳ như tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ACB Hà Nội, thị phần hoạt động của ACB Hà Nội so với các ngân hàng trên địa bàn. Các loại báo chí mà ACB đã sử dụng là: Hà Nội mới, đầu tư, tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng, thời báo kinh tế, tạp chí thương mại, tạp chí thông tin tín dụng…
Thực tế ở phòng Marketing cho thấy, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp chưa được đánh giá đúng vị trí của nó, chưa thể hiện thành các bản báo cáo thường xuyên, còn mang tính tổng hợp đơn thuần, chưa mang tính dự báo. Do đó giá trị của các bản báo cáo này chưa cao.
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bao gồm: các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, cử nhân viên đến các chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội để phỏng vấn khách hàng. Hiện tại phòng Marketing đã thực hiện các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng như: phiếu điều tra khách hàng của ACB, phiếu điều tra khách hàng không phải là của ACB, phiếu điều tra tích góp dự thưởng, vay mua ô tô…
Thông qua các phiếu điều tra, các buổi phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thì phòng Marketing thu được một số thông tin như là: nhu cầu khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới, thông tin thêm về khách hàng, một số thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra còn thu thập được thêm các thông tin về đối thủ cạnh tranh trên địa bàn từ các khách hàng sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng.
Thực tế của việc thu thập thông tin sơ cấp của ACB Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do việc thiết kế phiếu điều tra có qua nhiều thông tin và chưa khoa học, khách
hàng khi đến giao dịch có rất ít thời gian để trả lời, thậm trí một số khách hàng còn mang tâm lý e ngại khi nhân viên phòng Marketing tiếp cận.
Hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu môi trường Marketing tại ACB Hà Nội hiện nay còn trong giai đoạn khởi đầu. Các báo cáo còn ỏ mức độ sơ sài, không thường xuyên, thiếu các nội dung về phân tích, dự báo thị trường. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do ACB Hà Nội chưa nhận thức đầy đủ về sức mạnh của nguồn lực thông tin từ đó dẫn đến việc đầu tư chưa thích đáng cả về mặt tổ chức, nhân sự, quản lý và công nghệ cho công tác đặc biệt quan trọng này. Vì vậy quá trình thực hiện nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing tách rời với mục tiêu cạnh tranh. Chính vì vậy các kết quả nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing chưa thực sự được sử dụng như cơ sở để hoạch định các chiến lược cạnh tranh của ACB Hà Nội trong thời gian qua.
2.2.2. Thực trạng về các hoạt động Marketing cụ thể của ACB Hà Nội
2.2.2.1. Thực trạng về hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của ACB Hà Nội
Cùng với phương châm hoạt động “luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”, ACB Hà Nội đã không ngừng đa dạng hoá các loại sản phẩm, mang lại cho khách hành ngày càng nhiều những dịch vụ hữu ích, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Khách hàng của ACB Hà Nội rất đa dạng từ các khách hàng cá nhân đến các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…mỗi loại khách hàng khác nhau lại có các nhu cầu khác nhau như nhu cầu về vay vốn, về tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ…Do đó ACB Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu, phân tích đặc điểm của từng loại khách hàng để biết được nhu cầu của họ. Từ đó ACB Hà Nội đưa ra các sản phẩm phù hợp đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Hiện tại các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khá là phong phú và đa dạng, và được phân chia thành ba loại chính đó là: các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp
+ Các dịch vụ ngân hàng hiện đại gồm có : Dịch vụ ngân hàng qua Internet, dịch vụ Mobile Banking 997, dịch vụ Home Banking