Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn (Cultural Ecotourism Resources)


hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này.

Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 4, Điều 4, Chương I, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch” [16].

Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 1, Điều 13, Chương II, “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác” [16].

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.1.8. Tài nguyên du lịch nhân văn (Cultural Ecotourism resources)

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm (Cultural tourism resources): các di tích lịch sử - văn hoá các loại, các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, ẩm thực và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác, có khả năng thu hút con người để sử dụng phục vụ du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn rất đa dạng và phong phú, bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại, các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng, các di sản văn hoá bản địa truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể khác có thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn vật thể bao gồm di sản văn hóa thế giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn phi vật thể gồm di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, sự kiện thể thao văn hóa.

Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa - nhân văn địa phương. Các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 4

1.1.9. Khái quát về cây sen

Cây sen

Cây sen, tên khoa học Nelumbo Nucifera, tên gốc tiếng Trung văn là hà hoa, hay liên hoa, là loại cây thủy sinh sống nhiều năm, được trồng nhiều ở các nước Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia.

Cây sen là loài thực vật thủy sinh sống ở đầm, hồ, được trồng bằng hạt hay bằng củ, thích nghi phát triển tốt trong môi trường đất nhão, ngập nước sâu thiếu oxy, và sinh trưởng tốt nhất trong đất nhiều vào mùa nước nổi.

Cây sen có có rễ, thân, hoa và quả. Lá sen to, cuống lá dài đưa lá lên khỏi mặt nước, phiến lá có gân hình lọng, lá sen to với đường kính tới 20cm - 60cm. Hoa sen thường mọc trên các thân to và nhô cao phía trên mặt nước, có các màu sắc dao động từ màu trắng tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt và có hương thơm.

Cây sen có 125 giống sen, được chia làm ba nhóm [30: 7].

Nhóm 1: cây sen cho củ, thường có hoa màu trắng, loại sen này cho năng suất củ rất cao, phát triển nhanh, chất lượng củ tốt, nhưng giống này ít có hoa và gương nhỏ và ít hạt.

Nhóm 2: cây sen cho hoa, thường có hoa to, có một hay hai tầng cánh, màu sắc đẹp như màu trắng, tuyết, vàng, tím, hồng. Cây sen vẫn cho gương nhưng gương nhỏ, hạt ít, năng suất kém, không cho củ.

Nhóm 3: là loại sen cho hạt, hạt to, thường cho nhiều hoa, hoa to có hương thơm, thân rễ mảnh nhỏ, chỉ có một tầng lá, màu hồng nhạt, có tỉ lệ hạt chắc cao, phát triển tốt, ít bệnh, nhóm sen này không cho củ.


1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000ha, trãi rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Địa hình toàn vùng Đồng Tháp Mười giống như lồng chảo, xung quanh cao.

Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, giải thích địa danh Đồng Tháp Mười với các giả thiết như:

Giả thuyết I: Ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời Quốc Vương, mỗi ông xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng; ngôi tháp của ông vua thứ 10 là ngôi tháp mà chúng ta đang nói. Từ đó, có lời đồn là trong Tháp Mười có vàng.

Giả thuyết II: Cho rằng đây là cái chùa - tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp xuống, nối liền các chùa - tháp này là các con đường lót đá.

Giả thuyết III: Đây là cái tháp 10 tầng của Chân Lạp; có lẽ, theo thuyết này nên chính quyền Ngô Đình Diệm, vào năm 1958, cho xây lại một cái tháp 10 tầng cao 42m, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế), một loại hình kiến trúc Trung Quốc.

Giả thuyết IV: Đây là tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc 10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng giặc Pháp.

Còn tư liệu thành văn cho thấy vùng đồng Tháp Mười (chữ đồng không viết hoa) lần lượt có tên gọi:

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (hoàn thành khoảng 1820): ở tập Thượng, vùng đồng Tháp Mười được gọi là Vô- tà - ôn (tr.14), chằm lớn, với tư cách là một danh từ chung (tr.63) là Lâm Tẫu (tr.69).

Sách Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt (hoàn thành sau Gia Định thành thông chí vài chục năm): ở tập Trung, vùng này, được gọi là chằm Mãng Trạch (tr.9) và là hồ Pha Trạch (tr.20).

Bản đồ của Pháp vẽ năm 1862 (để thi hành Hòa ước Nhâm Tuất), vùng này được ghi là Plaine inondée couverte d’herbe tức Cánh đồng ngập nước đầy cỏ), sau đó họ ghi gọn lại là Plaine des Joncs (tức Đồng Cỏ Lát hay Đồng Cỏ Bàng) [10].


