Hiện Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Bình Dương


Sức hấp dẫn lâu dài của con người đang sống và làm việc tại bất kì cộng đồng nào là nhân tố tiền đề có tính quyết định trong việc lựa chọn các biện pháp để phát triển khách du lịch.

Sức hấp dẫn lâu dài lâu dài của người dân địa phương trước tác động của du lịch thế giới là câu hỏi cấp bách cho các quốc gia đang phát triển. Khi khoảng cách lợi ích giữa người dân địa phương và du lịch trở nên quá rõ ràng, cộng đồng địa phương có thể tảy chay hoạt động du lịch và quấy rối du khách của họ. Điều này cũng xảy ra ở các trung tâm du lịch thế giới như Rome, nơi du lịch là mục tiêu chủ yếu của các vụ cướp. Câu trả lời cho sự phát triển lâu dài là phải có kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.

Du lịch thế giới có xu hướng phục vụ khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ 5 sao. Các khách sạn 5 sao dựa vào tiền của quốc tế, vì vậy mang lại lợi ít nhỏ cho cộng đồng địa phương. Trái ngược với việc kinh doanh du lịch xa xỉ là những cuộc phiêu lưu của tầng lớp thanh niên với ba lô và túi ngủ. Họ không mang lại nhiều tiền và những quan điểm hỗn xược của họ có thể gây sốc đối với cộng đồng địa phương. Tầng lớp giữa của du lịch bao gồm nhiều quốc gia cần được khuyến khích. Các khách sạn bình dân, kích thước nhỏ có thể phục vụ cho nhiều nhóm nhỏ, những người hiểu rất rõ văn hóa địa phương. Những khách sạn như thế này có thể được bỏ vốn và điều hành bởi người dân địa phương vì lợi ích của họ. Chính phủ nên khuyến khích những sáng kiến như thế này.

Các chương trình giáo dục nên giúp đỡ và mời các du khách tham dự để họ quan tâm và hiểu về lối sống bản địa, văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Chính sách cho du khách nên tính toán đến các nhân tố này.

Việc tạo ra những chuyến tham quan hứng thú và hấp dẫn được thực hiện bởi sự hiểu biết về quan điểm và sự hứng thú của từng loại du khách, không phải niềm tự hào về tài nguyên, và điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lí các khu di sản – những người thường nghĩ về tài nguyên đầu tiên. Chuyên môn trong du lịch, quản lý du khách và việc giới thiệu, quảng cáo sẽ có ích.


Tất cả các khu di sản trên thế giới đều có nhiều câu chuyện quan trọng kể về lịch sử của chúng, cách chúng được xây dựng hay phá hủy, những người đã sống ở đó, các hoạt động đặc trưng ở đó và những điều đã xảy ra. Ngày nay, các khu di sản cần phải chọn ra câu chuyện có khả năng hấp dẫn nhất để có thể thu hút mọi loại du khách đến tham quan. Các mục tiêu giới thiệu địa điểm di sản cần được xác định và thống nhất kĩ càng trước khi bắt đầu thực hiện và nên xem xét lại dưới gốc độ kinh nghiệm và sự thay đổi của xu hướng hiện đại.

Phương pháp giới thiệu được phải được lựa chọn để có hiệu quả như nhau đối với tất cả mọi loại khách tham quan và không làm tổn hại đến diện mạo và môi trường xung quanh của địa điểm di sản. Chẳng hạn dụng cụ tạo hiệu ứng âm thanh và ánh sáng có thể gây hại cho các bức tường cổ xưa, hay toàn bộ hệ thống trong suốt thời gian ban ngày. Phương tiện có thể được sử dụng cho việc giới thiệu bao gồm:

- Những hướng dẫn viên du lịch, giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

- Các thông báo, bảng chỉ dẫn, các dự án, các tờ rơi, sách hướng dẫn, các loại sách lưu niệm, các loại sách tham khảo

- Có thể sử dụng một số ngôn ngữ thông thường khác nếu cần thiết, chữ viết phải đủ lớn để dễ đọc.

