2.3.2.2 Ngày khách và tính thời vụ trong DLST ở vùng DHCNTB
a/ Ngày khách:
Qua số liệu về du lịch ở vùng DHCNTB cho thấy có sự phân bố không đồng đều ở hai khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận về thời gian thưởng ngoạn, lưu trú. Ngày khách lưu trú của du khách ở địa bàn Ninh Thuận rất thấp, thời gian lưu trú của khách quốc tế năm cao nhất chỉ đạt 2,48 ngày (năm 2010), thấp nhất đạt 1,83 ngày. Với khách nội địa cao nhất đạt 1,83 ngày, thấp nhất đạt 1,45 ngày, điều này cho thấy khách đến du lịch Ninh Thuận hầu hết là khách quá cảnh, vãng lai, chưa có mục đích thật sự chọn điểm đến chính ở nơi đây. Trong khi đó ở địa bàn Bình Thuận thì dài hơn, thời gian lưu trú đạt 3,1 ngày/ khách quốc tế và 1,92 ngày/ khách nội địa. Từ năm 2008 đến nay số ngày khách trung bình của vùng DHCNTB có tăng lên đáng kể, khách du lịch đến nghỉ dưỡng kết hợp tham quan khám phá và tham gia các trò chơi thể thao biển đã đăng ký lưu trú dài ngày hơn, nhất là khách Nga đi theo nhóm, có nhiều nhóm số ngày lưu trú trên 15 ngày. Khách DLST đến các VQG, KBTTN tại Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu khám phá, cắm trại, leo núi, đi bộ,… có thời gian lưu trú kéo dài từ 2-3 ngày/ chuyến. Ngày khách đến các điểm DLST chưa cao cho thấy việc khai thác và phát triển DLST ở địa bàn vùng DHCNTB còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống. Do đó cần nghiên cứu phát triển các dạng sản phẩm DLST gắn với các tour, điểm DLST nhằm thu hút khách nhiều hơn và kéo dài ngày lưu trú nhất là đối với khách nội địa.
b/ Tính thời vụ của hoạt động du lịch sinh thái: do tính chất thời tiết quanh năm luôn có nắng ấm, gằn với khí hậu đại dương trong lành nên thời vụ khách đến phân bố khá đều trong năm, riêng đối với khách DLQT tùy thuộc vào các kỳ nghỉ quốc tế nên mùa vụ cũng cho thấy có mùa thấp điểm và cao điểm diễn ra hằng năm. Mùa cao điểm khách DLST đến vùng DHCNTB từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 9, tháng 11, tháng 12. Đặc biệt các thời điểm rơi vào các dịp lễ, Tết, nghỉ hè… Khách DLST nội địa tập trung vào thời điểm mùa hè, giảm nhiều vào các tháng 8, 10, 11. Khách DLST quốc tế tập trung nhiều vào 2 tháng cuối năm và tháng 1, 2 và tháng 3 năm sau.
Bảng 2.9 Hệ số thời vụ du lịch sinh thái tại vùng DHCNTB
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Hệ số thời vụ DLST(*) | 1,32 | 2,0 | 1,85 | 1,04 | 1,15 | 0.99 | 0,93 | 0,86 | 1,16 | 0,97 | 1,25 | 1,03 |
Hệ số thời vụ DL chung | 1.02 | 1.75 | 1.97 | 0.86 | 1.44 | 1.18 | 0.95 | 1.05 | 1.01 | 0.99 | 0.97 | 1.26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Khu Bảo Tồn Biển –Hải Đảo (Btb) Một Dạng Tài Nguyên Dlst Độc Đáo Ở Vùng Dhcntb:
- Vị Trí Địa Lý Kinh Tế Du Lịch Của Vùng Dhcntb So Với Toàn Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:
- Các Tuyến Dlst Đang Khai Thác: Toàn Vùng Bước Đầu Hiện Đang Hình Thành Khoảng 16 Tuyến Dlst Chính, Cụ Thể Gồm:
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Và Phân Tích:
- Khách Dlst Nội Địa: (Khảo Sát Tại Địa Bàn Hai Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Sự Ghi Nhận Đánh Giá Của Khách Dlst Nội Địa Về Mức Độ Và Xếp Loại Đối Với Các Điểm Dl-Dlstđang Khai Thác Trên Địa Bàn.
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
(Nguồn : Sở VHTT-DL Ninh Thuận và Bình Thuận, Viện Nghiên cứu PTDL và tính toán của tác giả)
(*) Hệ số thời vụ tháng thứ i = lượng du khách trung bình của tháng i qua các năm/ số lượng khách trung bình của một tháng
Biểu đồ 2. 2 : Hệ số thời vụ trong hoạt động DLST vùng DHCNTB
2.3.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động phát triển DLST vùng DHCNTB:
Cùng với vị thế ngày càng phát triển vững mạnh, du lịch khẳng định xu thế trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của các Tỉnh bên cạnh các ngành có thế mạnh khác như thuỷ sản, nông lâm nghịêp,…Du lịch vùng DHCNTB đang có bước đi vững chắc thể hiện qua mức doanh thu chung như sau:
Nhìn chung doanh thu từ hoạt động du lịch của vùng có tốc độ tăng trung bình hằng năm rất cao, năm cao nhất đạt trên 51%, năm thấp nhất đạt 15,7%, bình quân tốc độ tăng về doanh thu du lịch của vùng DHCNTB trong 10 năm vừa qua là 30,91%/ năm.
Riêng doanh thu từ DLST theo ý kiến của các chuyên gia quản lý du lịch địa phương và tính toán của tác giả chiếm khoảng 25-28% trong tổng doanh thu từ hoạt động du lịch chung.
- Đối với khu vực Ninh Thuận theo thống kê trong năm 2010, nguồn thu từ hoạt động du lịch ở đây tương đối đa dạng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nguồn thu từ dịch vụ mua sắm hàng hóa của du khách (chiếm 39,44% trong tổng số), chi phí dành cho ăn uống chiếm 36,40%, chi phí thuê chỗ lưu trú chiếm 10,16%. Nhìn chung doanh thu từ du lịch trong 10 năm qua đã tăng gấp 6,08 lần và đạt tốc độ tăng trung bình hằng năm trong thời kỳ này là 22,21%.
- Đối với khu vực Bình Thuận, doanh thu du lịch qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Chi tiêu bình quân của khách DLQT năm 2010 là 945.000 đồng/người, của khách du lịch nội địa là 370.000 đồng/ người. Tuy nhiên trong tổng số thì nguồn doanh thu từ khách nội địa chiếm tỷ lệ 57,50% do số lượng động. Năm 2010 doanh thu đạt mức 2.538 tỷ đồng gấp 4,15 lần so với năm 2005. Như vậy qua thời gian 10 năm trở lại đây, tính từ 2001 đến nay, doanh thu du lịch của Bình thuận đã tăng gấp 20,65 lần. Tốc độ tăng bình quân 10 gần đây từ 2000 đến 2010 là 35,36% /năm.
So với tình hình khai thác phát triển chung về DLST của toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ thì lượng khách DLST đến vùng DHCNTB đạt khá cao, về cả số lượng và tốc độ tăng. Trong năm 2010 lượng khách DLST đến vùng DHCNTB đạt trên 835.190 người (chiếm tỷ lệ 26% trong tổng số du khách đến), tốc độ tăng bình quân chung trong 5 năm là 31,89%/năm, riêng khách DLST quốc tế tăng bình quân 33,10% và khách DLST nội địa tăng 31,79%. Các loại hình được khách DLST lựa chọn gồm: Bảng 2.10: Các loại hình DLST chủ yếu được du khách chọn lựa khi đến vùng DHCNTB
Tham quan khám phá TN | Đi bộ | Leo núi | Thể thao biển (trượt nước, dù lượn…) | Thăm bản làng dân tộc | Lặn biển khám phá | Chèo thuyền | Khám phá núi rừng HST | Cắm trại | Thăm vườn cây, HST nông |
nghiệp | ||||||||||
Khách DLST quốc tế | * | * | * | * | * | * | * | |||
Khách DLST nội địa | * | * | * | * | * | * | * | * | * |
(Nguồn: Sở VHTT-DL Bình Thuận, Ninh Thuận và tài liệu điều tra của tác giả)
Tính thời vụ về hoạt động DLST khá hợp lý, mùa cao điểm và thấp điểm không quá chênh lệch, so với các vùng khác của cả nước thì sự phân bố lượng khách tương đối đều. Tuy nhiên do việc đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ và giao thông chưa đồng bộ, phương tiện đi đến các vùng xa vẫn còn khó khăn nên hiện tại khách DLST tập trung chính ở các điểm du lịch dọc ven biển, ở vùng miền núi và trung du các tour DLST rất rời rạc, ít khách. Việc khai thác nhìn chung còn manh múm, toàn vùng thiếu sự liên kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm DLST một cách bài bản, đồng bộ, chỉ chú ý tổ chức quản lý theo địa giới hành chính tỉnh, dẫn đến sự chia cắt bất hợp lý trong khai thác, làm giảm hiệu quả khai thác hoạt động DLST trên cấp độ vùng. Những bất cập đó là có thể thấy là các tour DLST biển, DLST khám phá tự nhiên bị chia cắt cục bộ, tour du lịch nghỉ dưỡng khám phá biển được phía Ninh Thuận tổ chức chỉ đưa khách đến địa phận giáp ranh Cà Nà là kết thúc, tour còn nghèo nàn điểm đến nhưng lại dư thời gian hoạt động. Trong khi lân cận đó, vùng Vĩnh Hảo và KBT biển cù Lao Câu là những điểm DLST rất có giá trị bị bỏ qua. Tương tự, ở khu vực Bình Thuận các công ty DL cũng khai thác các tour đến Vĩnh Hảo là dừng, phần Cà Ná, Phước Dinh, đồi cát Nam Cương, đặc biệt VQG Núi Chúa là một điểm DLST đặc sắc của vùng lại không được nối tuyến cho khách được tiếp cận. Sự chia cắt này đã làm cho các tour nghỉ dưỡng biến và DLST nghèo nội dung, thời lượng ngắn và ít hấp dẫn đối với du khách.
Về tổ chức các tour DLST văn hóa cũng bị hạn chế tương tự, thay vì duy trì dòng chảy lễ hội văn hóa lịch sử gắn với các di tích bản địa Chăm Pa suốt từ Bình Thuận đến Ninh Thuận như truyền thống lịch sử văn hóa vốn có của nó. Các nhà khai thác
DLST lại cũng tổ chức theo ranh giới hành chính tỉnh, điển hình như lễ hội Chăm Katê, trước năm 1975 tết Katê được tổ chức theo định kỳ và xuyên suốt từ Phan Thiết cho đến Phan Rang, thu hút đông đảo người Chăm khắp nơi về dự. Nhưng hiện nay lễ hội Katê không còn được tổ chức liên vùng như trước, tỉnh nào cũng tổ chức độc lập, riêng lẽ không có sự gắn kết tổ chức dẫn đến tình trạng chia cắt dòng chảy sinh hoạt văn hóa theo địa giới hành chính tỉnh, làm “đứt gãy” mạch văn hóa lễ hội Chăm Pa, một di sản văn hóa phi vật thể vô giá đã làm nên sự khác biệt về giá trị tài nguyên nhân văn của vùng DHCNTB so với các vùng khác trong cả nước.
2..3.2.4 Tình hình đầu tư phát triển DLST: a/ Tình hình đầu tư phát triển du lịch chung:
Trên toàn vùng DHCNTB, tính đến 31/12/2010 đã có 449 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 70.813,1 tỷ đồng, quy mô diện tích là 9.683.9ha, cụ thể gồm:
Bảng 2.11 Tổng quan dự án đầu tư về du lịch trên vùng DHCNTB đến 31/12/2010
Toàn vùng DHCNTB | Khu vực tỉnh Ninh Thuận | Khu vực tỉnh Bình Thuận | ||
Số lượng | Tỷ lệ | |||
Tổng dự án + Dự án hoàn thành + Dự án đang triển khai Quy mô diện tích (ha) Quy mô vốn (tỷ đồng) | 449 154 295 9.683,9 70.813,1 | 100 34,30 65,70 | 73 28 45 1.294 7.225 | 376 126 250 8.389,9 63.588,1 |
(Nguồn: Sở Kế hoạch và ĐT, Sở VHTT-DL của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận)
b/ Tình hình đầu tư phát triển tài nguyên DLST: chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách thông qua ngành NN & PTNT xuống cho các VQG, KBTTN, một ít do nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
i/ Về tình hình đầu tư ở 2 VQG và các vùng sinh cảnh khác tại Ninh Thuận:
Mặc dù trên địa bàn Ninh Thuận có hai VQG có quy mô lớn (đứng hàng thứ 9 trên 30 VQG của cả nước) và có giá trị ĐDSH cao có thể khai thác cho hoạt động DLST, và còn lợi thế là vị trí của 2 VQG gần các trục đường giao thông lớn dễ khai thác để đón
khách du lịch, nhưng tình hình đầu tư cho 2 VQG trong các năm qua là chưa tương xứng, trung bình mỗi năm trên mỗi VQG chỉ được đầu tư với định mức thấp, không tương ứng với phần diện tích quản lý. Nếu tính vốn đầu tư của nhà nước cho 30 VQG của cả nước thời kỳ từ 2000- 2007 thì VQG Núi Chúa có vốn đầu tư chỉ chiếm 1,5% trên tổng số vốn đầu tư, mức vốn đầu tư cho 1 ha chỉ đạt 385.000đ/ trong 7 năm và VQG Phước Bình chỉ chiếm 0,61% trong tổng vốn đã đầu tư mức đầu tư trên 1 ha trong 7 năm là 227.110 đ (theo QĐ số 2370 QĐ/BNN-KL ngày 5/8/2008).
