Khái Niệm, Phân Loại Và Vai Trò Của Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá


+ Ba cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo phường.

+ Hai cuộc phỏng vấn hộ kinh doanh nhỏ.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần khẳng định giá trị văn hóa nổi bật qua các khu di tích lịch sử - văn hóa Quận 8, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp hoạt động du lịch định hướng sản phẩm du lịch mới tại Quận 8; đồng thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong quận nhằm hoạch định những chủ trương, giải pháp bảo tồn phù hợp.

Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa nhằm khai thác hiệu quả và bền vững gắn với phát triển kinh tế quận.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

Chương 2. Thực trạng di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch Quận 8, Tp. HCM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Chương 3. Giải pháp khai thác di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch Quận 8, Tp. HCM


Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 3

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH


1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch

Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, du lịch nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.

Cách tiếp cận thường được dùng nhất là nhấn mạnh đến nhu cầu hưởng thụ, giải trí của con người. Với cách tiếp cận này, du lịch được định nghĩa là một hoạt động giải trí của con người. Theo đó, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật [21: tr.5]. Khái niệm này tuy chỉ ra được khía cạnh giải trí của du lịch, nhưng chưa làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong nó như: “tích cực”, và “ngoài nơi cư trú”. Tích cực theo tác giả là trái ngược với tiêu cực [23]. Tuy nhiên việc xác định hình thức nghỉ dưỡng, tham quan nào là tích cực còn phụ thuộc vào văn hoá và quy định pháp luật của địa điểm du lịch. Chẳng hạn như việc tham quan các “khu đèn đỏ ở Thái Lan” được xem là “tích cực” vì nó phù hợp với quy định của pháp luật Thái Lan; trong khi đó, ở Việt Nam loại hình này được xem là không tích cực. Thêm nữa, khái niệm “nơi cư trú” cũng chưa được rõ ràng về mặt ngữ nghĩa. Nơi cư trú được hiểu dưới góc độ ngôn ngữ học là nơi sinh sống, nhưng nếu hiểu dưới góc độ luật pháp lại là đăng ký thường trú. Nơi đăng ký thường trú được xét ở phạm vi xã, quận hay tỉnh. Trên thực tế, người ở xã này hoàn toàn có thể thực hiện


hoạt động du lịch sang xã khác, hoặc từ quận này sang quận khác trong cùng một quận, một tỉnh.

Theo Luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Luật Di sản văn hóa: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Tránh được hạn chế của hai khái niệm vừa nêu, tác giả Michael Coltman (dẫn theo [21]) đã tiếp cận khái niệm du lịch từ sự tương tác giữa các chủ thể có liên quan trong hoạt động du lịch. Theo đó, “du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” [35: tr.6]. Với khái niệm này, du lịch là sự tham gia tương tác của khách du lịch,

nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương. Bốn chủ thể này vận động xoay quanh các giá trị do tự nhiên, lịch sử, văn hoá, và xã hội mang lại để tạo thành những hoạt động liên hoàn, gọi là du lịch [31]. Như vậy khách du lịch không nhất thiết phải luôn luôn là người ngoài


nơi cư trú. Khách du lịch là bất kì ai đến địa điểm du lịch để thưởng thức và vui chơi. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở khái niệm này là không bao gồm một nội dung quan trọng trong du lịch đó là điểm du lịch.

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa điểm du lịch, khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

Theo khái niệm này du lịch chỉ được hình thành khi có năm yếu tố: điểm du lịch, khách du lịch, nhà kinh doanh, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương.

Ưu điểm của khái niệm này là chỉ ra được một cách cụ thể các yếu tố quan trọng không thể thiếu của du lịch, từ đó tạo ra khung phân tích trong phát triển du lịch, đóng góp tích cực vào chính sách phát triển du lịch của địa phương và của cả nước.

1.1.2. Phân loại du lịch

Có nhiều cách phân loại du lịch tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau, theo tác giả Ngô Thị Diệu An [21: tr.28-32] có 8 tiêu chí phân loại: căn cứ vào phạm vi lãnh thổ; mục đích của chuyến đi; loại hình cư trú; thời gian của chuyến đi; hình thức tổ chức; lứa tuổi du khách; phương tiện giao thông sử dụng; và tiêu chí cuối cùng là phương thức hợp đồng.

Theo phạm vi lãnh thổ có du lịch trong nước và du lịch ngoài nước.

Theo mục đích chuyến đi có du lịch thiên nhiên; du lịch văn hoá; du lịch xã hội; du lịch giải trí; du lịch dân tộc; du lịch chuyên đề; du lịch thể thao; du lịch tôn giáo và du lịch sức khoẻ.

Theo tiêu chí loại hình du lịch có du lịch ở trong khách sạn; du lịch trong motel; du lịch ở trong nhà trọ; du lịch nhà người dân; và du lịch cắm trại.


Theo thời gian của chuyến đi có du lịch ngắn ngày, và du lịch dài ngày. Theo hình thức tổ chức có du lịch theo đoàn, và du lịch cá nhân.

Theo tiêu chí lứa tuổi du khách có du lịch của những người cao tuổi; du lịch của những người trung niên; du lịch của những người thanh niên và du lịch của những người thiếu niên và trẻ em.

Theo căn cứ phương tiện giao thông có, du lịch bằng mô tô - xe đạp; du lịch bằng tàu hỏa; du lịch bằng tàu thuỷ; du lịch bằng xe hơi; và du lịch bằng máy bay.

