1.9 Những bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển DLST có thể vận dụng cho Việt Nam nói chung và vùng DHCNTB nói riêng:
Từ những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, đầu tư và đào tạo ngưồn nhân lực cho phát triển DLST ở các nước có trình độ phát triển cao về DLST như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines…Nếu chỉ xem xét đến yếu tố tài nguyên DLST thì vùng DHCNTB có thể nói là không thua kém, thậm chí nhiều loại có thể vượt trội. Tuy nhiên thực trạng phát triển DLST ở nước ta nói chung và vùng DHCNTB nói riêng cho thấy còn có khoảng cách khá xa so với các nước nói trên, như vậy mấu chốt tồn tại sự khác biệt này là gì? Kinh nghiệm, để phát triển có hiệu quả DLST, các nước đó đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu như sau:
Chính phủ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… đều rất chú trọng đến phát triển DLST, coi phát triển du lịch đại chúng nói chung và DLST nói riêng là một quốc sách nên đã tập trung nhiều nguồn lực để ưu tiên đầu tư cho DLST cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.
Về công tác quản lý, các nước nói trên đều vận dụng một cách có hiệu quả mô hình quản lý: nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích (Win - Win Model). Trong đó cộng đồng sở tại được xem là thành tố cơ bản tham gia với nhiều vai trò, từ việc xây dựng thể chế phù hợp với địa phương, giám sát thực hiện đến phân phối lợi nhuận theo một mục tiêu cơ bản là bảo tồn những giá trị cảnh quan, nhân văn và môi trường cho sự phát triển bền vững gắn liền với lợi ích kinh tế xã hội của các bên tham gia.
Chính quyền ở các vùng, miền thuộc các nước như Philippines, Malaysia, và Indonesia đưa mối quan tâm hàng đầu về việc duy trì và bảo vệ môi trường, cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát huy văn hóa bản địa, xem đây là những thách thức to lớn cần có những chiến lược phù hợp để giải quyết. Bên cạnh đó việc duy trì và phát triển đa dạng sinh học trên tầm quốc gia cũng được đẩy mạnh, cùng với việc đầu tư mở rộng các hệ thống khu bảo tồn quốc gia như là một giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên DLST đã tạo tiền đề cho hoạt động DLST phát triển đồng bộ và rộng khắp.
Các nước như Philippines, Tháilan, Indonesia và Malaysia sẵn sàng hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế về du lịch và sinh thái- môi trường như UNWTO, WTTC, TIES, UNDP, PATA, WWF, IUCN thông qua các dự án hợp tác tài trợ quốc tế để chuyển giao những kinh nghiệm về hoạch định chính sách, tổ chức đào tạo cũng như áp dụng các mô hình tổ chức thành công về quản lý khai thác DLST ở các địa phương.
Các Bộ ngành hữu quan ở các nước như Thái Lan, Malaysia và Philippine đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch ở các địa phương để tổ chức và quản lý toàn diện về du lịch, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt có chất lượng cao; các hoạt động điều hành mang tính đồng bộ, giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Ngành du lịch tại các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines đều có kế hoạch định hướng ưu tiên cho phát triển DLST một cách tập trung, biết chọn lọc có trọng điểm các loại hình DLST phù hợp cho các vùng miền theo từng nội dung tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Mặt khác các nước nói trên còn chú trọng việc đẩy mạnh việc quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài.
Ngành du lịch của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều chú trọng xem xét vấn đề quy hoạch phát triển các khu DLST được đặt trong quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển DLST quốc gia một cách nhất quán với tầm nhìn dài hạn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hạn chế sự chồng chéo và thiếu nhất quán ở các cấp quản lý giúp cho môi trường hoạt động minh bạch, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội.
Tóm lại, phát triển DLST là một xu hướng tiến bộ của các quốc gia trong việc định hướng và thực hiện con đường phát triển du lịch bền vững. Trong bối cảnh hiện nay các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển đều đưa ngành du lịch vào vị trí then chốt trong nền kinh tế của mình, vai trò của DLST càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Phát triển DLST trong bối cảnh
toàn cầu hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tri thức. Các quốc gia đẩy mạnh phát triển DLST để giải quyết mâu thuẫn đang diễn ra khá gay gắt giữa hoạt động của ngành du lịch đại chúng với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển DLST được xem là một hình thức kinh doanh mang tính tích cực và đạo đức để tiến đến một nền thương mại công bằng và có trách nhiệm với thế hệ mai sau. Cũng với loại hình du lịch này sẽ mang đến cho chúng ta những sản phẩm “xanh – sạch – hàm lượng công nghệ cao và mang tính nhân văn sâu sắc”; bảo đảm lợi ích cho mọi tầng lớp cư dân trong xã hội. Đặc biệt là đối với người dân vùng xa xôi, chịu nhiều thiệt thòi có điều kiện tiếp cận với kiến thức và ngành nghề mới, tăng thu nhập cải thiện đời sống. DLST đang được xem là một hình thức xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển.
Như vậy, để phát triển DLST một cách vững chắc và hiệu quả, trên cơ sở phát huy thế mạnh về tài nguyên DLST vốn có của vùng DHCNTB, cần phải có chiến lược đồng bộ nhằm khai thác các nguồn tài nguyên quý giá và độc đáo ở đây thành những sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn du khách. Việc quan trọng nhất hiện nay là phải tổ chức hoạch định nhằm tạo ra những sản phẩm DLST độc đáo để đáp ứng nhu cầu của du khách và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động DLST của VN nói chung, vùng DHCNTB nói riêng với các nước trong khu vực.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DUYÊN HẢI CỰC NAM TRUNG BỘ
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của vùng DHCNTB:
2.1.1 Tổng quan về địa lý kinh tế:
Theo tài liệu phân vùng địa lý tự nhiên của Việt Nam (Lê Bá Thảo, Địa lý tự nhiên VN và Wikipedia) thì hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trước đây cón có tên là tỉnh Thuận Hải) nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, thuộc tiểu vùng duyên hải cực Nam Trung bộ (DHCNTB), có tổng diện tích tự nhiên là 1.143.150 ha. Toàn bộ lãnh thổ của vùng hầu như nằm trọn bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam với giới hạn tọa độ địa lý như sau:
Vĩ độ Bắc : từ 11o3’ 56’’ đến 11o18’ 14’’
Kinh độ Đông: từ 107o23’30’’ đến 109o14’ 25’’
Vùng DHCNTB rất đa dạng về thành phần thổ nhưỡng, sự phân dị sắc nét về nền nhiệt ẩm, đặc biệt khí hậu khô hạn của khu vực từ Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái (Ninh Thuận) đến Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân (Bình Thuận), địa hình đa dạng vừa có núi cao, vừa có trung du, đồng bằng ven biển đã dẫn đến sự hình thành đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch mà những nơi khác không có được.
Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của vùng DHCNTB đã tạo ra sự phong phú, đa dạng với tính pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra đây còn là dãi đất đã từng là nơi đóng đô và phát triển cực thịnh qua nhiều thế kỷ của vương quốc Champa – Padunranga với nhiều di sản văn hóa độc đáo còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên du lịch và DLST đặc sắc của vùng DHCNTB, đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững của vùng trong tương lai.
Bảng 2.1 : Đơn vị hành chính cơ sở của hai tỉnh thuộc
vùng duyên hải cực Nam Trung bộ (đến 7/2010)
Tỉnh | Thành phố thuộc tỉnh | Quận | Thị xã | Huyện | Phường | Thị trấn | Xã | |
1 | Ninh Thuận | 1 | - | 5 | 12 | 3 | 47 | |
2 | Bình Thuận | 1 | - | 1 | 8 | 19 | 11 | 97 |
Tổng số | 2 | - | 1 | 13 | 31 | 14 | 144 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Dlst Bền Vững Ở Vùng Bờ Biển-Hải Đảo:
- Dlst Dựa Vào Cộng Đồng Góp Phần Phát Triển Bền Vững:
- Kinh Nghiệm Của Maylaysia: Phát Triển Loại Hình Dlst Văn Hóa Gắn Kết Với Du Lịch Cộng Đồng – Homestay.
- Hệ Thống Khu Bảo Tồn Biển –Hải Đảo (Btb) Một Dạng Tài Nguyên Dlst Độc Đáo Ở Vùng Dhcntb:
- Vị Trí Địa Lý Kinh Tế Du Lịch Của Vùng Dhcntb So Với Toàn Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:
- Các Tuyến Dlst Đang Khai Thác: Toàn Vùng Bước Đầu Hiện Đang Hình Thành Khoảng 16 Tuyến Dlst Chính, Cụ Thể Gồm:
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
(Nguồn: Cục Thống kê Ninh Thuận và Bình Thuận)
Địa bàn vùng DHCNTB kinh tế phát triển chủ yếu dọc các huyện vùng đồng bằng ven biển, tập trung ở hai thành phố Phan Thiết và Phan Rang–Tháp Chàm. Đây cũng là hai tỉnh lỵ của hai Tỉnh.
Về cơ cấu diện tích đất đang sử dụng, toàn vùng có 344,6 ngàn ha đất nông nghiệp (30,7%), 551,4 ngàn ha diện tích đất lâm nghiệp (49,27%); 28,4 ngàn ha đất chuyên dùng và 9,3 ngàn ha đất ở. (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất đai vùng Duyên hải cực Nam Trung bộ đến (1/12/2010)
Tỉnh | Tổng Diện tích Tự nhiên (nghìn ha) | Trong đó | ||||
Đất SX Nông nghiệp | Đất Lâm nghiệp | Đất Chuyên dùng | Đất ở | |||
1 | Ninh Thuận Tỷ lệ | 336 100 | 60,4 18,0 | 157,3 46,8 | 11,2 3,3 | 2,3 0,7 |
2 | BìnhThuận Tỷ lệ | 783,047 100 | 284,2 36,3 | 394,1 50,3 | 17,2 2,2 | 7,0 0,9 |
Tổng cọng Vùng DHCNTB | 1.119,047 100 | 344,6 30,79 | 551,4 49,27 | 28,4 2,53 | 9,3 0,8 |
(Nguồn : Cục Thống kê Ninh Thuận và Bình Thuận )
2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của vùng:
Về tình hình kinh tế - xã hội, DHCNTB là vùng phát triển còn chậm và không đồng đều giữa các khu vực. Về dân số với mật độ toàn vùng là 154 người/km2 đạt mức trung bình so với các tiểu vùng duyên hải khác. Về kinh tế, quy mô phát triển có sự chênh lệch khá lớn giữa Bình Thuận và Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận có lợi thế hơn về tài
nguyên đất đai và vị trí địa lý nên đã có bước phát triển vượt trội. Một số chỉ tiêu kinh tế chính giữa Bình Thuận và Ninh Thuận có thể thấy như sau:
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của vùng DHCNTB năm 2009
Toàn vùng DHCNTB | Trong đó | ||
Ninh Thuận | Bình Thuận | ||
- Dân số trung bình (1.000 người) - Mật độ dân số (người/km2) - Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) - Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) - Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) - Tốc độ tăng GDP (%) - Bình quân GDP/người (USD) | 1.725 154 1.386 122 2.875,77 12 | 568 169 290 28 337,770 8,9 278 | 1.157 149 1.096 93 2.538 14,1 966 |
(Nguồn : Cục Thống kê, Sở Du lịch,và UBND hai tỉnh NinhThuận và Bình Thuận )
Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về kinh tế tổng hợp so với các vùng khác chưa cao, tuy nhiên với lợi thế về du lịch đã được xác định là các tỉnh có nhiều tiềm năng về DL, DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý, gắn với những bước khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm trở thành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của vùng.
2.2 Tiềm năng phát triển DLST vùng DHCNTB:
2.2.1 Tài nguyên DLST tự nhiên của vùng:
Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của vùng DHCNTB đã tạo ra sự phong phú, đa dạng vốn có cùng với tác động có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền
Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc của vùng DHCNTB.
2.2.1.1 Các hệ sinh thái điển hình ở vùng DHCNTB:
Theo tài liệu điều tra cơ bản của Đại học Quốc gia - Hà Nội, thuộc chương trình 52E, thì các hệ sinh thái chính của vùng DHCNTB hiện hữu gồm có:
- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ HST rừng kín thường xanh - á nhiệt đới phát triển trên núi cao trung bình có mùa đông lạnh ẩm.
+ HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên núi cao trung bình có mùa đông mát ẩm
+ HST rừng kín thường xanh nhiệt đới phát triển trên núi thấp có mùa khô nóng:
+ HST rừng thưa cây họ dầu rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng đồi gò và thung lũng
+ HST rừng kín nửa rụng lá về mùa khô phát triển trên vùng gò đồi và thung lũng
+ HST rừng kín thường xanh nhiệt đới nớng ẩm phát triển trên vùng thấp
+ HST rừng savan ven biển gió mùa - khô hạn (HST savan)
Trong các HST rừng á nhiệt đới nêu trên, các HST rừng kín và thưa giáp Lâm Đồng đang được các công ty du lịch lữ hành tại TPHCM bước đầu đưa vào khai thác theo loại hình DLST khám phá rừng kết hợp với tham quan hồ nước, thác nước. Riêng HST rừng Savan ven biển được khai thác khá sớm ở các khu vực Mũi Né, Hàm Tiến và Hòa Thắng dưới dạng các tour DLST tham quan đồi cát bay, trượt cát, khám phá rừng Savan…
- Nhóm HST đất ngập nước (HST thủy vực):
Có thể kể các HST đặc trưng thuộc nhóm này như sau:
HST ngập mặn ven biển; HST rừng ngập mặn cửa sông ven biển, bãi lầy kết hợp với phân bố các cồn cát; HST đầm phá ven biển; HST hồ nước; HST các kiểu thực vật trên vùng trũng và đồng bằng ngập nước; Hệ sinh thái san hô; HST biển; HST các đảo nhỏ độc lập; HST vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ chung quanh.
HST biển đảo ở vùng DHCNTB quan trọng nhất phải kể đến là khu vực đảo Phú Quý và đảo Cù Lao Câu, đây là hai khu vực được Bộ Nông nghiệpvà PTNT chọn xây dựng thành hai khu bảo tồn biển lớn của quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng duyên hải cực Nam Trung bộ hiện khu vực Cù lao Câu đã được khai thác dưới loại hình DLST lặn–khám phá san hô, cá ở rạn đá, rất được du khách quốc tế ưa chuộng.
- Nhóm HST vùng cát ven biển: tổng diện tích nhóm đất cát ven biển ở DHCNTB khoảng 117.854 ha chiếm 10,31 % diện tích tự nhiên toàn vùng [12,41].
HST vùng cát ven biển là một trong những đặc trưng nhất ở vùng DHCNTB, những đồi cát bán hoang mạc với nhiều đồi cát di động như những “ tiểu sa mạc Trung Đông thu nhỏ” gắn liền với hệ sinh thái độc đáo bao quanh là HST savan cây bụi cùng với các hồ nước ngọt tự nhiên nên hiện là một nội dung tham quan đang được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm ưa chuộng. HST cát ven biển gồm: HST đất cồn cát trắng vàng ven biển; HST nhóm đất cát biển; HST đất cát đỏ ven biển, riêng nhóm cát đỏ ven biển có lịch sử phát triển và tuổi hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng và hầu như chỉ có ở khu vực DHCNTB. Với màu sắc đỏ tươi, lại biến đổi hình dạng trong ngày nên những cồn cát đỏ di động hiện là dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của Bình Thuận và Ninh Thuận đang có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Nhóm HST nông nghiệp (còn gọi là hệ địa-sinh thái nông nghiệp):
Nhóm HST nông nghiệp được chia ra làm ba phân hệ: phân hệ đồng ruộng (hay phân hệ trồng trọt tập trung), phân hệ vườn nông thôn (hay phân hệ quần cư nông thôn) và phân hệ sông suối hồ ao đầm (hay phân hệ thủy vực).
Qua quá trình phát triển, ngày nay HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất lấ các vùng nông nghiệp nhiệt đới. Ở vùng DHCNTB, đặc biệt các vùng nông thôn, các vùng chuyên canh nông nghiệp như vùng Ninh Phước, Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận), vùng Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh-Tánh Linh (Bình Thuận), DLST kiểu