Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng - 1

2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản Luận án "Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng" là do tôi nghiên cứu, xây dựng, không có sự trùng lặp, sao chép của các bản Luận án, các công trình nghiên cứu trước đây đã từng công bố.


Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Người cam đoan


Trần Quốc Vinh

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa 1

Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng - 1

Lời cam đoan 2

Danh mục chữ viết tắt 5

Danh mục bảng biểu, hình, sơ đồ 6

Mở đầu 7

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách địa phương 13

1.1. Ngân sách địa phương - Một bộ phận cấu thành của NSNN 13

1.1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước 13

1.1.2. Ngân sách địa phương 18

1.2. Quản lý ngân sách địa phương 20

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý ngân sách địa phương 20

1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách địa phương 21

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách địa phương 28

1.3.1. Nhân tố chủ quan 28

1.3.2. Nhân tố khách quan 34

1.4. Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách địa phương đối với Việt Nam 47

Chương 2: Thực trạng quản lý Ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng 48

2.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng 49

2.1.1. Phân vùng kinh tế ở Việt Nam 49

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng 52

2.2. Thực trạng quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng 57

2.2.1. Thực trạng quản lý NSĐP các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng .. 57

4

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý NSĐP ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng 73

2.3.1. Kết quả 73

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 78

Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng 102

3.1. Định hướng đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng 103

3.1.1. Định hướng đổi mới quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 103

3.1.2. Quan điểm đổi mới ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng

bằng Sông Hồng 105

3.2. Giải pháp đổi mới quản lý Ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng 109

3.2.1. Đổi mới nhận thức của các địa phương; trách nhiệm và phương

pháp quản lý ngân sách 109

3.2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương 131

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý 134

3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát ở các cấp. 139

3.2.5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý; đồng thời ban hành các hình thức khen thưởng, xử phạt

công minh 140

3.3. Kiến nghị .............................................. .

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 142

3.3.2. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô 143

Kết luận 157

Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học công bố của tác giả 159

Danh mục tài liệu tham khảo 160

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNTB Chủ nghĩa tư bản

CNXH Chủ nghĩa xã hội

DN Doanh nghiệp

ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GDP Tổng thu nhập quốc nội

(Gross Domestic Product)

GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng Nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước

KTTĐ Kinh tế trọng điểm NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NS Ngân sách

NSĐP Ngân sách địa phương

NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NXB Nhà xuất bản

QD Quốc doanh

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTĐB Tiêu thụ đặc biệt

UBND Uỷ ban Nhân dân

VAT Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax)

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XN Xí nghiệp

XNK Xuất nhập khẩu XNQD Xí nghiệp quốc doanh

XNQDTW Xí nghiệp quốc doanh trung ương WTO Tổ chức thương mại thế giới

(World Trade Organization)

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách của Mỹ; Đức; Canađa 16

Sơ đồ 1.2: Hệ thống ngân sách của Trung quốc 16

Sơ đồ 1.3: Hệ thống ngân sách của Việt Nam 17

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách ở địa phương 91

Bảng 2.1: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1996 - 2005 56

Bảng 2.2: Tổng hợp tổng số thu ngân sách các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng từ năm 2001-2007 59

Bảng 2.3: Tổng hợp chi ngân sách các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng

(từ năm 2001 – 2007) 67

Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát chi qua KBNN các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2001- 2007 72

Bảng 2.5: Tốc độ thu NSNN cả nước và vùng Đồng bằng Sông Hồng 83

Bảng 2.6: Chỉ số chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở một số nước Châu Á và Việt Nam 93

Hình 2.1: Tỷ trọng thu NSNN của vùng ĐBSH và các tỉnh TP khác 60

Hình 2.2: Biểu đồ so sánh phát triển về thu ngân sách giai đoạn 2001 - 2007 ... 84

7

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính tập trung của Nhà nước, nhưng việc thực hiện được diễn ra tại các cơ sở kinh tế, các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ tài chính rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Điều đó cho thấy, để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch ngân sách nhà nước, quản lý NSNN và quản lý NSĐP ở mỗi cấp mỗi vùng là rất cần thiết.

Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là một trong bảy vùng kinh tế của cả nước, có lịch sử truyền thống cách mạng, văn hoá lâu đời, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh-quốc phòng; Là vùng có thế mạnh về nguồn nhân lực và khả năng nghiên cứu triển khai khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ so với các vùng khác; Có hạt nhân là vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, động lực phát triển chung và có Thủ đô Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị-hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Vùng ĐBSH là vùng kinh tế có tỷ lệ đóng góp khá lớn về GDP, thu ngân sách, giá trị kim ngạch xuất khẩu, thu hút được khá lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong những năm qua, quản lý NSĐP trên địa bàn của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực vùng ĐBSH đã có nhiều khởi sắc: phương thức và quy trình thu đã được cải tiến, số thu được tập trung tương đối nhanh và đầy đủ vào NSNN, bố trí và quản lý chi NSĐP đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

8

Tuy nhiên, quản lý NSĐP trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Nhận thức; phương thức quản lý một số khoản thu, chi còn thiếu toàn diện, thiếu chặt chẽ, thiếu các định chế phù hợp, vì vậy mục tiêu thực hiện chống thất thoát lãng phí chưa đạt được hiệu quả thiết thực, tác động tích cực của NSNN đối với nền kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm quản lý tốt hơn NSĐP các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng là rất cần thiết.

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ.

2. Mục đích nghiên cứu


Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách địa phương, các nhân tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm về quản lý ngân sách của một số nước trên thế giới.

Phân tích thực trạng quản lý NSĐP các tỉnh vùng ĐBSH, đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng ĐBSH trong thời gian đến từ nay đến 2020.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý ngân sách địa phương.


Phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả tập trung nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách địa phương ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam. Đối với thu ngân sách, do thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương của các tỉnh vùng

9

Đồng bằng Sông Hồng nên trong Luận án tác giả sẽ tập trung nghiên cứu quản lý thuế theo loại đối tượng. Đối với chi ngân sách do các địa phương không có chi trả nợ nên tác giả tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 10 năm trở lại đây (từ khi có Luật Ngân sách nhà nước).

4. Phương pháp nghiên cứu


Tác giả áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp phân kỳ so sánh nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận án.

5. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách địa phương.

Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng.

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi ngân sách nhà nước ra đời, vấn đề nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước ở những cấp độ và giác độ khác nhau, có thể nêu một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như sau:

"Thuế- công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế", sách tham khảo của PGS Quách Đức Pháp do NXB Xây dựng, Hà Nội, xuất bản năm 1999. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế; giới thiệu một số hệ thống thuế của nước ngoài để làm cơ sở tham khảo khi nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam; đề

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí