Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 13


khai thác các di tích lịch sử - văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch. Theo đó, trong thời gian tới, Quận 8 và Tp. HCM cần hướng tới 14 giải pháp. Những giải pháp này bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng như khía cạnh lãnh đạo, quản lý, tổ chức bộ máy và nhân sự của Đảng và Nhà nước; phát huy vai trò của người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với các doanh nghiệp du lịch để xây dựng những tour du lịch độc đáo và hiệu quả. Các giải pháp này đều xoay quanh khung lý thuyết được xây dựng gồm bốn yếu tố ở chương 1.


PHẦN KẾT LUẬN


Với bề dày truyền thống yêu nước, Việt Nam sở hữu nhiều di tích vật thể và phi vật thể độc đáo. Có những di tích mang tầm nhân loại. Phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá là tiền đề và mục đích bảo vệ và phát huy những giá trị vốn có của di tích lịch sử - văn hoá.

Quận 8 thuộc thành phố sôi động nhất của cả nước là Tp. HCM có những di tích lịch sử - văn hoá có giá trị. Tuy nhiên những di tích lịch sử - văn hoá này chưa được Uỷ ban nhân dân Quận 8 và Ủy ban nhân dân Tp. HCM đầu tư, khai thác một cách đúng mức. Đặc biệt là chưa tìm ra được hướng đi cho các sản phẩm du lịch đặc biệt này. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa như mong đợi. Một số di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn chưa gắn kết với các sản phẩm du lịch khác. Thậm chí một vài di tích bị người dân xâm phạm, lấn chiếm.

Chính vì vậy cần nghiên cứu cách thức hợp lý để khai thác một cách hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá này. Theo đó, đề tài xây dựng khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch. Khung lý thuyết này hướng đến bốn yếu tố cơ bản. Yết tố thứ nhất là sản phẩm và điểm đến du lịch. Yếu tố thứ hai là doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Yếu tố thứ ba là cộng đồng dân cư. Yếu tố thứ tư là chính quyền địa phương.

Đồng thời luận văn còn nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Hội An, và của nước Nhật để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Quận 8.

Hiện tại Quận 8 có gần 10 di tích lịch sử - văn hoá được quản lý và đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên hoạt động khai thác còn nhiều khó khăn và hạn chế. Cụ thể như: thực trạng các di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8 bị xâm hại và xuống cấp; sản phẩm du lịch bổ trợ chưa thu hút được du khách; tình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


hình an ninh trật tự chưa tốt; đường giao thông nhỏ, đông, và thường xuyên kẹt xe; chưa có những khu ẩm thực tiêu biểu; người dân chưa sống được bằng du lịch.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 13

Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

- Chính phủ có một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận còn hạn chế; đặc biệt, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch chưa có chuyên môn sâu về lĩnh vực này và chưa được tập huấn theo qui định, còn mang tính chất kiêm nhiệm nên công tác tham mưu chưa đảm bảo tiến độ thời gian như mong muốn.

- Các doanh nghiệp chưa thiết kế được những tour du lịch hấp dẫn để thu hút du khách đến với các di tích lịch sử - văn hoá Quận 8.

- Tp. HCM chưa được phân quyền để có những chính sách đặc thù trong phát triển du lịch. Chẳng hạn như vì chưa có những chính sách phù hợp nên chưa hạn chế, xoá bỏ được tình trạng cướp giật du khách nước ngoài do chưa có cơ chế riêng để thành lập cảnh sách du lịch như Thái Lan đang làm rất hiệu quả.

- Kinh phí đầu tư chưa thoả đáng để bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử trên địa bàn.

- Chưa có được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về di tích để phục vụ cho việc trùng tu, bảo tồn.

- Vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt trong việc khai thác các di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch.

Để khắc phục tình trạng trên, phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Quận 8, cần thực hiện một cách đồng bộ và hiệu


quả các giải pháp sau:

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử

- văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị di tích lịch sử -văn hoá trên địa bàn Quận 8. Công tác tuyên truyền hướng tới đối tượng chính là người dân. Chính quyền cũng cần phát huy vai trò của truyền thông trong công tác này.

Phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội một cách chặt chẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá của Quận 8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và văn hoá, có tính tới thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về quản lý nhà nước về du lịch ở Quận 8. Đầu tư kỹ thuật, ngân sách và chuyên gia để tôn tạo, tu bổ và sửa chữa di tích lịch sử - văn hoá. Xây dựng và phát triển hệ thống ẩm thực tại Tp. HCM và tại Quận 8. Xây dựng cộng đồng dân cư có lối sống lành mạnh để gián tiếp phát triển du lịch. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch cho Quận 8. Cần có chiến lược xây dựng các sản phẩm du lịch cho từng đối tượng du khách như du lịch khám phá, nghỉ hè, trú đông, nghỉ dưỡng, homestay, v.v. Đảm bảo an ninh cho khách du lịch. Đẩy mạnh xã hội hoá trong quảng bá du lịch. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Gắn trách nhiệm bảo vệ với phát triển du lịch.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Đảng bộ Quận 8 (2014) Lịch sử truyền thống Đảng Bộ và nhân dân Quận 8 (1930-2010), Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. HCM.

2. Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003), Phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng, từ ngày 29/9 đến 17/10/2003, Paris.

3. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội.

4. Di tích lịch sử - văn hóa ở Tp. HCM (2006) của Phạm Hữu Mỹ và Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM năm 2006.

5. Doãn Minh Khôi (2010), "Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị", Di sản văn hóa, 2(31), tr.102-103.

6. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội.

8. Địa danh văn hóa Quận 8 (1993), Nhà xuất bản trẻ Tp.HCM

9. Đỗ Long (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (chủ biên) (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nhà xuất bản Thanh Niên, Tp. HCM.

11. Kỳ Duyên, Đức Bốn (2012), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà nội.

12. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2014), Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


13. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quận 8 (2010), .

14. Luật di sản văn hóa năm (2010), sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Luật di sản văn hóa năm (2002), Luật Di sản, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

16. Luật du lịch (2015), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

17. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Lương Hồng Quang, Lê Thị Hiền, Phạm Bích Huyền, Nguyễn Lâm Tuấn Anh (2010), Giáo trình Chính sách Văn hóa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khóa XI (2012), Nghị Quyết, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

21. Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thi Oanh Kiều (2014), Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2014.

22. Ngô Thị Hằng (2013), Khai thác hiệu quả di tích và lễ hội đền Nghè phục vụ hoạt đông du lịch, Luận văn số VHL501.

23. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2004), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. HCM.

25. Nguyễn Thị Minh Lý (2010), "Bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể - Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn", Di sản văn hóa, 1(30), tr.42-45.


26. Nguyễn Lan Hương (2013), Du lịch Tp. HCM: Nguồn lực và thực trạng phát triển, Tạp chí Khoa học Xã hội, Số 5(177).

27. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

28. Pháp lệnh di tich lịch sử - văn hoá Việt Nam (1984), Pháp lệnh, Nhà xuất bản Tổng hợp 2001, Tp. HCM.

29. Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí (5 tập, tái bản lần 2), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

30. Tổng cục du lịch Việt Nam (2010), Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

31. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Tp. HCM.

33. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

34. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

35. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

36. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn hoá trong du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), Bảo tồn di tích lịch sử -văn hoá, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Ủy ban nhân dân Quận 8 (2016) Báo cáo tình hình thực hiện Luật Du

lịch.


39. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI (2013), Văn Kiện, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

40. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 (1998), Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Thống Kê.

42. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.


Tài liệu Internet

44.http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te/657- kinh-nghiem-cua-nhat-ban-trong-van-de-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-de- phat-trien-du-lich-va-nghien-cuu-ap-dung-cho-viet-nam.html [Assessed 1.3.16].

45.http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=5011:y-thc-cng-ng-va-s-tham-gia-chia-khoa-cho-s-phat-trin-du-lch- trong-qua-trinh-toan-cu-hoa&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003 [Assessed 14.2.16].

46.http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article &id. =5034:du-lch-bn-vng-hay-m-thc-du-lch-thc-trng-a-gii-phap-cho-vit- nam&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003 [Assessed 12.5.16].

47. vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=328 [Assessed 04.1.16].

48. http://huc.edu.vn/vi/spct/id172/KHAI-THAC-CAC-GIA-TRI-CUA- VAN-HOA-AM-THUC-DE-THU-HUT-KHACH-DU-LICH-QUOC-TE/ [Assessed 13.4.16].

49.http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=362&c=61 [Assessed 21.2.16].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023