Bảng 2.12: Thực trạng đầu tư tại các VQG trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001-2010
Năm 2001 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2009 | Năm 2010 | |
VQG Núi Chúa | 1.280,6 | 1.472,77 | 1.468,63 | 2.024,88 | 2.011,1 | 2.087,5 | 2.571 |
VQG Phước Bình | 0 | 1.003 | 1.989 | 1.990 | 2.899 | 2.180 | 2.639 |
TỔNG CỌNG | 1.280,6 | 2.475,77 | 3.457,63 | 4.014,88 | 4.910,1 | 4.267.5 | 5.210 |
(Nguồn : BQL VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình, Sở NNPTNT Ninh Thuận, Cục Kiểm Lâm-Bộ NNPTNT )
Theo số liệu thống kê của 2 VQG Núi Chúa và VQG Phước Bình thì tốc độ đầu tư bằng vốn ngân sách trung bình hàng năm trong 9 năm qua: VQG Núi Chúa là 8,05%, VQG Phước Bình là 14,82%, Tính chung cho cả hai VQG trên địa bàn Ninh Thuận tốc độ tăng đầu tư hằng năm là 16,87%. Trong đó vồn đầu tư cho các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các chương trình có nội dung gắn với việc phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ từ 14-20%, có năm không được đầu tư. (xem chi tiết ở phụ lục)
Trong kế hoạch đầu tư phát triển tài nguyên tại các VQG tại Ninh Thuận dự kiến từ 2009-2012 các mức đầu tư sẽ được quan tâm nâng lên với mức khoảng 2-3 lần (xem chi tiết ở phụ lục )
Các nguồn dự kiến đầu tư ở các VQG trong các năm tới ở bảng trên cho thấy chủ yếu vốn chi cho sự nghiệp hoạt động lâm nghiệp, các khoản mục đầu tư nhằm phát triển và bảo tồn tài nguyên cũng như phát triển đa dạng sinh học còn rất hạn chế.