Theo căn cứ phương thức hợp đồng có chương trình du lịch trọn gói, và chương trình du lịch từng phần.

Thực chất cách phân loại du lịch là giúp hiểu bản chất của từng loại du lịch để vận dụng vào từng bối cảnh cụ thể, với mục đích phát triển du lịch, phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi được sử dụng phổ biến nhất. Với cách phân loại này, các chủ thể kinh doanh du lịch và nhà nước có định hướng xây dựng và phát triển từng mảng rõ ràng, cụ thể và phù hợp hơn. Chẳng hạn như, với du lịch thiên nhiên, nhà nước có kế hoạch quy hoạch, thu hút đầu tư khác với du lịch văn hoá. Đồng thời, cách phân loại này cũng phù hợp với đề tài của luận văn. Di tích lịch sử văn hoá ở Quận 8 là sản phẩm nổi bật trong hoạt động du lịch.

1.1.3. Vai trò của du lịch

Du lịch giữ vai trò quan trọng. Nó không những có đóng góp về kinh tế mà còn đóng góp về văn hoá và xã hội [21: tr.32-40].

Về kinh tế, du lịch mang lại ngoại tệ cho đất nước thông qua thu hút khách du lịch nước ngoài đến tham quan và tiêu dùng ở Việt Nam. Du lịch là một trong những hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Vai trò này thể hiện ở chỗ, người nước ngoài vào Việt Nam mua sắm các mặt hàng nội địa và vận chuyển sang nước của họ để tiêu dùng. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong


việc thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, chẳng hạn như các ngành sản xuất hàng hoá, sản phẩm và các làng nghề truyền thống. Du lịch có vai trò kích thích đầu tư. Thông qua hoạt động du lịch, các nhà đầu tư vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư để đầu tư vào Việt Nam. Quan trọng hơn, du lịch tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở những địa phương có hoạt động du lịch.

Về mặt văn hoá - xã hội, du lịch thúc đẩy giữ gìn và phát huy tiềm năng của tài nguyên du lịch, để đóng góp vào nguồn thu của địa phương. Du lịch còn tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới; là cách Việt Nam giới thiệu văn hoá, truyền thống và lịch sử với bạn bè trên năm châu.

1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của di tích lịch sử - văn hoá

1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá

Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá xuất hiện lần đầu tiên trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam tại Pháp lệnh Di tích lịch sử năm 1984. Theo đó, di tích lịch sử-văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật, giá trị văn hóa hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội.

Tiếp đó, khái niệm di tích lịch sử - văn hoá được Luật di sản văn hóa năm 2002 tiếp cận dưới khía cạnh là một thành tố của phạm trù di sản văn hoá, “Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” [16].

So sánh với khái niệm về di tích lịch sử, văn hoá được đề cập trong Pháp lệnh di tích lịch sử năm 1984 [27] thì khái niệm di tích lịch sử, văn hoá được xác định trong Luật di sản văn hoá mang tính bao quát, đầy đủ hơn. Khái


niệm di tích lịch sử, văn hoá được quy định khái quát và đầy đủ hơn trong Luật di sản văn hoá. Di tích lịch sử, văn hoá không chỉ là những công trình xây dựng, địa điểm mà còn bao gồm các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của công trình, địa điểm đó.

Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây [16]:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;

- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử;

- Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng nhũng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

1.2.2. Phân loại di tích lịch sử - văn hoá

Luật Di sản văn hoá năm 2002 [15] lựa chọn tầm quan trọng của di tích lịch sử - văn hoá để phân loại di tích lịch sử - văn hoá. Theo đó, di tích lịch sử

- văn hoá được chia thành 3 loại: di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; và di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.


Cách phân loại này phù hợp đối với thẩm quyền hoạt động quản lý nhà nước, cụ thể là phân cấp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hoá.

Theo cách phân loại về nội hàm của di tích lịch sử - văn hoá, có di tích khảo cổ, di tích lịch sử, và di tích văn hoá nghệ thuật [33]. Di tích khảo cổ là “những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá thuộc về thời kì lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự trong lịch sử cổ đại” [22: tr.10]. Di tích lịch sử bao gồm di tích ghi dấu về dân tộc học; di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước và địa phương; di tích ghi dấu chiến công xếp loại; di tích ghi dấu những kỉ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; di tích ghi dấu tội ác và phong kiến [22: tr. 10-11]. Di tích văn hoá nghệ thuật là di tích gắn với công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng những giá trị văn hoá, xã hội, văn hoá tinh thần [22: tr.11].

Cách phân loại này phù hợp trong việc bảo tồn và tôn tạo các khi di tích lịch sử - văn hoá.

1.2.3. Vai trò của di tích lịch sử - văn hoá

Khái niệm về di tích lịch sử - văn hoá ở trên cho thấy di tích lịch sử - văn hoá có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hoá, khoa học và kinh tế.

Trước hết, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò lịch sử. Di tích lịch sử - văn hoá là kết quả của quá trình đấu tranh, xây dựng và sản xuất của một địa phương, dân tộc. Di tích lịch sử - văn hoá chứa đựng những tư liệu lịch sử của địa phương và đất nước.

Thứ hai, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò văn hoá. Bên cạnh giá trị về lịch sử, di tích lịch sử - văn hoá hàm chứa trong đó các trầm tích văn hoá của dân tộc, vùng miền. Nhờ đó mà thế hệ hiện tại giải mã và hiểu được sâu sắc văn hoá của những thời kì trong lịch sử. Giá trị văn hoá của di tích lịch sử -

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí