Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Du Lịch Và Tài Nguyên Du Lịch


7. Cấu trúc của đề tài

A. Phần mở đầu

B. Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịchtài nguyên du lịch

Chương 2: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch

C. Phần kết luận

-Tài liệu tham khảo

- Phần phụ lục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH‌

Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch - 3


1.1. Khái niệm về du lịch‌

Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi, còn “tourist” là người dạo chơi. Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người.

Khái niệm về du lịch luôn được tranh luận trong suốt hơn 8 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch năm 1925 tại Hà Lan. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã cơ bản thống nhất, tất cá các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.

Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.

Hunziker,1951 đã định nghĩa rằng “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và những mối liên hệ phát sinh từ chuyến đi khỏi nơi thường trú và không liên quan gì với các hoạt động kiếm sống”.

Trong một số tài liệu gần đây nhất, có người quan niệm rằng du lịch gồm 3 nội dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách ra làm đôi. Theo I.I. Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Cách sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên Thứ hai: Dạng chuyển cư đặc biệt

Thứ ba: Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân


Du lịch không chỉ bao gồm các hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa.

Tóm lại, theo I.I. Pirôgiơnic, 1985 khái niệm du lịch có thể được xác định như

sau:

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự

di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999) định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2. Tài nguyên du lịch‌

1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch‌

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa và cơ cấu, khối lượng, nhu cầu của du lịch.

Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi – du lịch.

Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào du lịch.

Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm hai bộ phận hợp thành: tự nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa – lịch sử của hoạt động du lịch).


Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa - xã hội. Nó cũng là một phạm trù động, vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy, khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới.

Từ những điều trình bày trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.2.1. Quan niệm

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Theo điều 13 trong Luật Du lịch Việt nam (44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005) thì: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.2.2.2. Đặc điểm

- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.

- Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi tham quan nhiều đối tượng tài nguyên.


- Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn.

- Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.

- Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên

- Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng

- Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn đến khách du lịch: thông tin, tiếp xúc, nhận thức và đánh giá.

1.2.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

- Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc

- Các lễ hội

- Các làng nghề truyền thống

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

- Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác

* Các di tích lịch sử, văn hoá

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 quy định:

“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá - xã hội”.


“Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công trình cổ nổi tiếng”.

Do đó: Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá.

Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

- Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành:

+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.

+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.

+ Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.

Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh.

+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc.

+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.

- Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới: 7 kỳ quan thế giới (Kim tự tháp Ai Cập; Vườn treo Babilon; Tượng khổng lồ Heliôt - trên đảo Rôt; Lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; Đền thờ Actemic ở Ephedơ; Tượng thần Dớt ở Olempia và Ngọn hải đăng Alexandria).


Ở Việt Nam, tính đến năm 2012, có 05 di sản văn hoá vật thể được công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế (1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Phố cổ Hội An (1999), Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011). Có 02 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (1994) và Động Phong Nha-Kẻ Bàng (2003). Ngoài ra, các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại Việt nam, gồm có: Nhã nhạc Cung Đình Huế (2003), Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan (2011).

* Các lễ hội

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội

Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn vinh, hạnh phúc.

Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát… Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân.

Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.

* Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống

- Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động


- Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người

- Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề thủ công truyền thống chính: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… Mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo như nghề chạm khắc đá, đúc đồng, kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc), gốm, mộc, dệt thiêu ren truyền thống, sơn mài và điêu khắc, khảm trai, khảm xà cừ.

* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch ở Châu Âu. Các đất nước Italia, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kĩ năng độc đáo. Các món ăn dân tộc độc sắc với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng.

* Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng du lịch văn hoá - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023