- Các bảo tàng, các cuộc triển lãm, các mô hình, các mẫu vật liệu công trình, các bản sao của vật dụng nghệ thuật, các bức tranh hoặc các đồng xu.

- Các tranh tầm sâu, các trụ phát thanh, các băng quảng cáo di động.

- Các bộ phim, tivi, video, băng/màn chiếu, các vở kịch, âm nhạc, âm thanh và ánh sáng, ánh sáng nhấn mạnh các nét đặc trưng.

Khi sử dụng phương tiện rất dễ có những sai sót. Quan điểm quan trọng hàng đầu là ý định truyền thông tin gì và đến ai. Những phương pháp giới thiệu nghe nhìn phải thật sự chất lượng và độ dài thong thường tối đa từ 12-15 phút là có thể chấp nhận được. “Âm thanh ánh sáng” sẽ nhiều hơn nhưng bản gốc cần phải gây ấn


tượng sâu sắc và có tính lịch sử chính xác. Điều này sẽ có ích đối với một vài địa điểm di sản có mối quan hệ mật thiết với nhau khi các chi phí quá cao.

Con người sẽ hiểu hơn về câu chuyện của địa điểm di sản nếu họ có thể nói chuyện với những diễn viên đóng các vai lịch sử, xem hay thậm chí tham gia vào các sự kiện tái hiện lớn, nghe các bài hát trữ tình hay nhìn thấy “âm thanh ánh sáng” với những diễn viên thực thụ. Những diễn viên cần có khả năng quảng cáo có duyên và gây ấn tượng mạnh. Việc biểu diễn phải thích hợp với từng nhóm khán giả đặc trưng. Trong đó những thông tin sai không được phép đưa vào.

Việc thiết kế các công trình mới, các địa điểm và hệ thống giao thông vận tải nên hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động có hại đến du lịch. Việc kiểm soát ô nhiễm nên được tính toán trong tất cả các thành phần của cơ sở hạ tầng. Nếu có thể, các công trình xây dựng nhân tạo nên tránh liên quan đến những điểm du lịch có phong cảnh đẹp.

Một vấn đề bất cập về văn hóa lại xuất hiện là sự tương phản giữa các dịch vụ 5 sao quốc tế với nền văn hóa địa phương đang cố gắng tồn tại một cách yếu ớt và cần được bảo vệ. Có một vài khách sạn quốc tế có kiểu kiến trúc được thiết kế gần với văn hóa bản xứ, được quản lý phù hợp với địa phương, nhưng những điều này rất hiếm. Các dự án vận tải hiện đại chỉ dành cho động cơ mô tô sẽ phá hủy một cách không thể tưởng tượng đến các khu vực lịch sử và xâm phạm đến cảnh quan tự nhiên.

Tất cả những điều nói trên nên được lên kế hoạch cẩn thận với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư về thiên nhiên. Các tuyến đường xa lộ thường xâm phạm nhiều hơn đường sắt và có thể giảm thiểu phạm vi tác động đến cảnh quan bằng việc thay đổi chiều rộng và thiết kế như giảm bớt việc xây dựng các cầu, cầu cạn xuyên qua chúng, nếu được thiết kế tốt có thể mang lại những kết quả rất ấn tượng.

Ở các quốc gia đang phát triển, bò, trâu, lừa, ngựa, lạc đà và voi vẫn đóng một vai trò quan trọng và gần gũi nhiều với người dân địa phương hơn các phương tiện hiện đại.


Để quản lý tốt nên xác định rõ mức độ phát triển có thể chấp nhận được của du lịch và kiểm soát sự cung cấp để duy trì mức độ phát triển đó.

Kế hoạch quản lý địa điểm di sản nên thực hiện được các tiêu phục vụ du khách. Các mục tiêu phải được thảo luận bởi chính phủ, chính quyền địa phương, ban quản lý du lịch phải đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn. Chúng có thể bao gồm nỗ lực để gia tăng doanh thu từ việc bán vé cổng; nỗ lực để gia tăng lợi ích của việc kinh doanh du lịch; việc giảm thiểu khách du lịch để giảm thiểu sự gây hại cho di sản, sự không hài lòng của du khách và sự quá tải; việc giảm thiểu khách du lịch vào những lúc cao điểm hoặc thay đổi thành phần khách du lịch.

Sự phân biệt các nhóm khách du lịch rất có ích. Trong kế hoạch quản lí di sản và du khách có thể có những mục tiêu khác nhau cho những nhóm khách khác nhau như nhóm khách du lịch suốt kì nghỉ, nhóm khách trong ngày đến từ các thành phố, nhóm khách học sinh, nhóm khách hội nghị, và các chuyên gia du lịch.


Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BÌNH DƯƠNG‌


2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương‌

2.1.1. Điều kiện tự nhiên‌

Vị trí địa lý: tỉnh Bình Dương thuộc vùng Ðông Nam Bộ, nằm ở toạ độ địa lý 10o69' -11o,30' vĩ độ Bắc, 106o6'- 107o kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.749 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.695,54 km2, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Ðông giáp tỉnh Ðồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Các đường giao thông quan trọng như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh.

Thủy văn: Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn gồm có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn. Hiện tại, các sông đang được khai thác để dùng cho thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng. Các con sông này cùng với nguồn nước ngầm tạo nên nguồn nuớc dồi dào đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho các nhu cầu sản xuất khác và dân sinh.

Ðịa hình: tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên nên địa hình chủ yếu là dạng đồi núi trung bình, thấp, tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình từ 2 - 5 độ, nền đất cao từ 20 - 25 m so với mặt biển.

Khí hậu: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm, không có mùa đông lạnh với lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 - 1.650 mm, mưa nhiều từ tháng 4 cho đến tháng 11; từ tháng 1 đến 3 ít mưa, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27o C; số giờ nắng trong năm từ 2.500 - 2.700 giờ; độ ẩm trung bình là 79 - 80%. Hàng năm có 8 tháng nhiệt độ trung bình 25o C.

29



2 1 2 Tài nguyên nhiên nhiên‌ Tài nguyên đất diện tích đất tự nhiên toàn 1


2.1.2. Tài nguyên nhiên nhiên‌

Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ 12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất đai Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển giao thông đô thị.

Tài nguyên rừng: Bình Dương có 13 nghìn ha rừng, trong đó có gần 10 nghìn ha rừng tự nhiên, 3.430 ha rừng trồng. Rừng Bình Dương có vai trò quan trọng về phòng hộ và ổn định về môi trường sinh thái. Đây là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh không phong phú, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Tập trung ở phía nam tỉnh là cao lanh, trữ lượng 256 triệu tấn, được khai thác làm gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp. Ở Bến Cát, Tân Uyên có sét gạch ngói, trữ lượng khoảng 629 triệu m3. Đá xây dựng tập trung ở Tân Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng 220 triệu m3, cát xây dựng tập trung ở sông Sài Gòn, cù lao Bình Chánh, cù lao Rùa và sông Thị Tính, trữ lượng khoảng 25 triệu m3.

2.1.3. Dân số‌

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số của Bình Dương là

1.481.550 người. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: trong 10 năm từ 1999 - 2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2011 thì dân số Bình Dương là 1.691.413 người và mật độ dân số là 628 người/km².

Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.

2.1.4. Kinh tế‌

Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai. Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón


các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập.

Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh nhằm tăng thu hút đầu tư.

Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15 - 16%, công nghiệp và xây dựng 43 - 44%, dịch vụ 40 - 41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001 - 2005), thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023