Khái Quát Du Lịch Sinh Thái Đồng Sen Tại Xã Mỹ Hòa


Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Tỉnh lộ ĐT844 đến khu bảo tồn sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Quốc lộ N2 và Quốc lộ QL62 đến tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An đến cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa, Tỉnh Long An) đi TP HCM (huyện Bình Tân, Củ Chi) và Campuchia.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối Tỉnh lộ ĐT844 và Quốc lộ QL30 đến Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang) và Campuchia.

Ngoài ra, các khu dân cư đều có đường bê tông rộng từ 2,4m theo tiêu chí nông thôn mới.

* Hệ thống giao thông đường thủy

Hệ thống giao thông đường thủy xã Mỹ Hòa rất thuận lợi, thông suốt từ kênh Vành Đai Gò Tháp kết nối xuyên suốt với các kênh Thanh niên, kênh Trường Xuân, kênh An Phong, các kênh này kết nối với kênh Tư Mới, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Đường Thét, kênh K307, kênh Một, kênh Đồng Tiến, kênh Phước Xuyên đến các huyện trong tỉnh, sông Tiền, và sông Vàm Cỏ.

* Hệ thống điện lưới quốc gia

Lưới điện quốc gia đã dẫn điện đến hầu hết các cụm đông dân cư dọc các tuyến đường Tỉnh lộ và đường nông thôn. Riêng khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen được thành lập năm cuối năm 2013, nên hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Đây là vấn đề lớn mà Chính quyền địa phương đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2016.

* Hệ thống nước sạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Hệ thống nước sạch đã dẫn đến hấu hết các cụm dân cư đông đúc dọc các tuyến đường tỉnh lộ, khu vực chợ, khu di tích Gò Tháp.

Một vài nơi trong xã có ít dân cư, trong đồng ruộng sâu, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước giếng, nguồn nước từ kênh lắng trong bằng phèn, nước uống và nấu ăn sử dụng bằng nước đóng chai.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 5

Khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn chưa có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Nước dùng cho sinh hoạt vẫn dùng nước giếng và nước lắng phèn từ


nước của kênh Vành Đai Gò Tháp. Nước dùng cho ăn uống được sử dụng bằng nước lọc đóng chai.

Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân số

Toàn xã có 10.474 người, mật độ dân số 257 người/ km2 (2010). Dân cư chủ yếu là người Kinh, một số ít người Việt gốc Hoa.

Xã Mỹ Hòa gồm có 05 ấp, được chia thành 69 tổ dân phòng liên kết gồm:

- Ấp 1 diện tích: 980 hecta, có 612 hộ, 2.662 nhân khẩu.

- Ấp 2 diện tích 361 hecta, có 442 hộ, 1.962 nhân khẩu.

- Ấp 3 diện tích 1.472 hecta, có 716 hộ, 2.997 nhân khẩu.

- Ấp 4 diện tích 615 hecta, có 375 hộ, 1.640 nhân khẩu.

- Ấp 5 diện tích 372 hecta, có 264 hộ, 1.249 nhân khẩu.

* Kinh tế - xã hội

Số người trong độ tuổi lao động 5.334 người, chiếm 53,16% dân số toàn xã, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 4.304 người, chiếm khoảng 80,7%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 936 người chiếm 17,8% và 393 người làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch đạt 9,5%.

Toàn xã có 2.409 hộ, trong đó có 286 hộ giàu, chiếm 11,87%; 756 hộ khá, chiếm 31,38%; 775 hộ trung bình, chiếm 32,17%; 334 hộ nghèo, chiếm 13,81% và

257 hộ cận nghèo, chiếm 10,66%4.

* Lĩnh vực giáo dục

Xã có bốn trường học gồm trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, trường Tiểu học Mỹ Hòa 1, trường Tiểu học Mỹ Hòa 2, trường Trung học Cơ sở Mỹ Hòa, đã phổ cập 99,83% học sinh trong độ tuổi đến trường.

Mỹ Hòa có có một trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009.

1.2.3. Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên



4 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.


Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên xã Mỹ Hòa chủ yếu là các tài nguyên du lịch sông nước, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái nông nghiệp như vườn cây ăn trái, rừng tràm, vào mùa hoa tràm nở, ong về đây làm tổ rất nhiều, mật ong cũng là một trong những đặc sản của địa phương. Ngoài ra còn có sự đa dạng sinh học với nhiều loài chim, cò, các loài cá, rắn, rùa.

Xã Mỹ Hòa còn lưu giữ cảnh quan thiên nhiên với môi trường sinh thái còn mang nhiều nét hoang sơ, với các cánh đồng lúa bát ngàn, vườn cây ăn trái và các cánh đồng sen, đồng lúa.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều. Đây là khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia, được Bộ Văn hóa thông tin công nhận năm 1998, mang đậm dấu ấn nền văn hóa Óc Eo.

Quần thể di tích Gò Tháp gồm có năm di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), miếu Bà Chúa Xứ.

Trong khu vực Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gò Tháp vào các năm 1984, 1993, đã phát hiện nhiều di vật dưới lòng đất cát pha sét, là những nét kiến trúc bằng gạch là các đền thần Mặt Trời Surya, đền thần Vishnu và đền thờ thần Shiva, có nhiều di vật cổ gồm tượng thần Vishnu của Hindu Giáo, các mẫu vật sành sứ, nữ trang, có niên đại cách đây khoảng 1500 năm của nền văn hóa Óc Eo, hiện được trưng bày tại bảo tàng Đồng Tháp. Người ta cho rằng, nền gạch đó là dấu vết sàn nhà của một cụm dân cư cổ tập trung sinh sống trong vùng rốn nước lũ trước đây.

Gò Tháp Mười là nơi cao nhất trong tất cả các gò nằm trong khu vực thuộc di tích Gò Tháp. Từ Gò Tháp đi về phía Bắc cách 100m là Tháp Cổ Tự, tương truyền ngôi chùa này được xây từ đời vua Thiệu Trị (1841-1847). Giữa gò Tháp Mười và Tháp Cổ Tự là miếu Hoàng Cô, theo người dân địa phương kể lại, miếu này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia Long.

Lễ hội Gò Tháp diễn ra hằng năm, mỗi năm hai lần, mục đích lễ hội cầu cho quốc thái, dân an. Mỗi kỳ lễ hội, có hằng trăm ngàn lượt khách hành hương từ khắp


nơi về Gò Tháp, để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo như “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng”, “múa bóng rỗi”. Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân tại địa phương và du khách khắp nơi.

Giá trị tâm linh Gò Tháp hòa quyện với cảnh quan Đồng Sen sẽ là món quà quý giá mà xã Mỹ Hòa ban tặng cho du khách, níu kéo bước chân du khách về với quê hương “Đất Sen Hồng”.

Lượng du khách hành hương này có tác động tích cực đến các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

* Văn hóa nghệ thuật

Vốn dĩ xuất phát là vùng đất “sen hồng” thơ mộng, nơi đã sản sinh ra hằng trăm điệu lý, câu hò sâu lắng, mượt mà, mênh mang đậm tình đất, tình người, nên vùng đất này đã tạo ra điệu hò Đồng Tháp. Hò Đồng Tháp là nét văn hóa riêng, với giai điệu du dương, sâu lắng tâm tư tình cảm của con người. Đặc trưng của hò Đồng Tháp là chỉ hò một mình, không có đối đáp, theo hình thức tâm tình, tự sự của con người về tình duyên, số phận, buồn vui của cuộc đời. Hò Đồng Tháp đã nổi tiếng và trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

* Các đặc sản ẩm thực

Ẩm thực xã Mỹ Hòa nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang sắc thái phong phú của ẩm thực Nam bộ. Mỹ Hòa còn có ẩm thực riêng mang màu sắc thái của “quê hương sen hồng” như cơm lá sen, lẩu sen, bánh phồng tôm Sa Giang xúc gỏi ngó sen, hạt sen rang muối, ngó sen xào, súp sen, chè sen, mứt sen, bột sữa sen uống liền, còn có rất nhiều món được chế biến từ sen phong phú về sắc thái và giàu dinh dưởng. Riêng đặc sản Mỹ Hòa nổi tiếng nhất là rượu Hồng Sen, được chế biến từ củ sen, hạt sen, tim sen theo phương pháp lên men gia truyền; nước thanh nhiệt Sen Tháp Mười đóng chai, được chế biến từ củ sen và tâm sen; sữa sen đóng chai Tháp Mười được chế biến từ hạt sen; hạt sen rang bơ. Các sản phẩm đều có giá trị dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe, đang được mọi người tin dùng.


1.2.4. Khái quát du lịch sinh thái Đồng sen tại xã Mỹ Hòa

Đồng Sen là vùng sinh thái trong nhóm hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước ngọt đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, rất thích hợp cho cây thủy sinh phát triển trong đó có cây sen. Dân cư địa phương dựa vào điều kiện thuận lợi đất đai và khí hậu, để canh tác trồng sen nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp. Quy mô diện tích đồng sen phụ thuộc điều kiện đất đai và kinh tế của dân cư địa phương, có thể có một hộ trồng riêng rẻ hay nhiều hộ canh tác liền kề với nhau.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, là hoạt động du lịch sinh thái dựa cảnh quan sắc thái hoang sơ của các cánh đồng sen bạt ngàn kết hợp với văn hóa địa phương tại xã Mỹ Hòa, để khai thác thu hút khách du lịch với sự tham gia, tổ chức, quản lý của dân cư địa phương theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm để phát triển du lịch địa phương, chia sẽ lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch cũng như nâng cao thu nhập cho dân cư địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

1.4. Giá trị vật chất của cây sen

Thành phần dinh dưỡng của sen

Củ sen và hạt sen có ít chất béo, chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm đường, protein, kali, calcium, phốt pho, đồng, sắt, mangan, kẽm, magiê, natri, vitamin A, B6, C, axit pantothenic, chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe. [Bảng 1.1].

Sen trong ẩm thực

Từ những giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống tình thần, giá trị dinh dưỡng, y học của sen, kết hợp với sự sáng tạo của người Việt, đã đưa sen lên đỉnh cao văn hóa ẩm thực.

Xa xưa, sen đã xuất hiện trong các món ăn cung đình, sen là món ăn hấp dẫn bổ dưỡng, các món ăn được chế biến từ sen đã làm tăng thêm dinh dưỡng, phong phú đa dạng món ăn Việt, như chè sen, mứt sen, lẩu sen, súp sen, ngó sen xào, cơm lá sen, cá lóc nướng trui cuốn lá sen.

Sen trong y học dân tộc


Liên Tử là hạt sen già, đã bóc bỏ vỏ xanh bên ngoài, còn màng lụa mỏng được phơi khô. Tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, chữa di tinh, an thần, thần kinh suy nhược.

Liên Tâm là tâm sen, mầm sen, nằm giữa hạt sen. Tác dụng thanh tâm, giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ tim và an thần.

Liên Tu là tua nhụy đực của hoa sen, bỏ hạt gạo, phơi khô. Tác dụng thanh tâm, bổ thận, trị các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm.

Liên Phòng là gương sen già đã lấy hết hạt, phơi khô. Tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, tiểu có máu và chứng xuất huyết khác.

Liên Ngẫu là củ sen và ngó sen. Tác dụng cầm máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho. Ngoài ra, củ sen có chứa natri, vitamin C, kali có tác dụng kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể, điều hòa nhịp tim, điều hòa huyết áp ở mức ổn định, tăng sức đề kháng.

Hà Diệp là lá sen. Công dụng trị đau bụng, tiêu chảy và chứng xuất huyết do nhiệt. Trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa và chữa trị béo phì, cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.

1.5. Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt

Hình tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt

“Trong đồng gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Vị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Từ hằng ngàn năm qua, hoa sen đã trở thành biểu tượng văn hóa, cốt cách của người Việt, là loài hoa duy nhất tại Việt Nam đầy đủ ý nghĩa nhân sinh cao quý, ý chí sức sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Dù có trải qua bao cuộc đổi thay, sen vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng, gợi một tinh thần cao thượng. Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, thuần khiết, tao nhã, hoa sen đã vươn lên đỉnh cao của các loài hoa, giữ được giá trị chân, thiện, mỹ, sắc sen kín


đáo, đằm thắm, dù màu sắc gì, hoa sen vẫn quyến rũ lòng người, chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa Việt.

