thẩm quyền cụ thể trong hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp đối với các CQCM, thủ trưởng các CQCM thuộc UBND cùng cấp. Mối quan hệ và sự phụ thuộc đó là cơ sở để UBND, chủ tịch UBND thực hiện có hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực cũng như trên mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương được thống nhất và hiệu quả. Trong thời gian gần đây, hoạt động tham mưu cho UBND thực hiện quản lý ngành, lĩnh vực được thực hiện thông qua các hình thức phong phú, đa dạng đó là: tham mưu trực tiếp, trình các dự thảo VBQPPL như dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; dự thảo VBQPPL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trực thuộc; dự thảo VBQPPL quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý để UBND cấp tỉnh xem xét ban hành.
Đối với hoạt động tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thì CQCM thực hiện các hoạt động trình dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị thuộc CQCM cấp tỉnh; dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Đồng thời, CQCM còn tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của CQCM cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh; giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của CQCM.
Bên cạnh các hoạt động nêu trên, CQCM thuộc UBND cấp tỉnh còn thực hiện hoạt động hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với CQCM cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu, ứng dụng
các thành tựu của khoa học, công nghệ vào trong hoạt động quản lý của mình, thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các đơn vị, bộ phận trong CQCM. Đồng thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của mình, kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân công của UBND cấp tỉnh là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với CQCM thuộc UBND. Các hoạt động này thể hiện tính đặc thù (thường kiểm tra theo chức năng của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn hay có thẩm quyền riêng trong hệ thống các cơ quan, đơn vị của bộ máy hành chính nhà nước) của CQCM nên nội dung, mục đích, phạm vi và hình thức, phương pháp tiến hành luôn có sự đổi mới cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của CQCM thuộc UBND.
Hoạt động về quản lý của CQCM thuộc UBND cấp tỉnh đối với các bộ phận (văn phòng, phòng nghiệp vụ, đơn vị sự nghiệp) đã được pháp luật quy định cụ thể hơn. Cụ thể là các CQCM quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn co các tổ chức đơn vị này, quản lý về biên chế, tiền lương cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong phạm vi quản lý của CQCM thuộc UBND cấp tỉnh. Mặt khác, về quản lý tài chính, tài sản của CQCM được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật đối với quản lý tài sản nhà nước. Trong hoạt động của mình, các cơ quan này phải bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính và các tài sản, trang thiết bị được giao. Thực hiện đúng chế độ mua sắm, sửa chữa, báo cáo đối với UBND cùng cấp và cơ quan, tổ chức hữu quan đối với các tài sản nhà nước mà CQCM quản lý, sử dụng đó.
Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đều quy định Thủ trưởng các CQCM thuộc UBND phải báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp khi được yêu cầu. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và số 14/2008/NĐ-CP tiếp tục xác định rõ mối quan hệ trong hoạt động của CQCM với HĐND cùng cấp, theo đó, Thủ trưởng các CQCM có trách nhiệm xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước. Theo quy định của pháp luật, trong khi thi hành nhiệm
vụ, các ban của HĐND cấp tỉnh có quyền yêu cầu các CQCM thuộc UBND cùng cấp cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các ban của HĐND còn tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo của các CQCM thuộc UBND. Như vậy, về hình thức mối quan hệ giữa các CQCM với HĐND cùng cấp không chỉ được thể hiện thông qua hoạt động báo cáo của UBND đối với HĐND về tổ chức, hoạt động của các CQCM, HĐND còn thực hiện quyền giám sát của mình đối với hình thức tổ chức, nội dung hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật đối với các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND cùng cấp và nhiệm vụ, chức năng cụ thể của các CQCM thuộc UBND. Pháp luật cũng quy định HĐND "phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện khi thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo hướng dẫn của Chính phủ" [99, tr. 424].
