Thuốc Cường Phó Giao Cảm Đường Tiêu Hoá “ Cisaprid ”

Dẫn xuất benzimidazol: Domperidon

Tác dụng : kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng không ảnh hưởng đến sự bài tiết của dạ dày

Chỉ định

+ Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn nặng (đặc biệt ở người đang dùng thuốc độc tế bào).

+ Chứng buồn nôn và nôn, cảm giác chướng bụng, khó tiêu sau ăn do thức ăn chậm xuống ruột.

Chống chỉ định: nôn sau mổ, chảy máu đường tiêu hóa, trẻ dưới 1 tuổi và không dùng dài ngày thường xuyên.

Chế phẩm và liều lượng

+ Motilium : người lớn uống ngày 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 20mg trước ăn 15 phút. Bệnh nhân nặng tiêm tĩnh mạch 1 – 2 ống /ngày. Trẻ em uống 1/2 thìa cà phê/10kg hỗn dịch uống, trước các bữa ăn hoặc đặt trực tràng 4mg/kg/ngày chia nhiều lần.

Viên nén :10mg

Hỗn dịch uống : 30mg/30ml Thuốc đạn : 30mg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

Thuốc tiêm 2ml : 10mg

+ Elitan (metoclopramid): người lớn uống 10mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ em 2 – 7 tuổi = 1/2 liều người lớn hoặc đặt thuốc đạn 0,5mg/kg/ngày, trẻ < 2 tuổi uống 0,5mg/kg/ngày chia 3 lần.

Dược lý học - 33

Dung dịch uống 5ml : 5mg Ống 2ml :10mg

Thuốc đạn : 10mg, 20mg


5.2. Thuốc cường phó giao cảm đường tiêu hoá “ Cisaprid ”

Tác dụng

+ Tăng nhu động thực quản, tăng áp lực qua tâm vị.

+ Tăng nhu động dạ dày – tá tràng, nhanh làm dạ dày rỗng.

+ Tăng chuyển vận của dạ dày – ruột non - ruột già.

Chỉ định : trào ngược thực quản, chậm tiêu

Chế phẩm và liều lượng

+ Prepulsid (cisaprid) : người lớn uống 10mg/lần trước ăn 15 – 30 phút, ngày 4 lần. Trẻ em 0,15 – 0,3mg/kg/ngày, chia 4 lần. Viên nén : 10mg, 20mg

+ Esorid (cisaprid): người lớn uống 5mg/lần, 2 – 3lần/ngày. Trẻ em 1/2 viên/lần, ngày 2 lần. Viên nén : 5mg.

5.3. Thuốc tác dụng trên hệ enkephalinergic

Các receptor của hệ enkephalinergic tại ruột có tác dụng điều hòa nhu động ruột bằng cách kích thích trên cơ giảm vận động và chống co thắt trên cơ tăng vận động.

Trimebutin (dibridat)

+ Cơ chế : kích thích receptor enkephalinergic ở ruột khi có rối loạn

+ Chỉ định: liệt ruột sau mổ, rối loạn chức năng ống tiêu hoá (đau bụng, đau do co thắt, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón).

+ Liều lượng : người lớn uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc1 thìa canh dịch treo/lần hoặc đặt 1 - 2 viên thuốc đạn. Tiêm bắp hay tĩnh mạch khi có đau cấp. Trẻ em uống siro 1/2 – 1 thìa canh/lần, 2- 3 lần/ngày, tuỳ tuổi.

Viên nén hay viên đạn : 100mg Ống 5ml : 50mg

Lọ 250ml : 1,2g bột pha dịch treo uống

Racecadotril (hydrasec)

Làm giảm tiết dịch ruột và điện giải của niêm mạc ruột khi bị viêm hoặc do độc tố vi khuẩn kích thích( không tác dụng trên ruột bình thường).

Hay dùng trong tiêu chảy cấp. người lớn uống 1 viên lúc đầu sau đó cứ 8 giờ uống 1 viên, không quá 4 viên/ngày. Không dùng cho trẻ < 15 tuổi.