Cây sen được cho đại diện cho tính cách của người Việt, bởi cây sen sống trong bùn, đầy gian khó, sống nơi mà những loài hoa khác không thể sống được, vươn mình khoe sắc là biểu tượng của sức mạnh, thanh cao, nghị lực phi thường và trong sáng. Trong văn hóa Việt, hoa sen luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, cao quý nhất.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy hình tượng hoa sen trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, được ví cho người có tâm hồn thanh cao, trong sạch, hiền nhân, không ham danh lợi, không ô uế bởi cám dỗ trần gian.

Hoa sen rất gần gũi với người Việt, đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, gắn với đời sống tinh thần của mỗi người Việt về giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần, đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt.

Sen được xếp vào bộ “Tứ quý” gồm Sen, Lan, Cúc, Mai, xếp vào hàng “Tứ quân tử” gồm sen, tùng, trúc, cúc. Sen đã đi vào lòng người, bám rễ sâu vào tiềm thức, cuộc sống, và văn hóa của người Việt.

Hình tượng hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen là biểu tượng của linh thiêng, đỉnh cao của giá trị tâm linh, cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ dẫn đến cõi niết bàn.

Phật Giáo cho rằng hoa sen là sự giác ngộ như những con người tồn tại giữa chốn đời thường, khỏi sự tham lam, dục vọng, không bị ô nhiễm vẩy bẩn của dòng đời thường nhật. Sen mọc chốn nào, nước đục sẽ lắng trong, được ví như con người giác ngộ sẽ làm thay đổi hoàn cảnh sống. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, gương sen cho hiện tại, hạt sen cho tương lai, sự tiếp nối liên tục luân hồi. Hoa sen cũng đại diện cho cuộc hành trình của con người từ đau khổ đến giác ngộ.

Hương sen thể hiện giá trị tinh thần, luôn gắn kết với thế giới tâm linh thiêng liêng Phật. Phật giáo đã lấy hình tượng hoa sen làm Phật Đài.

Cây sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt là: trong bùn tối, vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước, rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không. Biểu trưng cho 3 tầng sống trong Phật Giáo là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới trong quan niệm Phật Giáo.


Hoa sen tạo nguồn cảm hứng trong văn học

Sen là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Hiện chưa có ai có thể thống kê có bao nhiêu bài văn thơ có hình tượng sen, mô tả nét đẹp của sen.

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến câu ca dao:

“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ”.

Tác giả: Lệ Thành Bảo Định Giang

Trích bài “Hương sen dâng Bác”

“Từ trong bùn đất ngời ngời

Vươn lên những đóa tươi thắm hồng Lung linh trong buổi rạng đông Phẩy lên trời một ánh hồng sớm mai Hương sen là chiếc cầu dài

Nối mênh mông nước mây trời xanh cao Trong thanh cao, giữa thanh cao”


Hình tượng hoa sen trong kiến trúc

Tác giả: Lệ Thành

Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín trong Phật Giáo.

Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen thể hiện rất phong phú, qua rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân trong sáng tác nghệ thuật xưa và nay. Sen xuất hiện dày đặc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phù điêu, gốm sứ, gạch ngói, hoa văn bông gió, trần nhà, vât dụng như lư hương, chân đèn, bình hoa, chén, đĩa, tảng đá kê chân cột, bệ thờ tượng Phật, trong các nơi thờ tự, đình miếu, chùa, các công trình văn hóa công cộng, đặc biệt kiến trúc chùa Một Cột, một biểu tượng kiến trúc mang hình tượng hoa sen tuyệt vời trong thời kỳ vua Lý Thái Tông, nhìn từ xa như một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, lối kiến trúc kết hợp hài hòa hai yếu tố âm dương cầu mong sức sống trường tồn, sự phát triển sinh sôi nẩy nở.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023