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Đổi Mới Tổ Chức Và Hoạt Động
- Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Chuyên
- Tổ Chức Của Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Nhược Điểm Và Nguyên Nhân Trong Đổi Mới Tổ Chức Cơ Quan Chuyên
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
- Những Giải Pháp Tiếp Tục Đổi Mới Tổ Chức Các Cơ Quan
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Thực tế, cùng với quá trình hình thành, phát triển của UBND ở nước ta, các CQCM được tổ chức và hoạt động khác nhau ở mỗi giai đoạn. Sự khác nhau đó thể hiện ở 3 giai đoạn đó là: a) Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1962: CQCM ở giai đoạn này được pháp luật quy định là cơ quan quản lý của Trung ương "đặt" tại địa phương, thời kỳ đầu (năm 1945), CQCM được các cơ quan nhà nước ở trung ương đặt tại địa phương để "kiểm soát" và "chỉ đạo, điều khiển" hoạt động của các CQCM.Vì vậy, vị trí của các CQCM đối với Ủy ban hành chính ở thời kỳ này chưa được xác định rõ đối với Ủy ban hành chính cấp tỉnh và cấp huyện ở địa phương, mối quan hệ giữa CQCM với cơ quan ngành dọc ở trung ương chặt chẽ hơn, thể hiện nguyên tắc tản quyền của bộ máy nhà nước ở trung ương lúc bấy giờ, theo đó, các cơ quan nhà nước ở trung ương tiến hành "đặt" các CQCM tại chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác của mình. Còn về tính chất của các CQCM đối với Ủy ban hành chính (hay Ủy ban kháng chiến) thì các CQCM vẫn được xác định là loại cơ quan "giúp việc" "tham mưu" cho UBND theo quy định của pháp luật. Giai đoạn này các CQCM được xác định là cơ quan quản lý của Trung ương ở địa phương. b) Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 2003: trong giai đoạn này, các CQCM được quy định tại mục 4, luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành hính các cấp, được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa, khóa II, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 27/10/1962. Với vị trí, tính chất là CQCM thuộc Ủy ban hành chính nên việc thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan này hay các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban hành chính do Ủy ban hành chính các cấp thành lập theo nguyên tắc và thủ tục được Hội đồng Chính phủ quy định. Tổ chức và hoạt động của CQCM theo sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính, đồng thời đối với cơ quan chuyên môn cấp trên thì cơ quan này chỉ chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật và nhiệm vụ của CQCM cấp trên. Thủ trưởng CQCM vừa chịu trách nhiệm báo cáo công tác với cơ quan hành chính cùng cấp, vừa phải báo cáo công tác với CQCM cấp trên. c) Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: CQCM được quy định là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương (mà cụ thể là quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND cùng cấp ở địa phương). Từ năm 2003 đến nay được pháp luật quy định CQCM vừa chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vừa chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên, báo cáo với Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức hoạt động của cơ quan mình. (Khoản 2, Điều 3 và Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 04/02/2008). Sự trực thuộc hai chiều này (theo chiều ngang và theo chiều dọc) phù hợp với tổ chức và hoạt động của UBND trong hoạt động QLHCNN ở địa phương. Đồng thời, khi cần thiết CQCM phải thực hiện hoạt động báo cáo HĐND cùng cấp đối với hoạt động quản lý về ngành, lĩnh vực ở địa phương, phối hợp với thủ trưởng các CQCM khác và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, cụ thể là trong hoạt động của mình, Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn cấp trên thì phải báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ (báo cáo Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) về tổ chức, hoạt động thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan mình; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước HĐND và UBND cùng cấp khi có yêu cầu; phối hợp với Giám đốc CQCM khác và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trên thực tế, hoạt động của CQCM thuộc UBND
thời gian trước khi tiến hành công cuộc đổi mới luôn chịu sự tác động sâu sắc và mang dấu ấn của "nền kinh tế kế hoạch hóa " hoạt động mang nặng tính hình thức, thiếu tính chủ động linh hoạt, không xác định cụ thể về vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của người đứng đầu (tổ chức và hoạt động chủ yếu theo chế độ tập thể) nên đã làm giảm sút hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, nội dung quản lý của CQCM thời kỳ này chỉ được tiến hành trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực (quản lý đơn ngành, đơn lĩnh vực) nên tính chất và hình thức hoạt động thiếu tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Đây là những yếu tố cần thiết, quan trọng trong hoạt động QLHCNN nói chung và QLHCNN cũng như hoạt động của các CQCM thuộc UBND nói riêng. Đồng thời, việc thực hiện quản lý đơn ngành, đơn lĩnh vực diễn ra trong một thời gian khá dài (từ khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đến năm 1986) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động của CQCM trì trệ, lạc hậu, không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạt động của các CQCM được đổi mới đã tạo chuyển biến tích cực, những thay đổi trong phương thức hoạt động của CQCM thuộc UBND trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội. Những đổi mới đó được tiến hành đồng bộ trong hoạt động của các CQCM thuộc UBND, trước hết là cùng với đổi mới tổ chức bộ máy nên các cơ quan này đã vận hành thống nhất, từng bước khắc phục những chồng chéo, nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian trong quá trình giải quyết công việc của công dân, tổ chức hoặc sự phối kết hợp giữa các CQCM với nhau trong thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền quản lý của mình chưa thống nhất, thiếu cụ thể.
Cùng quá trình cải cách thủ tục hành chính đòi hỏi việc đổi mới hoạt động của CQCM cho phù hợp với tình hình mới, bảo đảm hoạt động liên thông, giải quyết nhanh chóng, kịp thời những công việc trong hoạt động quản lý hành chính của các CQCM. Nhất là trước đây, một CQCM chỉ tập trung giải quyết ở một ngành, một lĩnh vực thì đến nay phải giải quyết ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau ở mỗi CQCM. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, các CQCM phải giảm bớt các loại thủ tục, giấy tờ, tài liệu không cần thiết (đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong hoạt động của các CQCM) và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý nhà nước, nên các cơ quan này đã đổi mới đáng kể các phương thức hoạt động của mình.
Một yếu tố quan trọng trong đổi mới hoạt động của CQCM đó là yếu con người, vì hoạt động của CQCM được tiến hành thông qua đội ngũ cán bộ, công chức. Với đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, đạo đức, tác phong, phẩm chất, năng lực... và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của CQCM là theo chế độ thủ trưởng đã cho phép chúng ta tiến hành đổi mới trên mọi phương diện hoạt động của CQCM. Việc xác định rõ nguyên tắc, chế độ, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ (thủ trưởng, phó thủ trưởng) cũng như mỗi công chức chuyên môn. Phân định rõ ràng hợp lý phạm vi quản lý cho mỗi cấp, mỗi bộ phận trong nội bộ CQCM, trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động quản lý điều hành của CQCM. Hoạt động của các CQCM là loại hoạt động bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nên cần thể hiện tính tập trung thống nhất, tránh tình trạng chồng lấn lên nhau hoặc sự chỉ đạo điều hành không thống nhất giữa các cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực ở trung ương với địa phương.
3.1.2.2. Thực trạng hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cũng như quá trình đổi mới hoạt động của các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, các CQCM thuộc UBND cấp huyện không chỉ được kiện toàn về tổ chức trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập, được thành lập mới hay giải thể nhằm thực hiện yêu cầu về quản lý đa ngành, đa lĩnh vực mà các cơ quan này còn được đổi mới cả về nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình CQCM thuộc UBND cấp huyện tiến hành các hoạt động tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện. Cụ thể là: CQCM trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải
cách hành chính nhà nước; Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình; giúp UBND cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn; giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, CQCM thuộc UBND cấp huyện còn thực hiện hoạt động hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của mình. CQCM thuộc UBND cấp huyện cũng tiến hành định kỳ hoặc đột xuất về công tác thông tin, báo cáo đối với những hoạt động thuộc phạm vi thẩm quyền của CQCM. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật đối với ngành, lĩnh vực công tác được phân công.
Đối với hoạt động quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, tài chính và các tài sản nhà nước. CQCM thực hiện sử dụng tiết kiệm, hợp lý, khai thác có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, có những vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của CQCM thuộc UBND cấp huyện là hiện nay chúng ta đang thực hiện thí điểm Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 ngày 28/11/2008 của Quốc hội khóa XII thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, ngày 16/01/2009 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12 về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND. Thực hiện các hai nghị quyết này, đến nay cả nước đã thí điểm không tổ chức HĐND tại 69 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1682/2011/QĐ-TTg ngày 27/9/2011 nhằm tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp huyện, quận, phường với mục đích xác định nội dung và lộ trình thí điểm không tổ chức HĐND giai đoạn 2011 - 2014 theo quy định của hai nghị quyết trên. Mục tiêu của
việc thí điểm nhằm tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước [108, tr. 72]. Việc thí điểm này không chỉ nhằm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 1992 và các VBQPPL quy định về tổ chức, hoạt động của HĐND và UBND trong bộ máy chính quyền địa phương, mà còn liên quan đến tổ chức, hoạt động của các CQCM cấp huyện, quận, xác định mối quan hệ trong cơ chế thực hiện quyền giám sát hoạt động thi hành pháp luật đối với các CQCM trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. chế độ báo cáo về hoạt động của các CQCM ở những cấp này cần xác định phù hợp để tổ chức của các CQCM được khoa học, hợp lý và hoạt động thống nhất, hiệu quả.
Nhìn chung, các CQCM thuộc UBND cấp huyện cũng được tổ chức và hoạt động theo 3 thời kỳ (từ 1945 đến năm 1962; từ năm 1962 đến năm 2003 và từ năm 2003 đến nay) cũng giống như các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, ở mỗi thời kỳ, vị trí, tính chất của CQCM được. Hiện nay, với vị trí, tính chất là CQCM thuộc UBND cấp huyện, trong hoạt động của chúng vừa chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, vừa chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của của CQCM cấp trên (của CQCM thuộc UBND cấp tỉnh).
3.2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
3.2.1. Thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân
3.2.1.1. Ưu điểm, thành tựu và nguyên nhân trong đổi mới tổ chức của
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Việc tổ chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ở nước ta hiện nay đã từng bước được sửa đổi, bổ sung và quy định cụ thể hơn, các CQCM nhìn chung đang hoạt động tương đối ổn định, phát huy được vai trò, tác dụng nhất định đối với quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương. Việc điều chỉnh này tuy chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra về tính đồng bộ, nhưng trong thực tế đã giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương ngày càng tốt