Viên nang: 100mg


6. Thuốc chống co thắt và làm giảm nhu động ruột

Do tác dụng chống cơ thắt cơ trơn theo các cơ chế khác nhau, các thuốc được dùng điều trị các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá, đường mật và đường sinh dục - tiết niệu

6.1. Thuốc huỷ phó giao cảm ngoại biên ( thuốc không vào thần kinh trung ương do có amin bậc 4)

Buscopan: người lớn uống 1 - 2 viên /lần, ngày 3 - 5 lần hoặc tiêm ( bắp, dưới da, tĩnh mạch) 1 ống/lần, ngày vài lần. Trẻ em tiêm 1/4 ống/lần, ngày 3 lần.

Viên nén: 10mg Ống 1ml : 20mg

Luostyl (difemerin): người lớn uống 3 - 4 viên/ngày. Tiêm bắp 1 - 3 ống/ngày Viên nang: 2,5mg, ống 1ml : 1mg


6.2. Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp

Mebeverin

+ Thuốc tổng hợp, tác dụng chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hoá và đường mật.

+ Chỉ định : đau ruột co thắt (đại tràng), đau đường mật

+ Liều lượng : người lớn uống 1 viên/lần, ngày 4 lần (20 phút trước ăn), sau đó dùng liều duy trì 1 – 2 viên/ngày. Dùng được cho cả người bị bệnh glocom và u tiền liệt tuyến. Viên bọc hay nang: 100mg

Phloroglucinol (spasfon): người lớn uống 6 viên/ngày chia 2 - 3 lần Viên nén hay viên đạn: 40mg, 80mg, 150mg

Alverin (spasmaverin)

Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu và mạch máu, 3 lần mạnh hơn papaverin, độc = 1/3 papaverin. Người lớn uống 40 - 60 mg/lần, ngày 3 – 4 lần hoặc đặt 1 – 2 viên đạn/ngày.

Viên nén hoặc viên nang: 40mg, 60mg

Drotaverin (nospa): người lớn uống 40 – 80mg/lần, ngày 3 lần. Tiêm dưới da 1 – 2 ống/lần, ngày 1 – 3 lần hoặc tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ống.

Viên nén : 40mg Ống 2ml = 40mg

Có thể tiêm vào động mạch khi bị co thắt mạch ngoại vi


7. Thuốc chống tiêu chảy

Ngoài điều trị tiêu chảy bằng kháng sinh, còn dùng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc chống xuất tiết (vì gây mất điện giải), chống lại sự tăng nhu động ruột (vì gây tiêu chảy và đau).

7.1. Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột

Các thuốc có khả năng gắn với protein của niêm mạc tiêu hoá tạo thành một lớp mỏng bao phủ niêm mạc.

Các thuốc

+ Smecta : xem phần thuốc chữa viêm loét dạ dày.

+ Actapulgite : ngoài bảo vệ niêm mạc ruột, thuốc còn hấp phụ các độc tố của vi khuẩn, các hơi khí trong ruột. Người lớn uống 3 gói/ngày (xa các thuốc khác 2 giờ). Trẻ em uống 1/2 gói/lần, ngày 2 – 3 lần. Gói bột : 3g


7.2. Các chất làm giảm tiết dịch ruột và giảm nhu động ruột

Là thuốc tổng hợp tác dụng theo kiểu morphin do có cấu trúc giống morphin

Tác dụng

+ Làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa.

+ Tăng vận chuyển nước và điện giải từ lòng ruột vào máu.

+ Tăng trương lực cơ thắt hậu môn.

Chỉ định

+ Điều trị ỉa chảy cấp không do nhiễm khuẩn sau bù nước và điện giải bằng oresol.

+ Điều trị ỉa chảy mạn do rối loạn chức năng ruột, viêm đại tràng.

Chống chỉ định: trẻ dưới 13 tuổi, ỉa chảy do nhiễm khuẩn, viêm đại tràng màng giả.

Chế phẩm và liều lượng

+ Loperamid (altocel): nang trụ 2mg, uống 2 viên lúc đầu, sau cứ 4 giờ uống 1 viên, ngày không quá 4 viên.

+ Loperamid oxyd (arestal): là tiền thân của loperamid, người lớn uống 2mg lúc đầu, sau đó 1mg sau mỗi lần đại tiện cho đến hết tiêu chảy. Tối đa 8mg/ngày. Không dùng cho trẻ < 12 tuổi.

+ Diphenoxylat (diarsed): viên nén gồm 2,5mg diphenoxylat + 0,025mg atropin sulfat, lúc đầu uống 2 viên, bổ xung 1 viên/lần, ngày không quá 6 viên.


7.3. Vi khuẩn và nấm

7.3.1. Lactobacillus acidophilus

Vi khuẩn sản xuất acid lactic và 2 chất diệt khuẩn: lactocidin và acidophillin. Có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B.

Bình thường trong lòng ruột có sự cân bằng giữa vi khuẩn huỷ saccharose và vi khuẩn huỷ protein. Khi các chất tấn công vi khuẩn huỷ saccharose như rượi, stress, nhiễm khuẩn, kháng sinh... sẽ gây ra sự mất cân bằng, làm tăng vi khuẩn huỷ protein, dẫn đến rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, trướng bụng).

Lactobacillus acidophilus có tác dụng:

+ Lập lại thăng bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột.

+ Kích thích vi khuẩn huỷ saccharose phát triển.

+ Kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột

+ Diệt khuẩn

Chỉ định : điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn ở ruột

Chế phẩm và liều lượng

+ Antibio: gói bột 1g chứa 100.000.000(108) vi khuẩn sống. Người lớn uống ngày 3 gói chia 3 lần. Trẻ em uống ngày 2 gói chia 2 lần. Vi khuẩn sống được 2 ngày trong dịch vị, 5 ngày trong ruột và 8 ngày trong tá tràng.

+ Lacteol ( chứa vi khuẩn đã bị giết bởi nhiệt)

Viên nén 0,5g có 450.000.000 vi khuẩn lactobacilus acidophilus, Ống 7ml có 350.000.000 vi khuẩn

Người lớn uống 2 ống/ lần, ngày 4 lần hay 5 viên/lần, ngày 3 – 5 lần. Trẻ em ỉa chảy cấp uống 1 ống/lần, ngày 4 lần hay 3 viên/lần, ngày 5 lần.

7.3.2. Saccharomyces boulardii

Là nấm men có tác dụng :

+ Tổng hợp vitamin nhóm B (B1, B2, B6, PP)

+ Kìm khuẩn invivo và invitro

+ Diệt candida albicans

Chỉ định

+ Điều trị dự phòng tiêu chảy do dùng kháng sinh.

+ Tiêu chảy cấp ở mọi lứa tuổi.

Vì nấm men là dạng tế bào sống nên không được uống với nước quá nóng (> 500 C), quá lạnh hoặc có rượi.

Chế phẩm: Ultra – Levure viên nang chứa 56,5mg vi khuẩn đông khô, uống 1 viên/lần, ngày 4 lần


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày tác dụng, cơ chế, chỉ định của các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng ?

2. Trình bày tác dụng và chống chỉ định của các thuốc điều hòa chức năng vận động đường tiêu hóa ?

3. Trình bày tác dụng, chỉ định của thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp ?

4. Trình bày tác dụng, chỉ định của thành phẩm vi khuẩn và nấm có tác dụng chống tiêu chảy?


THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN HÔ HẤP


Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng, chỉ định và liều lượng của các thuốc long đờm.

2. Trình bày tác dụng, chỉ định và liều lượng của các thuốc chữa ho.

3. Trình bày tác dụng, chỉ định và liều lượng của các thuốc chữa hen


1. Thuốc làm thay đổi bài tiết dịch phế quản

– Dịch phế quản được bài tiết ra từ:

+ Tế bào đài tiết dịch sánh, nhờn do có nhiều mucoprotein và mucopolysacarid, không có dây thần kinh chi phối.

+ Các tuyến tiết của niêm mạc và thanh mạc, có dịch lỏng. Có nhiều dây thần kinh thực vật chi phối.

+ Ngoài ra còn có dịch thấm của thành phế quản là dịch lỏng.

– Dịch khí – phế quản là chất làm dịu tự nhiên của niêm mạc đường hô hấp. Dịch nhày, có tác dụng bám dính các hạt bụi, vi khuẩn, sau đó nhờ hệ thống lông mao đẩy chúng ra ngoài.

– Bình thường, dịch thừa bị không khí làm bay hơi hoặc được hấp thu. Nhưng phần lớn được chuyển lên khí quản do tiêm mao và rơi vào ống tiêu hoá. Thể tích dịch thường từ 1 – 10ml/kg/24 giờ tuỳ theo loài và theo mùa.


1.1. Thuốc làm giảm tiết

Thuốc huỷ phó giao cảm (atropin),

– Thuốc kháng histamin H1.

Trong lâm sàng ít dùng vì làm chất tiết đặc quánh, khó tống ra ngoài và dễ gây xẹp phế nang.


1.2. Thuốc làm long đờm

1.2.1. Thuốc làm lỏng tiết dịch : các thuốc tác dụng theo 2 cơ chế:

Kích thích các receptor từ niêm mạc dạ dày để gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp. Ở liều điều trị thường gây kích ứng dạ dày và có thể gây nôn, các thuốc gồm:

+ Natri iodid và kali iodid uống 1 – 2g/ngày. Dùng kéo dài làm tích luỹ iod nên hiện nay hầu như không dùng.

+ Natri benzoat uống 1- 4g/ngày, dùng kéo dài làm tích luỹ natri

+ Amoni acetat 0,5 – 1g/ngày, không dùng cho người suy gan, thận.

+ Ipeca hoặc ipecacuanha: trong trường hợp ho và có đờm dùng liều thấp (tối đa là 1,4mg), liều cao gây nôn. Hoạt chất là thành phần trong siro Dessessartz.

Các thuốc trên hiện nay rất ít dùng

Kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết : thường dùng các tinh dầu bay hơi như terpin (chưng cất từ tinh dầu terebenthin), gaicol, eucallyptol. Các tinh dầu này còn có

tác dụng sát khuẩn. Không dùng tinh dầu gaicol cho trẻ em < 30 tháng tuổi.

1.2.2. Thuốc làm tiêu nhày ( long đờm)

1.2.2.1. N – acetylcystein

BD : Mycomyst, acemux, exomux, mitux, meko, mucosol, mysoven…

Tác dụng

+ Làm thay đổi cấu trúc, làm giảm độ nhớt của chất nhày, vì vậy các “nút” nhày có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi đường hô hấp nhờ phản xạ ho và khạc đờm.

+ Acetylcystein và các thuốc có nhóm thiol tự do có tác dụng cắt đứt các cầu disulfit (- S - S -) của các sợi mucopolysaccharid nên làm lỏng dịch tiết của phế quản.

+ Thuốc có thể làm phá vỡ hàng rào nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày nên dùng thận trọng cho người có tiền sử bệnh dạ dày - tá tràng.

Chỉ định

+ Làm thuốc tiêu đờm (nhày) trong bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính...

+ Làm sạch thường qui trong mở khí quản.

+ Dùng để giải độc khi dùng quá liều paracetamol.

Chống chỉ định: tiền sử bệnh hen (vì có nguy cơ gây co thắt phế quản), dùng cùng thuốc chống ho và thuốc giảm tiết dịch phế quản.