Tỉnh Đồng Tháp là một trong mười ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tọa độ địa lý từ 105011'15” đến 105056'42” kinh độ Đông và từ 100 7'15” đến 100 58'18” vĩ độ Bắc.

Ranh giới của tỉnh Đồng Tháp:

- Phía Bắc giáp Campuchia, có biên giới chung dài 48,7km, từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Sở Thượng và Thường Phước.

- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

- Phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 huyện, thị xã, thành phố, gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự; 1 thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ). Tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 khu vực là vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền.

Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp: 3.374km2.

Dân số của tỉnh Đồng Tháp: gần 1.674.840 người (2007), trong đó nam giới là 711.230 người, nữ giới là 767.264 người, mật độ 496 người/ km2. Trong đó khu vực thành thị 193.239 người, khu vực nông thôn 1.285.255 người1.

Đồng Tháp có hệ thống đường Quốc lộ QL30, QL80, QL54 cùng với Quốc lộ N2, kết nối tỉnh Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Quốc lộ QL30 giáp Quốc lộ QL1A tại ngã ba An Hữu (Cái Bè - tỉnh Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, Quốc lộ QL80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang.

Quốc lộ QL54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà

Vinh.


1 Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Diện tích, dân số và mật độ dân số.


Các Tỉnh lộ ĐT851, ĐT852, ĐT853, đi đến thị xã Sa Đéc với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long.

Mạng giao thông đường thủy thuận lợi. Sông Tiền, sông Hậu kết nối Đồng Tháp với các tỉnh trong Đồng Bằng sông Cửu Long và TP. HCM, thuận tiện trong giao thương với các tỉnh vùng và mở rộng đến Campuchia.

Huyện Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra từ huyện Cao Lãnh. Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (tỉnh Long An), phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), phía Tây giáp huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).

Huyện có thị trấn Mỹ An và 12 xã gồm: Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hoà, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ, Trường Xuân. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km, và cách Thành phố Cần Thơ khoảng 95km.

Diện tích tự nhiên huyện Tháp Mười: 52.800ha, chiếm gần bằng 17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp, chiếm 8,22% diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45.774ha và đất phi nông nghiệp chiếm 7.026ha.

Dân số huyện Tháp Mười: 136.876 người (2010)2

Về giao thông đường bộ, huyện Tháp Mười có 5 trục giao thông chính:

Quốc lộ N2 nối liền với Quốc lộ QL622 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười, trục đường kết nối từ tỉnh Long An - huyện Tháp Mười - huyện Cao Lãnh, là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam.

Tỉnh lộ ĐT844, kết nối huyện Tháp Mười với huyện Tam Nông và tỉnh Long

An.

Tỉnh lộ ĐT847, là tuyến đường chính kết nối giữa huyện Cao Lãnh, Thành

phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười.


2 Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tháp Mười đến năn 2020.


Tỉnh lộ ĐT846, kết nối Gò Tháp với xã Đốc Binh Kiều - tỉnh Tiền Giang và xã Mỹ Quý - Quốc lộ QL30 với huyện huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, và xã An Hữu (huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang).

Tỉnh lộ ĐT845 từ xã Mỹ An, xã Trường Xuân, kết nối tỉnh lộ ĐT844 đến huyện Tam Nông và Quốc lộ QL30.

Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện và hệ thồng đường bê tông nông thôn liên xã.

Huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, nhưng vùng đất phía Nam và phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 đến 2m so với mặt nước biển. Huyện Tháp Mười đáng chú ý là hai gò: gò Động Cát thuộc xã Mỹ Quý và gò Tháp Mười thuộc xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều.

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa

Điều kiện tự nhiên

Xã Mỹ Hòa thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập từ trước năm 1975, bao gồm xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều ngày nay. Đến năm 1984 tách ra thêm xã Tân Kiều, theo Quyết định số 36-HĐBT, ngày 06 tháng 03 năm 1984 của Hội Đồng Bộ Trưởng, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giải thể 4 xã gồm xã Mỹ Hoà, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ, để thành lập 6 xã và một thị trấn gồm xã Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và thị trấn Mỹ An.

* Vị trí địa lý

Vị trí xã Mỹ Hòa, phía Đông Bắc giáp với xã Tân Kiều, phía Tây Bắc giáp với xã Trường Xuân, phía Nam giáp với xã Mỹ Đông và thị trấn Mỹ An, phía Tây giáp với xã Mỹ Quý. Mỹ Hòa cách thành phố Cao Lãnh khoảng 39km, cách thị trấn Mỹ An khoảng 11km.

* Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Hòa: 3.800ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa 3.064ha, đất phi nông nghiệp 560ha, 418ha trồng rừng, 96ha cây màu,


trong đó có 22,5ha trồng dưa hấu, 78ha trồng sen, trong đó có 20ha trồng sen hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen3.

Đất đai xã Mỹ Hòa có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, đất xám, nhóm đất cát pha sét.

Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười nói chung nằm trong vùng đất trũng ngập nước rất phù hợp cho trồng lúa nước, cây ăn trái, hoa kiểng.

Trong các nhóm đất ở Mỹ Hòa, nhóm đất phù sa trũng ngập nước rất thuận lợi phù hợp cho cây sen phát triển.

* Khí hậu

Mỹ Hòa có khí hậu gần như đồng nhất chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, thời tiết gần như đồng nhất chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ ngày, lượng mưa trung bình từ 1,410mm, chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm. Từ tháng 06 đến tháng 11 là mùa nước lũ, nước từ thượng nguồn Mekong tràn về, mực nước ngập trung bình từ 1m trở lên trên các cánh đồng nước ngập sâu đến 1m trở lên.

Những đặc điểm về khí hậu như trên rất thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp, cây nhiệt đới, lúa, các loại cây thủy sinh như cây sen, cây súng, cây củ ấu, cây lục bình phát triển.

* Địa hình

Địa hình xã Mỹ Hòa tương đối bằng phẳng, nằm khu vực Gò Tháp Mười, có độ cao khoảng 2m đến 5m so với mực nước biển, là nơi tập trung nhiều giồng cát quanh co như uốn lượn, có kích thước tương đương nhau với chiều dài khoảng 500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi. Gò Tháp Mười về mùa nước nổi ít khi bị ngập, trừ những năm có lũ lụt lớn. Ngoài phần đất gò, đất đồng bằng là vùng đất


3 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.


trũng ngập nước. Đất trũng ngập nước này là môi trường rất thích hợp cho các loài cây thủy sinh phát triển, vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của Đồng Tháp Mười xưa.

* Nguồn nước

Mỹ Hòa được thừa hưởng chung nguồn nước sông Tiền, sông Sở Thượng, sông Sở Hạ ở Hồng Ngự, sông Vàm Cỏ đổ vào với hệ thống kênh rạch chằng chịt của Đồng Tháp Mười.

Nguồn nước bề mặt khá dồi dào, nước ngọt quanh năm, hầu hết không bị nhiễm mặn, chỉ còn một vài vùng đất nhỏ trũng sâu bị nhiễm phèn nhẹ. Nguồn nước từ các kênh rạch là nguồn nước ngọt chính sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và tưới tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nguồn tài nguyên nước ngầm tại xã Mỹ Hòa không lớn như các vùng khác trong Đồng Tháp Mười.

* Thảm động - thực vật

Động vật nơi đây khá phong phú, đa dạng, có nhiều loài như rắn, rùa, cá, cua đồng, các loài chim nhiều loại bò sát. Tiêu biểu như: các lóc, cá rô, các sặt, cá trê, cá kèo; chim có nhiều loài như trích cồ, trích nước, dòng dọc, có ốc, cò trắng,cò lửa, vạc, diệc lửa, le le, vịt trời, sáo, bìm bịp, cu cưỡng, cồng cộc.

Nguồn rừng có quy mô nhỏ, cây tràm chiếm diện tích nhiều nhất, tập trung tại khu vực Gò Tháp. Ngoài ra, còn có các loại cây cổ thụ như cây trôm, cây sao dầu, cây thao lao, gừa, sộp, cà ná, cây trôm, cây trâm bầu, tre. Các khu đất trũng có nhiều loài thủy sinh như cỏ năn, cỏ lát, cây súng, cây sen, cây sậy, bèo, cây lục bình, cỏ óng.

Cây sen mọc hoang rải rác khắp nơi trong các vũng đất trũng có nước ở Mỹ Hòa, sen mọc hoang tự nhiên còn rất ít, thay vào đó là cây sen được trồng trên các cánh đồng.

* Hệ thống giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ xã Mỹ Hòa rất thuận tiện gồm có:

Tỉnh lộ ĐT844, ĐT845 kết nối hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều với các đường Tỉnh lộ và Quốc lộ đến các xã trong huyện Tháp Mười, các huyện trong tỉnh Đồng Tháp và đến các tỉnh Tiền Giang, Long An, An Giang và Campuchia.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023