ii/ Về tình hình đầu tư phát triển DLST tại Bình Thuận:
Trên địa bàn Tỉnh hiện có hai khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia là KBTTN Núi Ông (Tánh Linh) và khu BTTN núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam) cùng với hai khu bảo tồn Biển (KBTB) là KBTB cù lao Câu và KBTB đảo Phú Quý. Tuy nhiên chỉ có hai KBTTN trên đất liền là được Chính phủ phê duyệt chính thức và được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hằng năm còn các KBTB thì vẫn chưa có đầu tư gì đáng kể. Tình hình đầu tư cho phát triển tại các điểm DLST các năm qua như sau:
Bảng 2.13 : Tình hình đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên tại Bình Thuận
thời kỳ 2001-2009
Đơn vị tính : triệu đồng
Điểm đầu tư | Năm 2001 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2009 | Năm 2010 | |
1 | Khu BTTN Núi Ông | 572,61 | 804,22 | 1.076 | 1.399 | 3.493 | 3.252,2 | 3.076,5 |
2 | Khu BTTN Núi Tà Kou | 441,5 | 1.119,48 | 500,48 | 775 | 2294,761 | 2.118,8 | 1.958,0 |
TỔNG CỌNG | 1.014,11 | 1.923,70 | 1.576,48 | 2.174,00 | 5.787,76 | 5.371,0 | 5.034.5 |
(Nguồn : Sở NN&PTNT Bình Thuận, Ban QL KBTTN núi Ông, BQL KBTTN núi Tà Kou )
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Bình Thuận còn thấp, trong thời kỳ từ 2001-2009 tỉnh Bình Thuận đã đầu tư tổng số vốn là 20,523 tỷ đồng cho hai khu BTTN trên địa bàn Tỉnh, nhưng các khoản chi này chủ yếu tập trung vào các khoản chi sự nghiệp hoạt động của các đơn vị bảo vệ rừng là chính, nguồn vốn theo các chương trình bảo tồn ĐDSH, các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển các nguồn tài nguyên DLST còn rất hạn chế chỉ chiếm 18,84% trong tổng vốn đã chi qua các năm (xem chi tiết ở phụ lục)
Qua số liệu trên về các chương trình đầu tư ở các KBTTB vào các năm tới, cho thấy ở Bình Thuận nội dung đầu tư có chú trọng hơn đến hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh thái, đáng chú ý là đã quan tâm đầu tư nội dung xã hội kết hợp với phát triển kinh tế và cộng đồng.
2.4 Kết quả khảo sát khách du lịch và DLST về các nội dung liên quan đến hoạt động DLST ở vùng DHCNTB
a/ Giới thiệu chung: Mặc dù trên địa bàn vùng DHCNTB (hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận) đã có tài liệu điều tra năm 2005 của Tổng cục Thống kê, và của Cục Thống kê
Bình Thuận năm 2007 nhưng đây chỉ là cuộc điều tra chủ yếu về chi tiêu và lựa chọn điểm đến của du khách theo nội dung hoạt động của hình thức du lịch đại chúng (Mass tourism) và các cuộc điều tra chỉ diễn ra ở Bình Thuận, do đó không sử dụng được cho việc đánh giá sâu về loại hình DLST cho cả hai tỉnh . Mục đích của cuộc khảo sát mà tác giả luận án tiến hành là để thu thập thông tin chuyên sâu hơn về DLST, có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu hơn những cảm nhận và đánh giá của du khách đối với địa bàn Bình Thuận-Ninh Thuận nhất là trong lĩnh vực DLST làm cơ sở giúp tác giả phân tích đánh giá hiện trạng của du lịch-DLST ở các địa phương một cách sát thực, đồng thời nắm rõ hơn về yếu tố « cầu » là đối tượng du khách và có cơ sở đề xuất các giải giải pháp thuộc yếu tố « cung » được hợp lý hơn.
b/ Phương pháp khảo sát và tiếp cận:
- Tham gia khảo sát: tác giả chủ trì cùng với nhóm cộng tác viên là những nhà quản lý du lịch ở địa phương, các sinh viên khoa QTKD và ngoại ngữ ở trường Cao Đẳng sư phạm Ninh Thuận, trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận đã tiến hành khảo sát khách du lịch trong và ngoài nước trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thời gian từ 2008-2009, kéo dài 6 tuần chia làm hai đợt (Phan Rang: 1,5 tuần, Phan Thiết: 4,5 tuần), phân bố theo mùa cao điểm và thấp điểm.
- Mô tả nội dung khảo sát:
Đối với khách DL nội địa: phiếu khảo sát gồm 25 câu hỏi theo chủ đề được chia thành 74 câu hỏi nhỏ theo thang đo các loại về mức độ đánh giá (xem chi tiết ở phụ lục) chia làm 3 phần chính :
Phần 1: từ câu 1-6, các câu hỏi đề cập về tổng quan chuyến đi, hình thức tổ chức, số người tham gia, số lần đến, những dự định, mong muốn ban đầu trước lúc đi
Phần 2: từ câu 7- 13, các câu hỏi tập trung hỏi về mục đích chuyến đi, những hiểu biết về DLST của khách, gồm thông tin để biết đến điểm du lịch, phương tiện đến và sự lựa chọn cơ sở lưu trú, những yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn điểm đến vùng DHCNTB