Cách dùng và liều lượng

Người lớn uống 200mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ em uống 200 – 400mg/ngày chia 2 lần tuỳ tuổi.

Khí dung 3 - 5 ml dung dịch 20%, ngày 3 - 4 lần

Nhỏ trực tiếp vào khí quản 1- 2 ml dung dịch 10 - 20% một giờ 1 lần để làm sạch khí quản

Lưu ý: do tác dụng nhanh nên có thể làm tràn dịch trong khí quản nếu người bệnh không có khả năng ho để tống kịp thời đờm ra ngoài.

Viên nén 200mg Gói bột 200mg

Thuốc hít qua miệng, thuốc nhỏ vào khí quản và thuốc uống dung dịch 10%, 20%

1.2.2.2. Carbocystein

BD : flemex, fluditex 2%, 5%, mucosan, solmux, phinathiol, rhinathiol…

– Tác dụng, chỉ định và chống chỉ định : tương tự acetylcystein.

– Cách dùng và liều lượng : người lớn ngày uống 4 – 6 viên chia 2 – 3 lần hoặc ngày 3 thìa canh siro chia 3 lần. Trẻ em < 5 tuổi uống ngày 2 lần mỗi lần 1/2 thìa cà phê. Trẻ

> 5 tuổi uống ngày 3 lần mỗi lần 1 thìa cà phê.

Viên nang 375mg

Sirô 250mg/5ml (cho người lớn) và 100mg/5ml ( cho trẻ em)

1.2.2.3. Diacetylcystein

BD : mucothiol

Tác dụng, chỉ định và chống chỉ định : tương tự acetylcystein.

Liều lượng : người lớn và trẻ > 7 tuổi uống ngày 600mg chia 3 lần, trẻ 2 – 7 tuổi uống 400mg/ngày chia 2 lần

Gói thuốc bột 150mg Viên nén 200mg

1.2.2.4. Ambroxol

BD : Ambril, ambro, muxol. halixol, mucosolvan, mucolyse…

Là chất chuyển hóa của Bromhexin, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định tương tự brohexin

Người lớn và trẻ em > 10 tuổi uống 30mg/lần, ngày 3 lần, sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài

Trẻ em 5 – 10 tuổi uống 15mg/lần, ngày 3 lần , nếu dùng kéo dài 2 lần/ngày Viên nén 30mg

Dung dịch uống lọ 30m/5ml Thuốc tiêm 2ml = 15mg

1.2.2.5. Bromhexin

Là thuốc tổng hợp từ hoạt chất dược liệu là vasicine

BD : bidivon, bisolvon, bixovom, broma, disolvon, mucine, paxirasol…

Tác dụng

+ Thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử cực mucopolysaccharid, cắt đứt các sợi cao phân tử này, làm điều biến hoạt tính của tế bào tiết nhày. Kết quả thay đổi cấu trúc và giảm độ nhớt của chất nhày nên dịch nhày (đờm) dễ bị tống ra ngoài nhờ phản xạ ho, khạc đờm.

+ Làm tăng sự xâm nhập của kháng sinh vào dịch tiết phế quản (amoxicilin, cefuroxim,erythromycin….)

Chỉ định và chống chỉ định : tương tự acetylcystein

Cách dung và liều lượng

+ Người lớn và trẻ > 10 tuổi uống 8 mg một lần, ngày 3 lần hoặc 3 thìa canh/ngày chia 3 lần. Trẻ 5 - 10 tuổi uống 4mg/lần. Trẻ 2 - 5 tuổi uống 2mg/lần.

+ Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chỉ dùng trong trương hợp nặng như suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhày sau can thiệp phẫu thuật . Liều tiêm tĩnh mạch chậm (2 - 3 phút) 4 mg, ngày 2 - 3 lần..

Viên nén hay bọc đường 4mg, 8 mg Ống tiêm 2ml = 4mg

Lọ dung dịch uống 60ml, 150ml chứa 120mg và 300mg

1.2.2.6. Eeprazinon

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí